5.1 Kết luận
1. Huyện Duy Tiên có vị trí địa lý thuận lợi, đất đai màu mỡ, cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, phân bố đều, chất lượng tốt tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nền kinh tế tồn diện cơng nghiệp, nơng nghiệp và dịch vụ. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 13765,80 ha trong đó phần lớn là đất nông nghiệp. Tồn huyện có 3 loại hình sử dụng đất chính là LUT chyên lúa; Lúa - màu và Chuyên rau màu với nhiều kiểu sử dụng đất phân bố trên 3 vùng.
2. Kết quả nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Duy Tiên cho thấy:
+ Về hiệu quả kinh tế: bình quân GTSX đất trồng trọt là 75,03 triệu đồng, GTGT/ha là 50,056 triệu đồng.
+ LUT cho hiệu quả kinh tế cao nhất là LUT lúa - màu, trong đó GTSX đạt 88,585 triệu đồng cao gấp 1,74 lần LUT chuyên lúa và 1,03 lần LUT lúa - màu.
+ Trên cùng đơn vị diện tích, vùng 2 cho hiệu quả kinh tế cao nhất. GTSX/ha đạt 79,704 triệu đồng gấp 1,15 lần vùng 3 và 1,04 lần vùng 1.
+ LUT điển hình cho hiệu quả kinh tế cao và thu hút nhiều lao động như LUT chuyên rau màu, LUT lúa - màu.
+ Việc sử dụng phân bón đối với các cây trồng của nơng dân còn nhiều bất cập, mất cân đối so với tiêu chuẩn cho phép.
3. Định hướng phát triển nông nghiệp đến năm 2020 được xây dựng với cây trồng chủ lực là rau màu đồng thời xây dựng các vùng sản xuất tập trung và giữ ổn định diện tích trồng lúa đảm bảo an tồn lương thực. Kết quả góp phần nâng tổng GTSX ngành trồng trọt lên 1655,96 tỉ đồng, GTGT/công lao động tăng thêm 10,78 nghìn đồng. Đồng thời giải quyết việc làm mỗi năm tăng thêm 2030 lao động trực tiếp tham gia sản xuất và thu hút
thêm một lực lượng lao động lớn phục vụ gián tiếp cho sản xuất nông nghiệp.
4. Để thực hiện tốt định hướng đã nêu trên cần phải thực hiện một số giải pháp chủ yếu về: thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; nguồn lực và khoa học cơng nghệ; hệ thống chính sách tác động đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và các giải pháp khác.
5.2 Đề nghị
- Nếu được nghiên cứu tiếp, có thể phân tích xử lý chi tiết, cụ thể hơn tác động của vấn đề sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích sinh trưởng đến mơi trường đất nước, khơng khí và chất lượng nơng sản. Từ đó sẽ có những kết luận chuẩn xác hơn về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.