Những nghiên cứu Fasciola spp truyền lây trên ngườ

Một phần của tài liệu 26404 (Trang 28 - 31)

Bệnh sán lá gan do Fasciola spp được ghi nhận là bệnh truyền lây từ vật nuôi sang người, bệnh xuất hiện từ lâu nhưng nay nhờ có khoa học kỹ thuật tiên tiến, kỹ thuật chuyên môn được nâng cao mới phát hiện được nhiều trường hợp người bị nhiễm sán lá gan Fasciola spp,

Bệnh sán lá gan do Fasciola spp ở người được coi là dịch địa phương, từ năm 1960 ở Florida nước Mỹ, năm 1968 ở Monmouthshrise của nước Anh, năm 1970 ở Touraine của Pháp, năm 1983 ở Cu Ba, năm 1991 ở Bolivia, năm 1997 ở Tây Ban Nha.

Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết từ năm 1950 - 1995 có tới 60 nước có dịch sán lá gan, trong đó có Việt Nam. Theo ước tính trên thế giới có tới 180 triệu người có nguy cơ nhiễm sán và 2,4 triệu người nhiễm sán, gây thiệt hại kinh tế khoảng 3,2 tỷ USD (Dola) mỗi năm [44].

Đến những năm 1990, bệnh sán lá gan lớn do Fasciola spp phát triển mạnh, lúc đầu chủ yếu ở các nước Châu á sau đó lan rộng ra các nước Châu Phi, Châu Âu, Châu Mỹ, bệnh mang tính toàn cầu. Các nghiên cứu chỉ ra mối liên quan giữa bệnh sán lá gan lớn ở động vật và người ở mức cơ bản.

Trên thực tế người bị nhiễm sán lá gan lớn không hiếm gặp ở vùng có động vật có vú ăn cỏ mà tỷ lệ người nhiễm bệnh sán lá gan cao hay thấp không liên quan đến động vật nhiễm cao hay thấp.

Người bị nhiễm sán lá gan lớn do ăn các loại rau thủy sinh hay uống nước lã có ấu trùng sán. Khi ăn phải ấu trùng sán lá gan lớn vào đường tiêu hóa sau 1 giờ ấu trùng thoát ra khỏi kén đi xuyên qua thành ruột sau 2 giờ nó xuất hiện trong ổ bụng, chúng tiếp tục đi đến gan vào ngày thứ 6.

Sau khi thoát khỏi kén nếu gặp vật chủ thích hợp chúng tiếp tục đi tới và ký sinh ở mật. Thời gian từ khi nhiễm đến khi xuất hiện trứng trong phân tùy thuộc vào vật chủ, ở trâu, bò và cừu thời gian là 2 tháng, ở người từ 3 - 4 tháng, thời gian này còn phụ thuộc vào số lượng và cường độ nhiễm sán, sán càng nhiều thời gian phát triển trưởng thành càng dài, tuổi thọ của sán lá gan

lớn ở người từ 9 - 13 năm [16].

Người là vật chủ chưa thích hợp nên nhiều trường hợp sán lá gan lớn nằm trong nhu mô gan đã gây ra những ổ hoại tử lớn mà không đi vào đường mật để đẻ trứng. Nên có trường hợp sán non di chuyển xuống đại tràng hoặc ra thành ngực, đến tuyến vú hay chui ra từ khớp gối trường hợp này đã xuất hiện ở Việt Nam.

Bệnh sán lá gan lớn ở người do F. gigantica thường có phản ứng các mô và gây canxi hóa đường mật do tồn tại 1 lượng nhỏ sán. Người không phải là vật chủ thích hợp hầu hết sán di chuyển đều bị giữ ở nhu mô gan mà không có thời gian đi đến ống dẫn mật (Acosta - Ferreira và cs, 1979).

F. gigatica ít nhiễm và ít thích ứng hơn với vật chủ là người so với F.

hepatica. Trong thực tế người ta thống kê F. gigantica gây ra các tổn thương tại chỗ hơn F. hepatica (Boray, 1966; Hammond, 1974) [47].

Theo điều tra của tổ chức Y tế thế giới (WHO) [44] một số nơi có bệnh sán lá gan lớn ở người được sắp xếp theo mức độ lưu hành và cường độ nhiễm từ thấp đến cao và nhấn mạnh vấn đề Y tế nghiêm trọng không phải dừng lại ở một quốc gia nào kể cả các quốc gia phát triển như Mỹ, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, (Mas Coma và cs, 2006) [45].

ở Việt Nam do mới áp dụng các kỹ thuật sinh học phân tử, công nghệ gen trong 10 năm trở lại đây đã có những thành tựu đáng kể trong lĩnh vực ký sinh trùng, đặc biệt là về nghiên cứu sán lá gan lớn.

Trịnh Văn Thịnh và Đỗ Dương Thái, (1978) cho biết có 2 trường hợp người bị nhiễm sán lá gan Fasciola gigantica, trong đó có 1 người bị tử vong do nhiễm tới 700 sán lá gan [31].

Năm 1999 – 2000, Hồ Việt Mỹ và cs, điều tra ở 3 huyện của tỉnh Bình Định cho thấy: tỷ lệ nhiễm sán lá gan lớn ở cộng đồng là 0,56% [54].

Theo WHO (1995) [44] Việt Nam có khoảng 7 triệu người nằm trong vùng nguy hiểm, có 1 triệu người thực sự nhiễm bệnh, chủ yếu là vùng sông Hồng.

Từ năm 1997 – 2000, Trần Văn Hiển, Trần Thị Kim Dung thông báo có 5 trường hợp người mắc sán lá gan lớn tại miền Trung và miền Nam.

Nguyễn Văn Đề, (2004) trong hơn 2 năm theo dõi (2002 - 2004) đã phát hiện có 35 trường hợp người nhiễm sán lá gan lớn ở 15 tỉnh của miền Bắc nước ta [55].

Theo Phân Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn, điều tra trong cộng đồng tại huyện Vạn Ninh - Khánh Hòa phát hiện có 6,3% trường hợp nhiễm sán lá gan lớn trong phân, 11,1% trường hợp có huyết thanh dương tính với phương pháp huyết thanh miễn dịch liên kết men.

Theo Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn Trùng Trung ương Năm 2006 khu vực miền Trung trở thành ổ dịch lớn có 1000 người mắc bệnh. Năm 2007 có 4000 người nhập viện.

Trong các báo cáo ở các địa phương từ năm 1994 - 6 tháng đầu năm 2009 có 47/64 tỉnh thành có người bị nhiễm sán, một số tỉnh như Nghệ An, Phú Yên, Hà Tĩnh, Hà Nội, Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hòa, Gia Lai sán lá gan lớn lưu hành rộng rãi, một số tỉnh chưa có người nhiễm bệnh theo báo cáo nhưng trong những năm gần đây xuất hiện với số ca bệnh đáng được quan tâm như Đắc Lắc, Đà Nẵng, Quảng Bình, Ninh Thuận. Cũng trong các báo cáo từ các địa phương cho thấy các ca nhiễm bệnh đang có xu hướng tăng nhanh. Năm 2004 có 27 tỉnh có người nhiễm đến năm 2005 lên tới 32 tỉnh và tháng 7/2008 có tới 47 tỉnh có người nhiễm sán lá gan Fasciola spp. Năm 1995 có dưới 100 người bị mắc bệnh thì đến 6 tháng đầu năm 2009 thì số người nhiễm sán lá gan lên tới 10.000 người.

Theo Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương thì số người bị nhiễm sán lá gan tăng nhiều nhất là ở Quảng Ngãi.

Do vậy tháng 8/2006 Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sán lá gan lớn ở Việt Nam” trên phạm vi cả nước, đồng thời Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tài trợ cho phía Việt Nam số lượng thuốc Triclabendasole đủ để cung cấp đến tuyến huyện và mở các lớp tập huấn

chuyên môn tới tuyến huyện có thể sử lý được bệnh sán lá gan lớn [44].

Một phần của tài liệu 26404 (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)