Các hình thức khai thác chủ yếu

Một phần của tài liệu 24231 16122020235238279bnhonthinkhalungiangminhchnh (Trang 31)

7. Bố cục của đề tài

2.1. Các hình thức khai thác chủ yếu

Ở nước ta, nhất là những vùng núi Tây Bắc là nơi chứa đựng nhiều tài nguyên quí và được khai thác từ lâu đời như vàng, bạc, đồng, kẽm, sắt, chì, thiếc,… Vào thế kỉ XIX, khi đã ổn định được tình hình, các vua nhà Nguyễn bắt đầu thi hành các chính sách nhằm phát triển đất nước. Ngành khai thác khoáng sản cũng được chú trọng đầu tư, mở rộng cả về quy mô, chăt chẽ về tổ chức, khẳng định mạnh mẽ vai trò của nhà nước. Chế độ lãnh trưng là phổ biến trong việc khai thác mỏ dưới triều Nguyễn, nhưng tùy theo điều kiện tài chính, nhân lực và trình độ quản lý, việc khai thác được phân theo các hình thức sau:

Do nhà nước quản lý.

Do tư nhân người Việt tổ chức khai thác. Do thương nhân Hoa kiều khai thác.

Do các tù trưởng người dân tộc thiểu số khai thác. Do nhân dân tự đứng ra tổ chức khai thác.

2.1.1. Do nhà nƣớc quản lý

Với quan điểm, tài nguyên khoáng sán là vật quý của nhà nước, nhà nước có bộ máy, có quân đội và nhân lực, vì vậy, Nhà nước có trách nhiệm và ưu thế để khai thác nguồn lợi khoáng sản trong nước. Dưới triều Nguyễn, việc khai thác khoáng sản đã được đẩy mạnh, hàng chục mỏ khoáng sản q có trữ lượng lớn đã được triều đình đứng ra đảm nhận khai thác như mỏ vàng Chiên Đàn ở Quảng Nam, Hội Nguyên ở Nghệ An, Tiên Kiều (Tuyên Quang), Phú Nội, Phú Bình, Phúc Phú (Cao Bằng), Gia Nguyên (Hưng Hóa); mỏ bạc Tống Ninh, Nhân Sơn (Thái Nguyên); mỏ kẽm Phong Miêu Thượng (Quảng Nam), Hưng Sơn, Chỉ Sơn (Thái Nguyên) và các mỏ gang, mỏ sắt ở Thừa Thiên, mỏ than ở Quảng Nam,....[33, tr. 451].

khai khai thác.

Các mỏ do nhà nước đứng ra khai thác đều có qui mơ lớn. Các mỏ này khi được tư nhân phát hiện và khai thác có hiệu quả thì triều đình sẽ cử quan đại thần đến trực tiếp phụ trách hoặc giao cho quan tỉnh đảm nhận việc khai thác. Minh Mạng năm thứ 15 đã ra chỉ dụ: “Lần ấy, chì chứa ở kho hiện đã hết sạch, trấn Quảng Nam

ngun có mỏ chì, trước đã niêm phong đóng lại; nay tức khắc cho khai thác để có việc cần dùng đến, vậy phái Thị lang bộ Hộ là Vũ Đức Khuê đi cùng với Lang trung bộ Công là Trần Văn Tuyên và viên bị cách chức là Ngô Triềm Viễn tới nơi mỏ ấy... Đỗ Khắc Thư và Trương Văn Uyển ở tỉnh ấy, phải nên thay phiên nhau lần lượt tới đó hội họp mà làm; phủ huyện sở tại cũng đều phải luôn phiên đốc sức không được giao hẳn cho nha lại để sinh ra tệ hại” [11, tr. 224-225]. Nhà nước

cũng xuất tiền ra để mộ phu, điều động dân binh, thuê thợ lành nghề có kĩ thuật để khai thác. “Mỏ vàng Tiên Kiều (Tuyên Quang) ở thời điểm năm 1833 huy động

1820 lính và 1302 thợ, có cả kỹ thuật viên Hoa Kiều đến khai thác. Mỏ vàng Chiên Đàn (Quảng Nam) năm 1831, Phan Thanh Giản đem 300 linh và mộ 700 dân địa phương để khai thác. Tiền và gạo được cấp đầy đủ. Năm 1839,ở mỏ bạc Tống Tinh, Phan Thanh Giản được lệnh chi 5000 quan tiền cho phu mỏ.....” [2, tr. 50]. Tuy nhiên, sau một thời gian khai thác, tất cả các mỏ do nhà nước điều hành đều bị thua lỗ, bị phá sản, quan lại bị cách chức nên nhà nước giao các mỏ lại cho tư nhân lãnh trưng. Chẳng hạn như năm 1838, Minh Mạng đã ra chỉ dụ ngừng việc khai thác và trách phạt đối với quan viên trông coi việc khai thác mỏ vàng Tiên Kiều ở Tuyên

Quang “…khởi cơng tìm kiếm từ tháng 10 năm ngoái đến nay, đã trải lâu ngày, hao

phí của kho khơng ít, mà trước sau được vàng chỉ hơn 5 lạng. Hãy cịn ít ỏi chẳng đáng bao nhiêu? Những quan kinh quan tỉnh phái ra đó thực là khơng tốt. Vậy Lang trung Mai Viết Trung thì cách chức bắt về kinh đợi chiếu chỉ, cịn suất đội lại dịch theo làm việc thì giao cho tỉnh đấy phân biệt trị tội để răn. Mỏ ấy thì giao cho tỉnh ấy chiêu mộ thuê mướn dân đãi vàng và thổ dân cho họ tự tìm kiếm đem nộp” [11,

tr.256].

Nguyên nhân thất bại của các mỏ do nhà nước đứng ra khai thác chủ yếu là do trình độ quản lý, trách nhiệm, sự am hiểu chun mơn của các quan phụ trách cịn thấp,kỹ thuật khai thác cịn thơ sơ. Bên cạnh đó cịn gặp phải nhiều khó khăn do sự chống phá của các kỹ thuật viên Hoa kiều do nhà nước thuê mướn, tình hình tiêu cực và mê tín dị đoan... Nhưng rõ ràng nguyên nhân cốt lõi của sự thất bại này chính là do phương thức khai thác lỗi thời, những đãi ngộ hà khắc, bóc lột nhân công theo công trường thủ công nô dịch phong kiến. Nhân lực huy động tuy đông nhưng đa số là binh lính và những dân phu được triệu tập theo chế độ binh dịch, lao dịch. Lính và thợ bị lao động cưỡng bức, không dựa trên thành quả lao động để khuyến khích thợ tạo nên nhiều sản phẩm mà chủ yếu là trừng phạt theo biện pháp của quân đội. Họ bị vắt kiệt sức lao động nhưng tiền cơng lại được nhận rất thấp, thậm chí khơng được trả cơng, những điều này khiến họ khơng hết lịng với cơng việc. Mặc khác, chính vì họ là những người lính, dân phu bị cưỡng bức lao dịch do đó kinh nghiệm khai đào, nấu quặng của họ gần như bằng khơng, khiến các xưởng mỏ của triều đìnhkhơng đạt được hiệu quả cao, nhiều mỏ bị thua lỗ nặng nề.

2.1.2. Do tƣ nhân ngƣời Việt tổ chức khai thác

Bên cạnh hình thức khai thác mỏ do nhà nước đứng ra tổ chức, hình thức khai thác do tư nhân tổ chức cũng rất phổ biến dưới triều Nguyễn. Triều đình sẽ đứng ra tổ chức đấu thầu, các ông chủ người Việt sẽ bỏ tiền ra để đấu thầu, ngư

” [25, tr. 90]. Dưới triều Nguyễn có những tên tuổi của các nhà khai thác nổi tiếng như Nguyễn Trí Hịa, Chu Danh Hổ, Đoàn Trương Đức,…. Những nhà buôn này khi nhận được giấy phép khai thác của triều đình sẽ tiến hành chiêu mộ dân phu để khai thác. Từ năm 1810 đến 1821, Nguyễn Trí Hịa đã mộ phu khai thác mỏ ở Yên Lãng (Hưng Yên). Năm Minh Mạng thứ 16 (1835), hưởng ứng lời triều đình kêu gọi, những người có tài sản đứng ra nhận lãnh việc khai mỏ, Chu Danh Hổ đã xin khai thác kẽm ở mỏ Bản Sơn (thuộc tỉnh Thái Nguyên) và được chuẩn cho: “Người tỉnh

Bắc Ninh là Chu Danh Hổ, tình nguyện tự xuất tài sản, mộ nhiều phu có vốn, khai nấu để nộp bán” [11, tr. 239].

Nhờ có vốn liếng và kỹ thuật, Chu Danh Hổ đã có một đội thợ khai thác tốtvới tồn những người có kinh nghiệm khai thác kẽm, am hiểu kĩ thuật nấu quặng. Chu Danh Hổ thuê họ làm việc theo chế độ lao công tự do, nghĩa là sử dụng họ theo chế độ thuê mướn nhân công, làm việc có giờ giấc nhất định. Ơng cũng trả công cao hơn tiền công trong trường mỏ của nhà nước.“Mỗi phu mỏ và những thợ chuyên nấu

lò được trả 12 quan tiền mỗi tháng, trong khi giá nhà nước cao nhất là 9 quan tiền mỗi tháng, thấp nhất là 1 tiền 30 đồng (<0,2 quan) mỗi tháng” [41]. Nhờ mạnh tay

trả cơng cao để khuyến khích người thợ làm việc, xưởng mỏ của Chu Danh Hổ nhanh chóng hoạt động có hiệu quả và đem lại năng xuất cao. Số kẽm khai thác được sẽ bán cho triều đình với giá 22 quan trên 100 cân (vì lúc này triều đình nắm độc quyền về việc mua bán kẽm cũng như đồng, chì, thiếc,…).

Lối kinh doanh của Chu Danh Hổ được xem là hiện tượng phát triển tiềm lực kinh tế trong nước theo một phương thức làm ăn mới cần được chú ý vào đầu thế kỉ XIX ở nước ta. Với những công lao trong khai thác kẽm và phụng sự triều đình, Chu Danh Hổ được vua Minh Mạng thưởng hàm Chánh bát phẩm Bá Hộ, trở thành người có vai vế trong hàng ngũ quan viên chức sắc tại địa phương.

Năm 1839, Đồn Trương Đức xin triều đình tiếp tục cho lĩnh trưng khai thác mỏ vàng Nơng Đồn ở tỉnh Lạng Sơn và được triều đình chuẩn cho. Tuy nhiên triều đình

cho rằng,Đồn Trương Đứclà một kẻ giảo quyệt nên mặc dù cho phép tiếp tục khai thác nhưng mỗi năm đều cho quan viên đến khám lại để tùy theo đó mà nộp thuế cho triều đình.

Như vậy có thể thấy, dưới triều Nguyễn hình thức khai thác do tư nhân lãnh trưng cũng rất được chú trọng và nó cũng đã đem lại cho nhà nước một nguồn lợi lớn nhất định về thuế.

2.1.3. Do thƣơng nhân Hoa kiều khai thác

Người Hoa có mặt rất sớm trong các đơ thị và miền núi phía Bắc nước ta. Họ buôn bán và khai thác mỏ. Dưới thời Nguyễn, Nhà nước bãi bỏ chế độ quản giám, cho phép thương nhân Hoa kiều lãnh trưng để khai thác. Hàng năm nộp thuế dưới sự kiểm sốt của chính quyền địa phương và quan lại triều đình. Do đó, mặc dù nhà nước chỉ giới hạn số phu mỏ không quá một trăm người và người đấu thầu phải được người trong nước bảo lãnh (thường là quan lại của triều đình) nhưng người Hoa với vốn liếng và kinh nghiệm khai thác họ đứng ra lãnh trưng rất nhiều mỏ và khai thác có hiệu quả.

Năm Gia Long thứ 2 (1803), có hai người Thanh là Đàm Kỳ Trân, Vi Chuyển Ba xin lĩnh khai mỏ bạc ở Tuyên Quang, mỗi năm nộp 80 lạng bạc. Năm 1811, tại mỏ sắt La Bôn ở Biên Hịa có “bọn lái bn người Thanh là Lâm Úc Trân và Lý

Kính lãnh trưng, mộ người thổ dân và người Thanh lập đội Thiết trường, mỗi năm nộp thuế sắt mỗi người 50 cân”[24, tr. 814]. Năm 1830, “Trấn Thanh Hoa có người nước Thanh là Lương Xương xin khai mỏ đồng ở châu Lang Chánh, nộp thuế hằng năm. Trấn thần xin cho. Vua cho” [25, tr.114].Tuy nhiên, sau đó khơng lâu, triều

đình lại cho rằng, việc khai thác mỏ đồng này là khơng cần thiết, nên đã cho đình chỉ khơng khai thác nữa.

Sau khi khai thác các mỏ, số thuế mà họ phải đóng cho triều đình là rất nhỏ cịn phần lớn sản phẩm khai thác được họ đưa về nước hoặc bán ra thị trường bên ngồi có lãi cao hơn. Như “mỏ bạc Tống Tinh nước ta rất nhiều chất bạc, mà ta chỉ đánh

thuế như thuế buôn bán cho phép người Thanh được khai, hằng năm họ lấy được 2 trăm vạn lạng bạc tốt mang ngầm về nước”

c hiện, nguời Hoa là đa số những ông chủ trúng thầu, nạn chảy máu vàng và khống sản qúy vẫn tiếp tục diễn ra.Triều Nguyễn khơng những bất lực, chịu thất bại trong việc tổ chức khai thác các mỏ quốc doanh mà còn bất lực ngay cả việc quản lý tài sản sau khi nguời Hoa đã khai thác.

2.1.4. Do các tù trƣởng ngƣời dân tộc thiểu số khai thác

Địa bàn cư trú của các dân tộc thiểu số cũng chính là nơi chứa đựng hàng trăm mỏ khống sản của nước ta. Do đó, từ lâu đời, họ đã là chủ nhân phát hiện và là người khai thác tại chỗ có hiệu quả nhất. Vào thế kỷ XIX, nhiều thế lực khai thác mỏ đã tấn công vào miền núi. Nhưng các thổ ty, tù trưởng vẫn giữ vị trí quan trọng của mình trong việc khai thác, bởi lẽ họ có sự hiểu biết sâu rộng về địa lí nơi mình sinh sống. Họ có nhân lực, có phuơng pháp khai thác cổ truyền và có kinh nghiệm tìm kiếm, nhưng họ khơng có vốn lãnh trưng và kinh doanh, nên họ được Nhà nước cho vay và trả lãi bằng sản phẩm. Họ thuê Hoa Kiều làm kỹ thuật và mướn nhân công là người dân tộc để lĩnh trưng khai thác. “

” [40].

Mặc dù các mỏ này do tù trưởng đứng ra lĩnh trưng khai thác, nhưng số vốn bỏ ra lại do nhà nước cho vay, do đó quan hệ chính vấn là quan hệ thống trị và nô dịch kiểu phong kiến kết hợp sự ràng buộc khắt khe của quân pháp rất nặng nề. Vào thế kỷ XIX, quan hệ sản xuất này đã lỗi thời nên hiệu quả sản xuất trong các mỏ người dân tộc lãnh trưng và khai thác đều không đạt được năng xuất cao.

2.1.5. Do nhân dân tự đứng ra tổ chức khai thác

ao cho dân địa phương tự khai thác, nộp thuế gọi là thuế hộ thủ công, như hộ vàng, hộ sắt.

trông coi cho các quan ở tỉnh, châu, xã và thông qua báo cáo của các quan viên địa phương đó để quyết định thuế khóa cho các hộ vàng, hộ sắt,.. này

đô

[2, tr. 54].

2.2. Kỹ thuật khai thác khoáng sản dƣới triều Nguyễn (1802-1883) 2.2.1 Kỹ thuật khai thác mỏ do nhà nƣớc quản lý

Vào nửa đầu thế kỉ XIX, trong các mỏ do nhà nước quản lí, về cơ bản kỹ thuật khai thác cũng giống như những giai đoạn trước, còn lạc hậu, khai thác bằng thủ cơng là chính. Trước khi tiến hành khai thác, triều đình sẽ cho người đến khám xét, nếu lượng quặng dồi dào, chất quặng tốt thì mới cho khai đào. Năm 1827, Minh Mạng cho nấu thử quặng vàng sống tìm được ở Hội Nguyên (Thái Nguyên) thấy là quặng vàng tốt thì mới cho người đến khai thác [11, tr. 246].

Để tiến hành khai thác, “trước hết làm lễ kính cáo thần núi, rồi đơn đốc ra sức

xẻng để đào bới,

giống chóp nón) để tuyển khống vật ra khỏi tạp chất. Tùy theo vật liệu có được, có thể tự chế ra mâm đãi hay nón đãi. Đầu tiên đào một hố hình lịng chảo, nèn chắc, đáy sâu nhất chừng 10 cm, đường kính miệng hố nhỏ hơn đường kính của nắp. Sau đó, đặt tấm sắt đáy lên miệng hố, rồi dùng búa hoặc chày nện vào tâm miệng sắt cho lõm xuống, sao cho đáy lõm lượn thật đều theo hình lịng chảo của hố đất. Cuối cùng dùng đầu xà beng hay đầu thanh sắt to, tống mạnh tay vào chính giữa đáy lịng chảo để tạo mấu lõm xuống 1cm như chóp cái nón. Thế là một dụng cụ đãi khống đã được tạo xong. Nhân dân mỗi nơi gọi nó bằng một tên khác nhau: nón đãi, mâm đãi, bồn đãi. Việc tạo các công cụ đãi vàng đơn giản như vậy là không tốn kém bao nhiêu, người ta tự làm lấy được. Cách đãi đơn giản nhất là cho tất cả cát, đất, đá, bùn vào nón đãi. Nghiêng nón cho nước tràn vào. Bóp vụn hết đất và cục sét, rửa sạch cuội rồi vứt bớt cho đỡ nặng. Hai tay cầm hai mép nón đãi, xoay đi xoay lại hai chiều xuôi ngược kim đồng hồ ở dưới mặt nước. Bùn và khoáng vật nhẹ sẽ nổi dần lên, văng ra theo lực li tâm và trôi đi. Cứ như thế, làm nhiều lần cho đến khi nước trong. Nghiêng nón nhắc lên cho nước ra, sẽ thu được các khoáng vật như mong muốn.Sau khi thu được quặng khống sản rồi thì cho đặt lị nấu gần cạnh đó để nấu luyện thành khoáng sản nguyên chất [37].

Trong các mỏ khoáng sản của nhà nước quản lí, số lượng thợ mỏ rất đơng, lên đến vài trăm người chia thành nhiều đội để khai thác. Tuy nhiên, những người thợ trong các mỏ của nhà nước là những người lính và những dân phu được triệu tập theo chế độ binh dịch, lao dịch. Họ bị vắt kiệt sức lao động nhưng tiền cơng được nhận rất thấp, thậm chí khơng được trả cơng – điều này khiến họ khơng hết lịng vì cơng việc. Mặc khác, họ khơng có kinh nghiệm khai đào, nấu quặng nên việc khai thác mới không đạt hiệu quả cao và thường xuyên thua lỗ.

2.2.2. Kỹ thuật khai thác mỏ do tƣ nhân quản lí

So với nhà Nguyễn, tư nhân người Việt hay người Hoa cũng đều có kỹ thuật, phương pháp khai thác tiến bộ hơn nhà nước.

Những người tư nhân người Việt có cách làm khác, tiến bộ hơn so với nhà nước. Họ tìm hiểu những thiếu sót trong cách khai thác, quản lý của nhà nước để tìm ra cách thức khai thác hiệu quả. “Chu Danh Hổ tuyển mộ những người có kinh nghiệm

khai thác kẽm, am hiểu kĩ thuật nấu quặng, trả công cao hơn tiền công trong trường mỏ của nhà nước, sử dụng họ theo chế độ th mướn nhân cơng, làm việc có giờ

Một phần của tài liệu 24231 16122020235238279bnhonthinkhalungiangminhchnh (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)