Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu 26544 (Trang 98 - 102)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3.3 Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

việc làm mỗi năm tăng thêm 2030 lao động trực tiếp tham gia sản xuất. Khi sản xuất hàng hoá phát triển, ngành dịch vụ trong nông nghiệp được mở rộng và thu hút một lực lượng lao động lớn tham gia gián tiếp vào sản xuất nông nghiệp. Như vậy việc tạo ra nhiều việc làm cho người lao động góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao mức thu nhập và mức sống cho người dân. Nâng cao năng suất lao động xã hội, nâng cao hiệu quả kinh tế trên 1 ha đất, góp phần tăng tổng giá trị sản lượng nơng nghiệp từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

4.3.3 Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp nghiệp

Từ thực trạng sản xuất trên địa bàn huyện cũng như các địa phương khác trong tỉnh Hà Nam và trên cả nước, sản xuất nơng nghiệp vẫn mang tính tự phát ở quy mơ nhỏ. Xu hướng phát triển nông nghiệp trong thời gian tới là phát triển nơng nghiệp bền vững theo hướng sản xuất hàng hóa. Chính vì vậy,

Nhà nước đề ra chương trình liên kết 4 nhà: nhà quản lý, nhà khoa học, nhà nông và nhà doanh nghiệp nhằm tạo ra mối liên kết mật thiết nhằm giúp nông dân tạo ra các sản phẩm nông nghiệp đảm bảo cả chất và lượng, để phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Hơn nữa, chương trình này cịn thúc đẩy việc sản xuất và tiêu thụ nông sản thông qua các hợp đồng kinh tế, cam kết tiêu thụ hàng hóa nơng sản giữa nơng dân và doanh nghiệp.

4.3.3.1Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm nơng nghiệp

Khó khăn lớn nhất đặt ra với người dân chính là nơng sản hàng hóa sản xuất ra tiêu thụ ở đâu? Khi mà sản xuất nông nghiệp đang dần chuyển sang sản xuất hàng hóa. Xét trong điều kiện của Duy Tiên, là vùng có nhiều thuận lợi. Để xây dựng được hệ thống thị trường tiêu thụ ổn, theo chúng tôi cần:

- Quy hoạch vùng sản xuất tập trung;

- Hình thành các tổ chức tiêu thụ trong nông thôn theo nguyên tắc tự nguyện;

- Phát triển các hộ nơng dân làm dịch vụ tiêu thụ hàng hóa nơng sản; - Hình thành các trung tâm thương mại ở khu trung tâm xã, thị trấn (đặc biệt, hoàn thành chợ đầu mối nông sản) tạo ra môi trường giao lưu hàng hóa thuận lợi tập trung.

- Khuyến khích phát triển sản xuất theo diện ký kết hợp đồng qua hợp tác xã. Việc tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng là giải pháp cơ bản để đưa sản xuất nơng nghiệp hàng hóa của nước ta đi đúng theo quỹ đạo của nền kinh tế thị trường, vừa đảm bảo được lợi ích của nơng dân, vừa hạn chế được rủi ro.

4.3.3.2 Giải pháp về nguồn lực và khoa học - công nghệ

Sản xuất hàng hóa địi hỏi khơng ngừng nâng cao trình độ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng như thông tin kinh tế - xã hội. Tiếp tục đẩy mạnh thâm canh với việc đầu tư thêm các yếu tố đầu vào một

cách hợp lý, đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng và kỹ thuật sử dụng đầu vào là vấn đề cần thiết. Để nâng cao trình độ sản xuất của người dân thì việc mở các lớp khuyến nông, buổi tập huấn khoa học kỹ thuật là rất quan trọng mà huyện Duy Tiên đang tiến hành ở hầu hết các xã.

Xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa người dân với các nhà khoa học. Thông qua mối quan hệ này, người dân được tiếp cận nhanh nhất với các tiến bộ kỹ thuật mới như: giống mới, công thức canh tác,… để nâng cao hiệu quả sản xuất. Vấn đề hiện nay mà các nhà khoa học cần quan tâm là nghiên cứu ra các giống chống chụi sâu bệnh, thời tiết khí hậu để có cơ cấu thời vụ hợp lý nhằm năng cao hiệu quả của các cây trồng. Đưa những giống cây trồng mới có năng suất đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu. Đặc biệt đưa nhưng kỹ thuật mới vào sản xuất để nâng cao chất lượng nơng sản, vì có nâng cao chất lượng nơng sản mới nâng cao giá trị cây trồng mở rộng thị trường hướng ra xuất khẩu.

4.3.3.3 Hồn thiện hệ thống chính sách tác động đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Huyện cần có chính sách phát triển các hợp tác xã dịch vụ tự nguyên tại các điểm sản xuất; tạo cơ hội đưa sản xuất nông nghiệp theo các hợp đồng ký kết; nhằm tạo ra thị trường ổn định, tránh rủi ro.

Để phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, vấn đề quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa là nhu cầu bức xúc hiện nay mà huyện cần quan tâm. Vùng sản xuất hàng hóa tập trung có thể xây dưới dạng: vùng chuyên canh, vùng đa canh hoặc kết hợp chuyên canh một loại cây trồng chủ lực với đa canh nhiều loại cây trồng khác. Các địa phương trên cơ sở đặc điểm kinh tế, đất đai mà xây dựng vùng sản xuất hàng hóa cho phù hợp với tình hình thực tiễn, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Để thực hiện được và khắc phục hạn chế của quá trình

chuyển đổi cần nhanh chóng thực hiện việc dồn điền đổi thửa. Để sản xuất hàng hoá phát triển bền vững cần có giải quyết đồng bộ các vấn đề: thị trường, cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật. Từng bước xây dựng thương hiệu cho từng loại sản phẩm.

Ngồi ra, cần hồn thiện chính sách đất đai, tổ chức lại việc sử dụng đất của nhân dân. Xây dựng các chính sách khuyến khích phát triển nơng nghiệp: hỗ trợ vốn, kỹ thuật cho nông dân…

4.3.3.4 Một số giải pháp khác

- Phát triển hệ thống luân canh tiến bộ chính là việc xác định tốt các hệ thống phụ gồm hệ thống giống cây trồng, phân bón, hệ thống các biện pháp khác như thời vụ, chăm sóc, phịng trừ sâu bệnh… điều đó có quan hệ chặt chễ với đầu tư thâm canh và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Các nội dung cụ thể là: Tăng cường sử dụng giống cây mới, tăng cường bón phân hợp lý, cân đối và phịng trừ sâu bệnh đúng cách, đúng quy trình…

- Xây dựng hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp như thủy lợi, giao thông… Thủy lợi là biện pháp hàng đầu ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất và nâng cao hiệu quả các loại hình sử dụng đất. Hướng chủ yếu của huyện Duy Tiên là cứng hóa hệ thống mương tưới tiêu đảm bảo việc cung cấp nhu cầu nước cho sản xuất. Bên cạnh đó, nhanh chóng mở rộng, tu bổ hệ thống giao thông (đặc biệt giao thông nội đồng) đáp ứng nhu cầu vận chuyển nơng sản hàng hóa và vật tư nơng nghiệp.

- Tăng cường nguồn vốn đầu tư cho phát triển nơng nghiệp hàng hố với việc: đa dạng hố các hình thức vay vốn, cải tiến thủ tục cho vay, có chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất.

Một phần của tài liệu 26544 (Trang 98 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)