4. kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1.2 Tỷ lệ và cường độ nhiễm Fasciola spp ở trâu, bò, dê bằng phương pháp xét nghiệm phân
thu thập các mẫu phân của trâu, bò, dê rồi xét nghiệm bằng phương pháp gạn rửa sa lắng để tìm trứng sán.
4.1.2.1 Tỷ lệ nhiễm Fasciola spp ở trâu, bò, dê tại huyện Gia Viễn
Tại huyện Gia Viễn chúng tôi tiến hành khảo sát, lấy mẫu phân để làm xét nghiệm tại 2 xã Gia Hòa và Gia Phú, cả 2 xã đều là xã đồng bằng của huyện đều có phương thức chăn nuôi chăn thả ở các bãi cỏ, ở ven đê, bờ ruộng là chính, mục đích chính của việc chăn thả để tận dụng nguồn thức ăn. Chúng tôi tiến hành xét nghiệm 65 mẫu phân trâu, 77 mẫu phân bò, 65 mẫu phân dê ở 2 xã của huyện Gia Viễn đại diện cho vùng đồng bằng để xét nghiệm tìm trứng, kết quả được trình bầy tại bảng 4.2.
Bảng 4.2. Tỷ lệ nhiễm Fasciola spp ở trâu, bò, dê tại các địa điểm nghiên cứu
Kết quả ở bảng 4.2 cho thấy, mức độ nhiễm Fasciola spp ở 2 xã này đều nhiễm ở mức trung bình, tỷ lệ nhiễm nhiều nhất là ở trâu của xã Gia Hòa là 63,33%, xã Gia Phú là 51,42%, bò ở xã Gia Hòa nhiễm 46,66%, bò xã Gia Phú nhiễm 43,75%, dê ở xã Gia Hòa nhiễm 13,33%, xã Gia Phú nhiễm 11,42%. Trâu là vật nuôi có tỷ lệ nhiễm cao nhất và dê có tỷ lệ nhiễm thấp nhất. Trâu ở xã Gia Hòa có tỷ lệ nhiễm 63,33% cao nhất trong 2 xã và cao hơn bò nhiễm 43,75% tại xã Gia Phú.
Huyện Gia Viễn
Xã Gia Hoà Gia Phú
Loài gia súc Trâu Bò Dê Trâu Bò Dê Tổng số (mẫu) 169 587 206 126 312 176 Số kiểm tra ( mẫu ) 30 45 30 35 32 35 Số nhiễm ( mẫu ) 19 21 4 18 14 4 Tỷ lệ (%) 63,33% 46,66% 13,33% 51,42% 43,75% 11,42%
có thể do các yếu tố là xã có nền đất phù sa, có nhiều kênh mương, cỏ dại và cây rau thủy sinh phát triển tốt tạo điều kiện cho ốc nước ngọt sinh sôi và phát triển, chính các yếu tố trên là môi trường thuận lợi để vòng đời căn bệnh được khép kín, tồn tại và lây nhiễm vào trâu vì thích ăn cỏ ở nơi ngập nước, ở kênh mương và trâu có sở thích hay đầm mình ở những bãi lầy. Ngược lại bò lại thích ăn cỏ trên khô nên tỷ lệ nhiễm thấp hơn.
Tỷ lệ nhiễm trên đàn dê không cao, thấp hơn so với đàn trâu, bò vì dê phần lớn được nuôi trong chuồng trại và được chăn thả trên sườn đồi những nơi này thường không có mương máng nên dê ít có cơ hội tiếp xúc với
Adolescaria nên tỷ lệ nhiễm thấp.
4.1.2.2 Tỷ lệ nhiễm Fasciola spp ở trâu, bò, dê tại huyện Nho Quan
Tại huyện Nho Quan chúng tôi tiến hành khảo sát và lấy mẫu phân làm xét nghiệm tại 2 xã Phú Sơn và Phú Long, kết quả được trình bầy tại bảng 4.3.
Bảng 4.3. Tỷ lệ nhiễm Fasiola spp ở trâu, bò, dê tại các địa điểm nghiên cứu
Hai xã đều là xã miền núi, xã Phú Long là xã có phong trào chăn nuôi khá phát triển, người dân ở đây không những chăn thả ở các bãi chăn thả mà còn đầu tư công sức tiền của trồng cỏ để chăn nuôi, hộ gia đình chăn nuôi ít nhất cũng từ 4 con trâu, bò, hàng chục con dê và hộ nhiều nhất là 16 con bò và 3 con trâu và dê, xã Phú Sơn gia súc lại được nuôi chủ yếu bằng phương
Huyện Nho Quan
Xã Phú Sơn Phú Long
Loài gia súc Trâu Bò Dê Trâu Bò Dê Tổng số (mẫu) 454 503 326 865 2131 586 Số kiểm tra (mẫu) 45 38 34 50 55 35 Số nhiễm ( mẫu ) 24 16 4 23 23 3 Tỷ lệ (%) 53,33% 42,10% 11,76% 46,00% 41,81% 8,57%
thức chăn thả đơn thuần ở các bãi chăn thả như ven đê, mỗi hộ gia đình nuôi từ 1 - 3 con trâu bò và hộ nuôi nhiều nhất cũng chỉ 5 - 7 con trâu bò và hàng chục con dê.
Bảng 4.3. cho thấy tỷ lệ nhiễm Fasciola spp ở trâu vẫn nhiễm cao nhất tại xã Phú Sơn trâu nhiễm với tỷ lệ 53,33%, tại xã Phú Long là 46,00%. Tỷ lệ nhiễm của bò tại xã Phú Sơn là 42,10%, xã Phú Long nhiễm 41,81%. Loài dê vẫn là loài có tỷ lệ nhiễm thấp nhất: xã Phú Sơn là 11,76% và xã Phú Long dê nhiễm 8,57%. Tỷ lệ nhiễm Fasciola spp ở trâu, bò, dê ở huyện Nho Quan diễn biến như trên có thể do:
- Đây là vùng cao, không thuận lợi cho sự lưu hành của dịch bệnh, đặc biệt là sự lưu hành của ốc Limnaea viridis ít (ký chủ trung gian quan trọng trong quá trình hoàn thành vòng đời của sán).
- Đây có thể là vùng lưu hành bệnh không trầm trọng
- Công tác phòng chống dịch bệnh, chăm sóc đàn trâu, bò, dê ở đây được các cấp quan tâm, thực hiện tương đối tốt.
Trâu có tỷ lệ nhiễm cao như vậy là do trâu có tính phàm ăn, thích ăn ở những nơi có cỏ xanh tốt mọc ở bờ mương, ao hồ, đồng ruộng ngập nước là những nơi mà cây rau thuỷ sinh có nguy cơ bị nhiễm kén Adolescaria cao vì vậy trâu dễ nhiễm nhất.
Dê là loài nhiễm thấp nhất do dê chủ yếu được chăn thả trên sườn đồi, dê ăn cỏ ở nơi cao, ăn lá là chính nên nguy cơ nhiễm kén Adolescaria thấp. Nơi có địa hình cao có nhiều đồi núi thì tỷ lệ nhiễm sán càng thấp vì các yếu tố giúp cho sự sinh trưởng và phát triển của càng sán bất lợi, đây cũng là lý do tỷ lệ nhiễm của xã Phú Long luôn thấp hơn xã Phú Sơn.
4.1.2.3 Tỷ lệ nhiễm Fasciola spp giữa 2 vùng sinh thái bằng phương pháp kiểm tra phân
thái khác nhau. Vùng I là huyện Gia Viễn đại diện cho vùng đồng bằng. Vùng II là huyện Nho Quan đại diện cho vùng trung du và miền núi.
Để tìm hiểu tình hình nhiễm của trâu, bò, dê ở 2 vùng này có sự khác nhau không? Chúng tôi đã kiểm định sự sai khác giữa 2 tỷ lệ bằng phương pháp (khi bình phương) được trình bầy ở bảng 4.4. và biểu đồ 4.2.(trang 46)
Bảng 4.4. Kiểm định sự sai khác tỷ lệ nhiễm Fasciola spp
giữa 2 vùng sinh thái
Kiểm định sự sai khác về tỷ lệ nhiễm Fasciola spp của trâu, bò, dê ở 2 vùng sinh thái cho kết quả ²tn lần lượt là 0,842; 0,035; 0,154 đều nhỏ hơn
²lt = 3,841 chúng tôi kết luận tỷ lệ nhiễm Fasciola spp của trâu, bò, dê ở 2 vùng sinh thái là khác nhau (với mức ý nghĩa α = 0,05).
Theo chúng tôi điều kiện để Fasciola spp tồn tại được là trong vòng đời của chúng bao giờ cũng phải có ký chủ trung gian truyền bệnh là ốc Limnaea viridis, ốc muốn tồn tại được thì phải có môi trường nước ngọt là vùng có nhiều ao hồ, sông ngòi, kênh mương, bãi chăn thả ngập nước thì mầm bệnh ở các nơi đó phát triển và khép kín được vòng đời. Ngược lại ở vùng trung du,
Vùng I Vùng II Loài gia súc Số mẫu nhiễm (mẫu) Tỷ lệ (%) Số mẫu không nhiễm (mẫu) Tỷ lệ (%) Số mẫu nhiễm (mẫu) Tỷ lệ (%) Số mẫu không nhiễm (mẫu) Tỷ lệ (%) Kết quả kiểm định Trâu 37 56,92 28 43,08 47 49,47 48 50,53 ²tn = 0,842 < ²lt = 3,841 Bò 35 45,45 42 54,55 39 41,93 54 58,07 ²tn = 0,035 < ²lt = 3,841 Dê 8 12,31 57 87,69 7 10,15 62 89,85 ²tn = 0,154 < ²lt = 3,841
miền núi thì có diện tích bãi chăn thả rộng chủ yếu chăn thả ven sườn đồi, sườn núi ít mương máng, ao tù, vũng nước đọng nên khả năng tiếp xúc với mầm bệnh của trâu, bò, dê là ít.
Do vậy ở vùng đồng bằng, huyện Gia Viễn có tỷ lệ nhiễm cao hơn ở vùng trung du, miền núi là huyện Nho Quan. Trâu ở 2 vùng vẫn có tỷ lệ nhiễm cao hơn bò là do trâu thích ăn cỏ ở nơi ngập nước, cỏ ở những mương máng hơn bò ngược lại bò lại thích ăn cỏ ở những bãi chăn thả trên khô, do vậy trâu dễ bị nhiễn kén Adolescaria và vòng đời căn bệnh được khép kín.
Tỷ lệ nhiễm Fasciola spp trên dê không cao so với trâu và bò do phần lớn dê được nuôi được chăn thả ở sườn đồi, núi nên dê ít có cơ hội tiếp xúc với mầm bệnh Adolescaria.
Vùng trung du, miền núi huyện Nho Quan chăn nuôi gia súc nhiều nên người dân ở đây không những chăn thả ở các bãi trong vùng còn trồng cỏ cho trâu, bò, dê ăn mà còn chăn thả ở các bãi quanh vùng và cắt cỏ ở các vùng khác về cho trâu, bò, dê ăn nên vô tình đã làm cho gia súc của mình bị nhiễm
Fasciola spp từ các vùng khác, mặt khác tuy Nho Quan là huyện vùng cao nhưng các bãi chăn thả gia súc thường nằm trong vùng trũng và ở đây có độ ẩm cao, cây cỏ mọc tốt là môi trường thuận lợi cho Fasciola spp cư trú và phát triển nên khả năng gia súc nhiễm Fasciola spp từ đây rất dễ sẩy ra.
56.92 45.45 45.45 12.31 49.47 41.93 10.15 0 10 20 30 40 50 60 Đồng bằng Miền núi Trâu Bò Dê
Biểu đồ 4.2. Tỷ lệ nhiễm Fasciola spp trâu, bò, dê giữa hai vùng sinh thái.
Các kết quả nghiên cứu của các tác giả về tỷ lệ nhiễm Fasciola spp qua xét nghiệm phân đã từng công bố. Trần Văn Quyên, (1996) [27] trâu ở miền núi nhiễm sán lá gan với tỷ lệ 35,5%. Nguyễn Văn Diên, (1997) [4] bò ở Tây Nguyên nhiễm 61,75%, cao hơn so với tỷ lệ mổ khám 58,06%. Phan Lục, (1993) [21] trâu ở miền Bắc nhiễm 70%, bò nhiễm 61,2%, dê nhiễm 20%. Phan Địch Lân, Phạm Sỹ Lăng, (2001) [12] thì tỷ lệ nhiễm ở trâu từ 51,2 - 57,5%. Phan Lục, Trần Văn Quyên, Nguyễn Văn Thọ, Lê Thị Tuyết Minh, (2001) [24] cho biết tỷ lệ nhiễm Fasciola spp trên đàn trâu bò nước ta rất cao, cao nhất vùng đồng bằng từ 58 - 62%, đến vùng trung du từ 55 - 57%, và miền núi nhiễm thấp nhất từ 25 - 40%.
Mặc dù điều kiện sinh thái ở 2 vùng là khác nhau nhưng cả 2 vùng đều có những thuận lợi riêng cho mầm bệnh tồn tại và phát triển. ở vùng đồng bằng có bãi chăn thả rộng thuận lợi cho việc chăn thả trâu, bò, dê tập trung với số lượng lớn, vùng đồng bằng còn có nhiều ruộng nước, ao hồ, kênh mương là điều kiện tốt cho ký chủ trung gian của sán tồn tại và phát triển nên nguy cơ nhiễm sán của trâu, bò, dê là rất cao, đặc biệt nguy hiểm là sán lá gan lớn.
Vùng miền núi do trâu, bò, dê được chăn thả tự do hay bán tự do nên thường thải phân tự do trên đồng cỏ, bãi chăn thả, đường đi, nơi ăn uống và đi lại hàng ngày. phân trâu, bò, dê lưu cữu nhiều ngày ở bãi chăn thả, đồng cỏ ruộng lúa sau khi thu hoạch là điều kiện thuận lợi cho nhiều ký chủ trung gian sinh sống, tồn tại và phát triển. Mặt khác tại chuồng trại trong các hộ gia đình, phân trâu, bò, dê cũng không được dọn dẹp thường xuyên, nền chuồng thường là đất tự nhiên không được láng bằng si măng hay gạch do vậy đất, phân, nước tiểu thường được để lâu đấy cũng là yếu tố để gia súc có nguy cơ lây nhiễm cao.
4.1.2.4 Cường độ nhiễm Fasciola spp ở trâu, bò, dê tại các điểm nghiên cứu
Trong quá trình xét nghiệm phân tìm trứng Fasciola spp trên trâu, bò, dê ở 2 huyện, chúng tôi đồng thời tiến hành đánh giá mức độ nhiễm trứng sán trong phân của chúng để thông qua đó có thêm cơ sở để đánh giá mức độ nhiễm nặng hay nhẹ của vật nuôi nhiễm bệnh. Cường độ nhiễm là số trứng trung bình/1g phân và đánh giá theo 3 mức nhiễm nhẹ, nhiễm trung bình, nhiễm nặng kết quả được trình bầy tại bảng 4.5 và biểu đồ 4.3a, 4.3b (tr. 49).
Bảng 4.5. Cường độ nhiễm Fasciola spp ở trâu, bò, dê.
kết quả ở bảng 4.5 cho thấy.
ở huyện Gia Viễn tỷ lệ nhiễm như sau:
Trâu nhiễm nhẹ với tỷ lệ: 56,75%, nhiễm trung bình: 32,43% và nhiễm nặng là 10,82%.
Bò nhiễm nhẹ với tỷ lệ: 62,85%, nhiễm trung bình: 28,57% và nhiễm nặng là 8,58%.
Dê nhiễm nhẹ với tỷ lệ: 87,5%, nhiễm trung bình: 12,5% và không có nhiễm nặng.
Cường độ nhiễm (trứng/g phân) Nhẹ Trung bình Nặng Huyện Loài gia súc Số nhiễm (mẫu) Số nhiễm (mẫu) Tỷ lệ nhiễm (%) Số nhiễm (mẫu) Tỷ lệ nhiễm (%) Số nhiễm (mẫu) Tỷ lệ nhiễm (%) Trâu 37 21 56,75 12 32,43 4 10,82 Bò 35 22 62,85 10 28,57 3 8,58 Gia Viễn Dê 8 7 87,5 1 12,5 0 0 Trâu 47 35 74,47 9 19,15 3 6,38 Bò 39 25 64,11 13 33,33 1 2,56 Nho Quan Dê 7 7 100 0 0 0 0
Huyện Nho Quan tỷ lệ nhiễm:
Trâu nhiễm nhẹ với tỷ lệ: 74,47%, nhiễm trung bình: 19,15% và nhiễm nặng là 6,38%.
Bò nhiễm nhẹ với tỷ lệ: 64,11%, nhiễm trung bình: 33,33% và nhiễm nặng là 6,38%.
Dê nhiễm nhẹ với tỷ lệ: 100%, không bị nhiễm trung bình và nhiễm nặng. 56.75 32.43 62.85% 28.57 87.5 12.5 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Trâu Bò Dê Nhẹ Trung bình Nặng
Biểu đồ 4.3a. Cường độ nhiễm Fasciola spp ở trâu, bò, dê qua xét nghiệm phân tại huyện Gia Viễn
74.47 64.11 64.11 100 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Trâu Bò Dê Nhẹ Trung bình Nặng
qua xét nghiệm phân tại huyện Nho Quan
Khi mức độ nhiễm sán của gia súc cao thì chúng ta có thể tìm được trong phân có nhiều trứng sán hay cường độ nhiễm trứng trong phân sẽ nặng, và ngược lại khi mức độ nhiễm sán của gia súc ít thì cường độ nhiễm trứng trong phân sẽ thấp. Mức độ nhiễm nặng hay nhẹ tùy thuộc vào thời gian sán tồn tại trong cơ thể gia súc vì sán trưởng thành có thể sống trong ký chủ trung bình từ 3 - 5 năm, có trường hợp sán trưởng thành sống tới 11 năm trong cơ thể ký chủ. Vì vậy gia súc càng già thì thường nhiễm sán càng nặng và cường độ sán trong cơ thể càng cao.
ở bò huyện Gia Viễn nhiễm ở mức trung bình nhiễm 28,57% thấp hơn huyện Nho Quan nhiễm 33,33%, còn ở mức nhẹ huyện Gia Viễn nhiễm 62,85%, huyện Nho Quan nhiễm 64,11%.
Riêng đối với dê huyện Gia Viễn không có nhiễm nặng chỉ có nhiễm nhẹ là 87,5% và nhiễm trung bình là 12,5%. Còn ở huyện Nho Quan dê chỉ nhiễm ở cường độ nhẹ, không nhiễm ở mức trung bình và nặng.
Kết quả của chúng tôi phù hợp với một số kết quả đã công bố như Trịnh Văn Thịnh, Đỗ Dương Thái, (1978) [31]. Phan Địch Lân, (1978) [12]. Trần Văn Vũ, (1997) [43]. Nguyễn Trọng Kim, (1995) [11].
4.1.2.5 Tỷ lệ nhiễm Fasciola spp ở trâu, bò, dê theo lứa tuổi qua xét nghiệm phân
Nhằm tìm hiểu xem độ tuổi nào của gia súc có tỷ lệ nhiễm Fasciola gigantica cao, độ tuổi nào nhiễm thấp, để tạo cơ sở cho việc đưa ra các biện pháp phòng trừ có trọng tâm, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu, đánh giá xem tỷ lệ nhiễm Fasciola spp theo các độ tuổi khác nhau trên trâu, bò, dê ở hai huyện thuộc địa bàn nghiên cứu.
Thông qua phương pháp xét nghiệm phân tìm trứng Fasciola spp của gia súc ở các độ tuổi khác nhau và dựa vào đặc tính phát triển, chúng tôi chia trâu, bò làm 3 lứa tuổi: từ 1 - 3 năm tuổi (trâu, bò non), từ 4 - 8 năm tuổi (trâu, bò trưởng thành) và lớn hơn 8 nămtuổi (trâu, bò già). Riêng ở dê chúng tôi
chia làm 2 lứa tuổi: ≤ 1 năm tuổi (lứa tuổi theo mẹ và hậu bị), > 1 năm tuổi (lứa tuổi trưởng thành và sinh sản).
Kết quả được trình bầy tại bảng 4.6 (trang 51) và Biểu đồ 4.4a, 4.4b (trang 53), đồ thị 4.4c (trang 54).
Từ kết quả ở bảng 4.6. cho thấy, khi so sánh tỷ lệ nhiễm Fasciola spp ở các độ tuổi khác nhau thông qua tỷ lệ số mẫu phát hiện nhiễm với tổng số mẫu lấy xét nghiệm ở 2 huyện.
Trâu, bò, dê ở 2 huyện nhiễm Fasciola spp đều tăng dần theo lứa tuổi, điều này phù hợp với đặc tính sinh học của sán lá gan và đặc điểm sinh học, tập tính, thói quen ăn uống của gia súc.
Bảng 4.6. Tỷ lệ nhiễm Fasciola spp theo tuổi ở trâu, bò, dê