4. kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1.1 Thành phần loài, tỷ lệ và cường độ nhiễm Fasciola spp ở trâu, bò, dê tại các điểm nghiên cứu qua mổ khám.
tại các điểm nghiên cứu qua mổ khám.
4.1.1.1 Thành phần loài Fasciola spp ở trâu, bò, dê tại các điểm nghiên cứu
Sau khi thu thập được sán trưởng thành qua mổ khám chúng tôi tiến hành làm tiêu bản nhuộm Carmin, khi nghiên cứu về hình thái, cấu tạo và kích thước trên tiêu bản tươi cho thấy:
- ở tiêu bản tươi sán có hình lá, có mầu nâu nhạt, cơ thể dẹp theo hướng lưng bụng, hai mép bên gần song song với nhau, phần cuối thân hơi tù, có giác bụng lớn hơn giác miệng.
- ở tiêu bản nhuộm Carmin: sán có thực quản ngắn, hầu nhỏ, ruột phân thành nhiều nhánh nhỏ. Hai tinh hoàn phân nhánh xếp trên dưới nhau ở phần sau cơ thể, có buồng trứng phân nhánh ở phía trước tinh hoàn, tử cung uốn khúc có hình hoa, có tuyến noãn hoàng xếp dọc hai bên thân.
- Sán dài: 22 – 76mm, rộng: 5 - 12mm
So sánh với khoá phân loại của các tác giả Phan Thế Việt, Nguyễn Thị Kỳ và Nguyễn Thị Lê (1977) [42], chúng tôi kết luận những sán lá thu được từ ống dẫn mật của trâu, bò, dê ở hai huyện Gia Viễn và Nho Quan tỉnh Ninh Bình đều thuộc loài Fasciola gigantica.
4.1.1.2 Tỷ lệ và cường độ nhiễm Fasciola gigantica ở trâu, bò, dê qua mổ khám
Để xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm Fasciola gigantica chúng tôi đã tiến hành mổ khám không toàn diện 17 trâu, 24 bò, 23 dê thuộc 4 xã của 2 huyện Gia Viễn và Nho Quan. Kết quả được trình bầy tại bảng 4.1 và Biểu đồ 4.1 (trang 40).
Bảng 4.1. Tỷ lệ, cường độ nhiễm và thành phần loài Fasciola gigantica
ở trâu, bò, dê qua mổ khám
Từ những kết quả nghiên cứu chúng tôi có nhận xét sau:
- Tại huyện Gia Viễn tỷ lệ trâu nhiễm Fasciola gigantica là 42,86%, tỷ lệ bò nhiễm là 37,5% và dê nhiễm 15,38%. Cường độ nhiễm dao động từ 3 - 24 sán/1 trâu, từ 2 - 25 sán/1 bò, từ 1 - 7 sán/1 dê.
- Tại huyện Nho Quan tỷ lệ trâu nhiễm Fasciola gigantica là 40%, bò nhiễm 31,25% và dê ở huyện này không bị nhiễm. Cường độ nhiễm dao động ở trâu là từ 2 - 19 sán/1 cá thể, ở bò từ 2 - 15 sán/1 cá thể.
Vùng Đồng Bằng Miền Núi
Huyện Gia Viễn Nho Quan
Loài gia súc Trâu Bò Dê Trâu Bò Dê Số mẫu (con) 7 8 13 10 16 10 Số nhiễm (con) 4 3 2 4 5 0 Tỷ lệ % 42,86 37,5 15,38 40,00 31,25 0 Cường độ nhiễm sán/cá thể (min – max) 3 - 24 2 - 25 1 - 7 2 - 19 2 - 15 0
Qua kết quả trên cho thấy ở cả 2 huyện, trâu có tỷ lệ nhiễm Fasciola gigantica cao nhất, huyện Gia Viễn trâu nhiễm 42,86%, Nho Quan: 40% với cường độ nhiễm dao động từ 3 - 24 sán/1 trâu, bò huyện Gia Viễn nhiễm 37,5%, Nho Quan nhiễm 31,25%, cường độ nhiễm dao động từ 2 - 25 sán/1 bò. Dê huyện Gia Viễn nhiễm 15,35% cường độ nhiễm dao động từ 1 - 7 sán/1 dê, huyện Nho Quan dê không bị nhiễm.
Tỷ lệ nhiễm Fasciola gigantica trên trâu, bò, dê ở cả 2 huyện với 2 vùng địa lý khác nhau là tương đối cao vì những yếu tố địa hình, khí hậu, thời tiết. Khí hậu, thời tiết của Ninh Bình phù hợp cho sự phát triển và tồn tại của
Fasciola gigantica, nhiệt độ trung bình của tỉnh là 22 - 25ºC rất thích hợp cho trứng Fasciola gigantica phát triển thành Miracidium. Trứng Fasciola gigantica có thể phát triển ở nhiệt độ 10 - 30°C, ở nhiệt độ thích hợp trứng có tỷ lệ nở đạt 70 - 80% sau 2 - 3 tuần sẽ phát triển thành Miracidium (Phan Địch Lân, 2005) [18].
Trên địa bàn tỉnh có nhiều ao, hồ, sông, mương máng, đầm lầy, vũng nước đọng ở các bãi chăn thả là điều kiện thích hợp cho ốc Limnaea viridis ký chủ trung gian phát triển. Công tác tẩy trừ, phòng bệnh ký sinh trùng được tiến hành rải rác không tập chung, không thường xuyên.
42.86 37.5 37.5 15.38 40 31.25 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45
Gia Viễn Nho Quan
Trâu Bò Dê
Biểu đồ 4.1 Tỷ lệ nhiễm Fasciola gigantica ở trâu, bò, dê bằng phương pháp mổ khám tại hai huyện Gia Viễn và Nho Quan.
Trâu, bò, dê ở huyện Gia Viễn có tỷ lệ nhiễm Fasciola gigantica cao như vậy do huyện Gia Viễn là huyện đồng bằng với đa số người dân sinh sống bằng sản xuất nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi và trên địa bàn của huyện có nhiều ao hồ, sông ngòi, kênh mương là điều kiện thích hợp cho ốc Limnaea viridis là vật chủ trung gian của sán phát triển và ngược lại ở huyện Nho Quan là huyện miền núi, có ít ao hồ, kênh mương nên hạn chế được sự tồn tại và phát triển của ốc Limnaea viridis nên tỷ lệ nhiễm Fasciola gigantica ở trâu, bò, dê thấp.
ở cả 2 huyện, tỷ lệ nhiễm Fasciola gigantica ở trâu cao hơn bò, dê là do đặc tính của trâu là thích đầm mình ở những vũng nước, trâu còn có tính phàm ăn, thích ăn cỏ ở những nơi ngập nước, gần mương máng nên, dễ ăn phải kén Adolescaria có trong cỏ nên trâu dễ bị nhiễm Fasciola gigantica hơn các loài khác.
Bò và dê tỷ lệ nhiễm thấp hơn trâu là do bò thích ăn cỏ ở trên các bãi cỏ khô, có ít kênh mương, ao hồ, không thích đầm mình trong nước nên ít có cơ hội tiếp xúc với mầm bệnh, dê phần lớn được nuôi và được chăn thả tự do trên các sườn đồi không có ao hồ, sông suối, mương máng nơi không có mầm bệnh, không có sự hiện diện của ốc Limnaea viridis tồn tại vì vậy vòng đời của
Fasciola gigantica không được khép kín nên dê có tỷ lệ nhiễm thấp như vậy. Cùng với những nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm Fasciola gigantica trên trâu, bò, dê từ trước của các tác giả Trần Văn Vũ (1997) [43], cho biết qua mổ khám ở các tỉnh phía Bắc thấy tỷ lệ nhiễm là 73,3%. Nguyễn Văn Diên (1997) [4], mổ khám bò ở Tây Nguyên cho biết bò ở đây nhiễm là 58,06%. Theo Vũ Đăng Đồng, Hạ Thuý Hạnh (2003) [5] cho biết khi điều tra mổ khám đàn dê nuôi ở Ba Vì - Hà Tây thấy tỷ lệ dê bị nhiễm là 14,17%. Các dẫn liệu trên cho thấy tỷ lệ nhiễm Fasciola gigantica trên trâu, bò, dê ở nước ta với tỷ lệ cao và tỷ lệ này khác nhau ở các vùng miền có địa lý, khí hậu khác nhau.