Đặc điểm của huyện Gia Viễn

Một phần của tài liệu 26404 (Trang 31 - 32)

phương pháp nghiên cứu

3.1.2 Đặc điểm của huyện Gia Viễn

3.1.2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội

Huyện Gia Viễn là huyện đồng bằng nằm ở phía đông bắc của tỉnh Ninh Bình, phía bắc giáp huyện Thanh Liêm (tỉnh Hà Nam) và huyện Lạc Thủy (Hòa Bình), phía tây nam giáp huyện Nho Quan, phía đông giáp huyện ý Yên (Nam Định) và huyện Hoa Lư. Trung tâm huyện cách thành phố Ninh Bình 20km, có mạng lưới giao thông thuận lợi nên Gia Viễn có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp.

Huyện Gia Viễn có tổng diện tích tự nhiên là 178,5 km², có 1 thị trấn và 20 xã, với dân số 117.356 người, mật độ dân số là 657 người/km² chủ yếu là lao động nông nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp có 9.218,6 ha trong đó diện tích cấy lúa là 7.737,2 ha, diện tích trồng cây công nghiệp và trồng màu là 429,8 ha, toàn huyện có 111,7 ha diện tích cây ăn quả, 13,3 ha trồng cỏ.

Diện tích rừng tự nhiên có 553,9 ha, rừng trồng là 385,6 ha. Diện tích nuôi trồng thủy sản có 318,6 ha [39].

Về cơ cấu kinh tế: nông lâm nghiệp chiếm 51,6%, thủy sản chiếm 0,9%, công nghiệp chiếm 5,9%, dịch vụ thương mại là 16,5%..., Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2008 về chăn nuôi là 83.457 triệu đồng, trồng trọt 571.155 triệu đồng, dịch vụ nông nghiệp 5.932 triệu đồng. Sản xuất công nghiệp 75.417 triệu đồng, thủy sản 4.783 triệu đồng, sản lượng lương thực cả năm đạt 99.505 tấn [39].

Do nằm ở đồng bằng sông Hồng nên huyện Gia Viễn có khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ, trong năm có 4 mùa rõ ràng, lượng mưa trung bình trong năm từ 1350 - 1650mm, tập trung từ tháng 4 - tháng 9, có nhiệt độ trung bình 23,3°C, độ ẩm trung bình 81 - 87% có hệ thống sông ngòi, ao, hồ, mương máng phong phú [39].

3.1.2.2 Tình hình chăn nuôi và dịch bệnh

Gia Viễn có phong trào chăn nuôi lợn và gia cầm tương đối phát triển, chăn nuôi trâu, bò, dê kém phát triển. Tổng đàn trâu, bò, dê toàn huyện có 36.014 con, trong đó trâu là 10.307 con, bò là 16.486 con và dê là 9.251 con. Thức ăn chủ yếu là thực vật, chăn nuôi theo phương thức chăn thả ở các bờ ruộng, mương và ven đê là chủ yếu, chuồng trại đảm bảo về kỹ thuật ấm áp mùa đông, thoáng mát mùa hè. Đội ngũ cán bộ thú y địa phương năng nổ nhiệt tình trong công việc, công tác tiêm phòng cũng được chú ý, quan tâm. Tuy nhiên có nhiều yếu tố làm cho dịch bệnh vẫn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của vật nuôi.

Một phần của tài liệu 26404 (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)