Dựa trên các cơ sở lý luận đã phân tích phía trên, bảng khảo sát chính thức (đính kèm tại Phụ lục 3) gồm 4 phần chính:
- Phần giới thiệu: Ở phần này cần nghiêm cứu nêu lên mục đích, ý nghĩa gì và đưa ra lời mời đối với các khách thể khảo sát tham gia cuộc khảo sát. Với bảng khảo sát online phần này sẽ có 1 câu hỏi để sàng lọc qua đối tượng sống ở Hà Nội hay thành phố khác.
- Phần I: Phần này sẽ đưa ra các câu hỏi liên quan đến thực trạng việc học ngoại ngữ của con em khách thể nghiên cứu tại các trung tâm ngoại ngữ trên địa bàn Hà Nội.
- Phần II: Phần này cần đưa ra các chuỗi nhận định liên quan đến các nhân tố, các biến độc lập để khách thể nghiên cứu có thể đưa ra mức độ đồng ý. Trong phần này sẽ lấy theo thang đo Likertfvới 5 cấp độ để đo các yếu tố (1= rất khôngfđồng ý, 2= khôngfđồng ý, 3= trung lập, 4= đồngfý, 5= rất đồngfý).
- Phần III: Phần này cần đưa ra câu hỏi liên quan đến quyết định lựa chọn của các bậc phụ huynh. Trong phần này sẽ dùng thang đo Likert 5 cấp độ để đo hành vi của phụ huynh.
- Phần IV: Trong phần này sẽ đưa ra một số biến liên quan đến biến kiểm
soát: biến cá nhân để thấy mức độ ảnh hưởng của các nhóm khách thể khác nhau có hành vi khác nhau như thế nào. Và phần này cũng là phần đưa ra các câu hỏi liên quan đến thông tin cá nhân.
Trong bảng hỏi sẽ sử dụng dạng câu hỏi đóng 2.2.3. Nghiên cứu định lượng
2.2.3.1. Nghiên cứu định lượng sơ bộ
Nghiên cứu được thưc hiện với số lượng phần tử ít và được lấy theo cách thuận tiện (20 khách hàng). Mục đích của việc nghiên cứu sơ bộ này là để chuẩn hóa và chỉnh sửa các câu hỏi sao cho dễ hiểu, thuận tiện cho người được hỏi. Sau khi thực hiện thì cơ bản bố cục nội dung cũng đã được chấp nhận và chỉ cần điều chỉnh về cách diễn đạt của một số câu hỏi để người được phỏng vấn không hiểu sai nội dung câu hỏi.
2.2.3.2. Nghiên cứu định lượng chính thức
Sau khi tiến hành nghiên cứu định tính mô hình nghiên cứu và thang đo các biến trong mô hình cũng đã được lựa chọn và thiết lập. Sau đó đã được kiểm tra lại thang đo bằng cuộc nghiên cứu sơ bộ nhỏ. Về cơ bản nghiên cứu định lượng chính thức được thực hiện đối với nhóm khách thể nghiên cứu đã được xác định từ trước.
22 2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu
2.3.1.1. Thông tin cần thu thập
Thông tin thứ cấp: là các thông tin định tính được thu thập qua các báo cáo, bài báo, bài viết hay từ các công trình nghiên cứu thời gian trước đó về số lượng, yếu tố gây ảnh hưởng, tác động đến chất lượng của TTNN, xu hướng phát triển của các TTNN, yếu tố tác động đến quyết định chọn TTNN, các mô hình liên quan đến hành vi lựa chọn hợp lý,….
Thông tin sơ cấp: Khảo sát các ý kiến của họ của các khách thể nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định chọn TTNN của họ, đánh giá mức độ tác động của các yếu tố.
2.3.1.2. Phương pháp thu thập
Thông tin thứ cấp được thu thập thông qua công cụ tìm kiếm, qua các báo, và các công trình nghiên cứu khoa học và luận án thạc sĩ, tiến sĩ.
Thông tin sơ cấp được lấy từ việc khảo sát bảng hỏi. Bảng hỏi được thu thập thông qua việc khảo sát online và qua các buổi phỏng vấn trực tiếp. 2.3.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp
2.3.2.1. Thời gian tiến hành thu thập dữ liệu
Kháo sát được tiến hành từ ngày 16/4/2019 đến 3/5/2019 2.3.2.2. Địa điểm thu thập dữ liệu
Offline: Khảo sát thực hiện qua việc phỏng vấn nhóm đối tượng tại các địa
điểm đông dân cư: Khu tập thể, khu trường học tại Hà Nội.
Online: Bảng khảo sát được thiết kế online và được chia sẻ thông qua mạng xã hội: Facebook, Zalo.
2.3.2.3. Các công việc hiện trường
Công việc hiện trường được thực hiện:
- Với khảo sát Offline: Chào hỏi, giới thiệu, hướng dẫn, theo dõi quá trình trả lời của người được khảo sát, cảm ơn, tặng quà.
- Với khảo sát Online: Tìm các trang, group mà nhóm khách thể nghiên cứu tham gia, viết content thu hút, gửi quà cho những đối tượng đã làm khảo sát. Đồng thời sử dụng mối quan hệ để nhờ các giáo viên share bài viết vào các nhóm kín để tiếp cận đến các bậc phụ huynh.
2.3.3. Phân tích và xử lí dữ liệu sơ cấp
Sau khi việc thu thập dữ liệu sơ cấp hoàn thành, bắt đầu loại bỏ các phiếu điều tra không đạt yêu cầu, mã hóa các phiếu khảo sát về dạng số và tiến hành nhập liệu. Các phiếu điều tra không đạt yêu cầu là các phiếu trả lời ở các câu hỏi cho thấy người khảo sát không phải khách thể nghiên cứu, ngoài ra các phiếu khảo sát có cùng một đáp án, không trả lời hết các câu hỏi, hoặc các phiếu thiếu sự logic giữa mỗi câu hỏi,trả lời.
Các phân tích thực hiện hoàn toàn trên SPSS 22. Cụ thể:
- Các biến thực trạng và nhân khẩu được mô tả qua các bảng tần suất, thống kê mô tả mẫu và có thể được thể hiện dưới dạng bảng hoặc biểu đồ.
- Các câu hỏi thang đo sẽ được làm thống kê mô tả
- Câu hỏi đóng còn lại được đánh giá dựa vào việc lập bảng tần suất - Các biến được sử dụng để đánh giá mức độ ảnh hưởng đến quyết địnhjlựa
chọnjcủa các phụ huynh sẽ được đưa vào đánh giá Cronbach’ssAlpha để loại bỏ đi các biến bị cho là không phù hợp, hay là biến rác trong quá trình nghiên cứu. Các biến quan sát có tiêu chuẩn khi chọn thang đo đó là hệ số
Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên và nhỏ hơn 0,9 nhưng hệ số tương quan biến tổng cũng phải lớn hơn 0,3.
- Phương trình hồi quy tuyến tính bội được xây dựng dưới dạng sau: HVLC = β0+ β1S+ β2GC+ β3PP+ β4XT+ β5CN+ β6CSVC+ β7QT+
β8NTK+ β9TH
Trong đó:
HVLC: Hành vi lựa chọn TTNN củaicác bậc phụ huynh
S: Sản phẩm, GC: Giá cả, PP: Phân phối, XT: Xúc tiến hỗn hợp, CN: Con người, QT: Quy trình, NTK: Nhóm tham khảo, TH: Thương hiệu. Sau khi tiến hành phân tích và xử lí dữ liệu, kết quả sẽ giúp đưa ra cái nhìn tổng thể và đa chiều. Cũng như đưa ra được mức độ tác động của từng nhân tố. 2.3.4. Mô tả, thống kê mô tả mẫu nghiên cứu
2.3.4.1. Kích thước mẫu
Để có thể chạy kiểm định nhân tố khámjphá EFA thì mẫu cần có kích thước là N> 5*m
Để có thể chạy phân tích hồi quy tuyến tính đa biến thì mẫu cần có kích thước là N> 50+8*m
Kí hiệu: m: số lượng biến quan sát.
N> 50+8*43 tương đương N>394 phần tử.
24
Ở nghiên cứu này được thực hiện với kích thước của mẫu là 426 phần tử.
2.3.4.2. Khách thể nghiên cứu
Những phụ huynh đang sống tại nội thành Hà Nội ở độ tuổi từ 25- 50 tuổi.
Phụ huynh đã, đang và sẽ cho con em (tuổi từ 1-17) theo học tại một TTNN.
2.3.4.3. Kết quả thống kê mô tả mẫu
Với số lượng phiếu khảo sát được phát ra là 500 bảng hỏi theo cả hai hình thức thu thập hỏi offline (hỏi trực tiếp) và hỏi online thì số lượng bảng hỏi nhận về là 474 bảng. Sau khi kiểm tra và đánh giá chất lượng bảng hỏi (Các bảng hỏi bị loại có 1 trong số những đặc điểm sau: Một là câu 1 phần giới thiệu để chọn lọc đối tượng khảo sát thuộc Hà Nội hay thành phố khác. Khi chọn là thành phố khác thì bảng hỏi sẽ bị loại. Hai là bảng hỏi có những câu trả liên tiếp giống nhau. Ba là bảng hỏi chưa được hoàn thành). Sau khi lọc thì số lượng bảng hỏi đạt tiêu chuẩn là
426 bảng. Kích thước mẫu này đủ lớn để thực hiện các phân tích tiếp theo (426>394 bảng). Trong 426 bảng hỏi bao gồm: 257 phiếu online, 169 phiếu trả lời trực tiếp.
a. Cơ cấu giới tính:
Hình 2.2 Biểu đồ biểu diễn cơ cấu giới tính của mẫu nghiên cứu
Nhận xét: Trong 426 phiếu trả lời có 105 đáp viên Nam giới (chiếm 24.6%) và 321 đáp viên Nữ (chiếm 75.4%). Nhìn vào con số này có thể đưa ra một dự đoán là nữ giới sẽ quan tâm đến việc lựa chọn TTNN cho con hơn nam giới.
b. Cơ cấu về độ tuổi
Bảng 2.11 Cơ cấu tuổi của mẫu nghiên cứu
Trong 426 phiếu trả lời có 169 đáp viên có tuổi từ 25 đến 31 tuổi (39.7%), 127 đáp viên có tuổi từ 32 đến 38 tuổi (29.8%), 102 đáp viên có tuổi từ 39 đến 45 tuổi (23.9%), và 28 đáp viên ở tuổi từ 46 đến 50 tuổi (6.6%). Điều này có thể thấy rằng đa số các bậc phụ huynh thuộc tuổi từ 25 đến 45 tuổi. Và ở nhóm từ 46 đến 50 tuổi thì mức độ tìm kiếm TTNN cho con học là rất ít. Ngoài ra các bậc phụ huynh ở độ tuổi khác nhau sẽ có những đặc điểm về hành vi sẽ khác nhau, xét chung thì nhóm ở độ tuổi lớn hơn sẽ có những kinh nghiệm và trải nghiệm phong phú hơn người ít tuổi. Ngoài ra tuổi tác cũng có thể ảnh hưởng đến tâm lý, mức thu nhập cũng khác nhau,... Chính vì vậy tuổi là một yếu tố có thể sẽ ảnh hưởng nhất định đến hành vi của các bậc phụ huynh trong lựa chọn TTNN.
c. Cơ cấu ngành nghề
Bảng 2.12 Cơ cấu ngành nghề của mẫu nghiên cứu
Valid Kinh Doanh Tự Do Nhân Viên Văn Phòng Nhân viên Công chức Khác
Total
Nhận xét: Tỉ lệ các phần tử của mẫu khảo sát thuộc 4 ngành nghề là Kinh Doanh Tự Do (23.5%), Nhân Viên Văn Phòng (29.1%), Nhân viên Công chức (26.3%),Nghề nghiệp khác (21.1%). Mỗi đối tượng thuộc các nhóm ngành nghề khác nhau thì sẽ có những tính chất, đặc điểm khác nhau và điều này sẽ có những ảnh hưởng nhất định đối với quyết định của bậc phụ huynh về việc lựa chọn TTNN cho con theo học.
26 d. Cơ cấu về học vấn:
Bảng 2.13 Cơ cấu Trình độ học vấn của mẫu nghiên cứu
Valid Phổ thông Trung cấp Cao Đẳng Đại Học Sau Đại Học Total
Trong tổng số 426 có đến 235 đáp viên có trình độ đại học (55.2%), 105 đáp viên trình độ sau đại học và chỉ có 4 đáp viên trình độ phổ thông (0.9%). Điều này có thể thấy được nhóm đáp viên được khảo sát có trình độ học vấn khá cao. Điều này có chắc chắn sẽ có ảnh hưởng nhất định đến lựa chọn của các nhóm phụ huynh. Nhóm phụ huynh có trình độ và học vấn cao có thể họ yêu cầu sẽ cao hơn nhóm thấp. Nhưng đây chỉ là có thể, nó còn phải xem xét két quả kiểm nghiệm Anova
e. Cơ cấu thu nhập:
Bảng 2.14 Cơ cấu thu nhập của mẫu nghiên cứu
Valid Dưới 5 triệu
Từ 5 đến dưới 10 triệu Từ 10 đến dưới 20 triệu Trên 20 triệu đến dưới 30 triệu
Total
Trong 426 phiếu trả lời có 185 đáp viên có thu nhập hàng tháng trung bình từ 10 đến 20 triệu (43.4%),113 đáp viên thu nhập từ 5 đến 10 triệu (26.5%), 110 đáp viên thu nhập từ 20 đến 30 triệu (25.8%) và chỉ 18 đáp viên thu nhập dưới 5 triệu (4.2%). Thu nhập sẽ chia nhóm đáp viên thành các nhóm khác nhau và dẫn đến những kết quả, dữ liệu thu thập được đa dạng, phức tạp hơn. Nhưng cụ thể hơn trong việc lựa chọn TTNN của các bậc phụ huynh có chịu ảnh hưởng bởi biến thu nhập này không? Thì sẽ được đưa ra tại phần kiểm định Anova giữa biến phụ thuộc HVLC và biến thu nhập (TN).
Sau khi thự c hiện thố ng kê mô tảimẫu, kết luận mẫu đủ tính đại diện cho cuộc nghiên cứu. Và thấy được một số biến kiểm soát sẽ ảnh hưởng đến HVLC của các bậc phụ huynh, hay để biết mức độ HVLC của các nhóm này khác nhau như thế nào? Vấn đề này sẽ được làm rõ ở phần kiểm định Anova giữa HVLC và các biến kiểm soát.
28
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CỦA CÁC BẬC PHỤ HUYNH VỀ CHỌN TRUNG
TÂM CHO CON TRẺ HỌC XÉT TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
3.1. Thực trạng việc học ngoại ngữ của con trẻ (ở độ tuổi từ 1 đến 17 tuổi) tại
các trung tâm ngoại ngữ và hành vi lựa chọn trung tâm ngoại ngữ cho con ở độtuổi từ 1 đến 17 tuổi của các bậc phụ huynh ở Hà Nội
3.1.1. Phân tích thực trạng đi học của con em các bậc phụ huynh
Hình 3.1 Thống kê mô tả nguyên nhân
Trong 426 đáp viên có 167 đáp viên trả lời là có và đang cho con theo học tại TTNN (39.2%), có 104 đáp viên trả lời là có nhưng hiện tại lại không học nữa (24.4%), có 121 đáp viên trả lời không và đang có ý định cho con học (28.4%) và có 34 đáp viên trả lời không và không có ý định cho con học (8%). Từ những số liệu này có thể cho thấy cầu thị trường của việc học cho con em học ngoại ngữ tại
các TTNN của các bậc phụ huynh khá lớn (392/426 phiếu tương đương 92%). Trong đó các TTNN cần quan tâm nhiều hơn đến nhóm có, hiện không theo học và nhóm không và đang có ý định cho con học (225/426 tương đương 52.8%).
3.1.2. Thống kê mô tả nguyên nhân tại sao lại nghỉ ở TTNN trước đó.
Hình 3.2 Thống kê mô tả nguyên nhân
Trong nhóm đã cho con đi học ngoại ngữ tại TTNN (271 phiếu trả lời) thì có đến 259 phiếu trả lời nguyên nhân không còn học tại TTNN đó nữa. Tỉ lệ 259/ 271 quá cao, điều này phản ánh thực trạng không hài lòng về các TTNN trước đó. Điều này cho thấy các TTNN cần tìm hiểu nguyên nhân tại sao. Và ở đề tài nghiên cứu này cũng có một kết quả của thống kê cho thấy: 83 phiếu/259 phiếu cho rằng họ không cho con theo học tại TTNN đó nữa vì họ tìm được một TTNN khác đào tạo tốt hơn, 7 phiếu /259 phiếu trả lời đã trả lời rằng họ không cho con học vì TTNN đào tạo chưa tốt, và 169 phiếu /259 phiếu trả lời do một số nguyên nhân khác.
30
3.1.3. Thống kê mô tả các nhóm tuổi mà các bậc phụ huynh bắt đầu cho đi học tại TTNN và trường mà con họ đang học.
Hình 3.3 Thống kê mô tả các nhóm tuổi
Nhìn vào kết quả khảo sát có thể kết luận ngày nay các bậc phụ huynh càng ngày càng cho con em đi học ngoại ngữ từ rất sớm. Với 426 phiếu trả lời thì lên đến 213 phiếu trả lời trả lời rằng họ cho con em đi học ở độ tuổi từ dưới 6 tuổi (50%). Tiếp đó là đến độ tuổi từ 6 đến 10 tuổi ( chiếm 35.9%) và có 60 đáp viên trả lời ở
độ tuổi từ 11 đến 14 (chiếm 14.1%). Từ các con số này có thể thấy được các TTNN nhắm đến nhóm có độ tuổi dưới 10 tuổi là rất có tiềm năng. Và kết qủa này cũng phản ánh thực trạng việc học ngoại ngữ càng ngày càng phổ biến, và các bậc phụ huynh đã có những cái nhìn sâu sắc hơn về việc cho con em đi học ngoại ngữ càng sớm càng tốt.
Hình 3.4 Thống kê mô tả các nhóm trường hiện các bé đang học
Theo kết quả được thể hiện ở trên biểu đồ có thể khẳng định rằng: Phần lớn các phụ huynh được phỏng vấn đều có con em đang học tập tại các trường công lập. Số trẻ học công lập chiếm 72.3% (308 phiếu), số trẻ học dân lập chiếm 16% (68 phiếu), số trẻ học tại trường quốc tế chiếm 8.9% (38 phiếu) và có 12 phiếu chiếm 2.8%. Điều này nhận xét rằng các phụ huynh có con đang học tập tại các trường Công lập khá quan tâm đến việc học ngoại ngữ của con mình. Và có thể thấy rằng số lượng học viên tại các TTNN xác suất học tại các trường công là rất cao.
32
3.1.4. Thống kê mô tả mục đích các bậc phụ huynh cho con em theo học tại
TTNN.
Hình 3.5 Thống kê mô tả mục đích