7. Bố cục của đề tài
2.4. Quy định về thuế
Dưới triều Nguyễn, thuế khoáng sản được quy định rất cụ thể, rõ ràng đối với từng loại và có sự thay đổi qua các thời vua Nguyễn.
Đối với mỏ vàng, ở mỗi mỏ khác nhau sẽ có quy định về mức thuế khác nhau, tùy thuộc vào chất lượng của từng mỏ mà thu cho phù hợp. Thuế mỏ vàng được thu bằng vàng, có thể là vàng vụn hoặc vàng nguyên chất.
Mỏ vàng Hội Nguyên (Nghệ An), năm 1828 giao cho người Hoa là Hoàng Ngũ Kí khai thác, mỗi năm nộp thuế 10 lạng vàng chín tuổi. Đến năm 1830, Hồng Ngũ Kí bỏ trốn nên mỏ ấy bỏ hoang [11, tr. 206].
Mỏ Phong Hành (Bắc Ninh), dưới thời Gia Long quy định số thuế là 3 lạng vàng. Đến thời Minh Mạng tăng lên 5 lạng, sau cho người khám xét thấy khí vàng tốt nên đã cho tăng lên 7 lạng [11, tr. 206].
Ở Thái Nguyên, các mỏ được khai thác dưới thời Gia Long như mỏ Kim Hi, Bảo Nang, Mường Đun, Sảng Mộc đều lấy 3 lạng vàng làm chuẩn để quy định số thuế. Sang thời Minh Mạng, năm 1831, các mỏ này đều được cho lấp lại vì “người
trưởng mỏ khơng muốn nộp bán” [11, tr. 207]. Đến năm 1832 thì cho khai thác trở
lại, đồng thời cũng tăng ngạch định thuế. Mỏ Kim Hi tăng lên 12 lạng vàng, sau đó tăng lên 8 lạng nữa thành 20 lạng vàng cả năm (1839). Mỏ Bảo Nang tăng lên 6 lạng, Sảng Mộc tăng lên 7 lạng và Mường Đun tăng 11 lạng [11, tr. 207 - 208]. Sang thời Thiệu Trị, Tự Đức cũng chiếu theo ngạch thuế thời Minh Mạng để thu.
Các mỏ vàng ở Hưng Hóa tùy theo chất lượng vàng mà quy định số thuế. Mỏ Hạt Ong, ngạch thuế quy định dưới thời Gia Long là 5 lạng, đến năm 1840 tăng lên 6 lạng, sau đó Thiệu Trị, Tự Đức đều tăng lên 7 lạng. Mỏ Gia Nguyên là 2 lạng, Bản Lỗ là 6 lạng, sau tăng lên 10 lạng. Mỏ động Hương Sơn thu thuế vàng vụn là 5 đồng cân, đến thời Minh Mạng vì “khí vàng bốc lên ít” mà cho lấp lại [11, tr. 210].
Ở Tuyên Quang, theo lệ thời Gia Long, ngạch định thuế là 1 lạng. Riêng mỏ Tiên Kiều là 6 lạng, mỏ Niệm Sơn, Quan Quang là 4 lạng. Năm 1831, các mỏ này bị cho lấp đi, sau đó thì cho hoạt động lại và tiếp tục thu thuế. Mỏ Tiên Kiều tăng lên 10 lạng (1851), mỏ Mậu Duệ tăng 2 lạng (1847), mỏ Niêm Sơn, Quan Quang
tằn lên 6 lạng (1839), sau là 10 lạng (1849), Linh Hồ tăng 5 lạng (1839) [11, tr.212 - 213].
Các mỏ vàng ở Lạng Sơn hầu hết đều được khai thác dưới thời Minh Mạng. Mỏ Hữu Lân khai thác năm 1822, số thuế phải nộp mỗi năm là 3 lạng vàng. Đến năm 1826 vì bị bỏ hoang nên được miễn thuế. Năm 1829 thì được khai thác trở lại, nộp 3 lạng vàng 10 tuổi mỗi năm. Sang thời Tự Đức 1848, do khí vàng khơng thịnh nên được giảm xuống 2 lượng mỗi năm. Mỏ Đồng Phốc thu thuế 3 lạng, đến năm 1845 tăng lên 5 lạng, sau đó được lấp lại vào năm 1849. Mỏ Nông Đồn khai thác năm 1832, cả năm nộp thuế 5 lạng vàng mười tuổi và nộp bán vàng vụn 5 lạng. Đến năm 1848 cho giảm xuống còn 3 lạng. Mỏ Phúc Vượng thu thuế 4 lạng vàng vụn nguyên chất mỗi năm, lấy 6 năm làm hạn tăng thêm 2 lạng thành 6 lạng mỗi năm…. [11, tr.214 - 217].
theo lệ cũ cả năm nộp thuế bằng vàng 3 lạng”[11, tr. 219], năm Tự Đức thứ 2 (1849), vì “khí vàng hao hết xét giảm cho 5 đồng cân, thành ra cả năm nộp thuế bằng vàng là 2 lạng 5 đồng cân”[11, tr. 219].
Đối với mỏ bạc, thuế mỏ bạc được nộp bằng bạc, số bạc phải nộp dựa trên chất lượng của mỏ đó. Mỏ ba động An Thượng, Lơ Hạ, An Khương (Thanh Hóa), được vua Gia Long cho khai thác vào năm 1808, cả năm nộp thuế bằng bạc 100 lạng. Tuy nhiên đến năm 1813 mỏ này bị bỏ hoang nên miễn thuế lệ [11, tr. 221].
Thái Nguyên là tỉnh có nhiều mỏ bạc được khai thác nhất ở thời kì này. Trong đó có các mỏ như Tống Tinh, Phúc Sơn, Bông Ngân, Ngân Sơn, Kéo Nàng, Đông Lạc,… Mỏ Tống Tinh được tổ chức khai thác từ năm 1803, nộp thuế bằng bạc là 150 lạng. Đến năm 1817, sau khi khám thấy mỏ bạc sút kém nên xét giảm 50 lạng, hằng năm còn nộp 100 lạng. Sau nữa, vua Minh Mạng cho người đi khám thấy sắc bạc đẹp nên năm 1840 cho tăng lên là 130 lạng. Năm 1846, vua Thiệu Trị lại cho người ra khám thấy sắc bạc thực sáng đẹp nên lại tăng thêm 70 lạng, thành ra cả năm phải nộp 200 lạng [11, tr. 221]. Mỏ Phúc Sơn theo lệ mỗi năm nộp thuế bằng bạc 500 lạng, nhưng vì khám thấy mãnh vụn ở mỏ sút kém nên xét giảm 100 lạng,
còn 400 lạng mỗi năm. Năm 1822 lại tiếp tục cho giảm xuống còn 300 lạng. Sang đến thời Thiệu Trị, Tự Đức giảm xuống chỉ còn 150 lạng. Mỏ Ngân Sơn theo lệ mỗi năm nộp 400 lạng nhưng vì sắc bạc ở đây sáng đẹp nên cho tăng lên thành 450 lạng. Đến năm 1851, vua Tự Đức cho giảm xuống cịn 370 lạng. Các mỏ như Kéo Nàng, Đơng Lạc,..mỗi năm nộp từ 40 đến 100 lạng và có sự điều chỉnh tùy thuộc vào chất bạc khám được [11, tr. 222].
Hưng Hóa có hai mỏ bạc là Phú Thành và Ly Bô. Mỏ Phú Thành khai thác năm 1842, cả năm nộp thuế bằng bạc 50 lạng. Năm sau, Thiệu Trị cho người đi xem xét, thấy khí bạc thịnh vượng nên cho tăng thêm 30 lạng nữa là 80 lạng. Sau vì khơng chiêu mộ được người lĩnh trưng nên cho đóng lại vào năm 1848. Mỏ Ly Bô khai thác năm 1813, nộp thuế 30 lạng, được 4 năm thì miễn thuế vì khơng có người lĩnh trưng.Mỏ Nam Đăng (Tuyên Quang), mỗi năm nộp thuế bằng bạc 20 lạng. Nhưng vì ngạch thuế ấy q ít nên năm 1839 tăng lên thành 30 lạng. Sau đó Thiệu Trị, Tự Đức cũng theo đó mà thu mỗi năm thuế bằng bạc 30 lạng [11, tr. 226].
Đối với mỏ đồng, dưới triều Nguyễn có 9 mỏ đồng được khai thác.
.
[11, tr. 227]
[11, tr. 228 ] [11, tr. 227]. Năm 1822, vua M mỗi năm [11, tr. 229] lâu [11, tr. 226] l
[11, tr. 227].
Đối với mỏ thiếc trắng, dưới triều Nguyễn chỉ có một mỏ thiếc trắng được khai thác đó là mỏ Vụ Nơng ở tỉnh Thái Ngun. Theo lệ mỗi năm số thuế phải nộp cho triều đình là 100 cân thiếc trắng [11, tr. 229].
Đối với mỏ sắt,Thái Nguyên là nơi tập trung nhiều mỏ sắt nhất nước ta. Trong đó Bảo Nang, Linh Nham, Na Khuôn, Vân Đồn là bốn mỏ sắt lớn được khai thác vào những năm đầu triều Nguyễn [11, tr. 231].Thuế hằng năm được nộp bằng thỏi sắt, Bảo Nang là 2500 cân, Linh Nham là 1200 cân, Na Khuôn 2000 cân, Vân Đồn 6000 cân. Năm 1831, vua Minh Mạng cho đổi lại, nộp bằng sắt luyện kỹ, theo đó Bảo Nang 2000 cân, Linh Nham 960 cân, Na Khuôn 1000 cân và Vân Đồn 480 cân [11, tr. 232]. Xong đến năm 1834 lại cho trở về theo lệ cũ mà thu. Mỏ Chính Hịa được vua Gia Long cho khai thác vào năm 1807, lệ thuế mỗi năm phải nộp là thỏi sắt 300 cân, sau vì khơng có người lĩnh trưng nên phải bỏ hoang. Các mỏ Na Hóa, Quan Hòa, Cù Vân là những mỏ nhỏ hơn, theo lệ mỗi năm nộp thuế bằng 300 cân thỏi sắt. Sau đổi lại thành nộp 240 cân sắt luyện kỹ và đến 1834 thì lại cho đổi về theo lệ cũ… [11, tr. 233].
Bắc Ninh có các mỏ sắt Đồng Hịa, Bố Sơn, Ninh Hịa, Kính Kỵ, Âm Động [11, tr.229]. Mỏ Bố Sơn được vua Minh Mạng cho khai thác năm 1832, hằng năm nộp thuế bằng sắt luyện kỹ 600 cân. Năm 1837, vì khơng có người chịu bỏ vốn ra khai thác nên triều đình cho miễn thuế để khuyến khích người có vốn lĩnh trưng. Năm 1847, khi tình hình khai thác ổn định lại tiếp tục thu thuế như cũ. Mỏ Ninh Hòa thu thuế hằng năm bằng thỏi sắt 500 cân, cịn Kính Kỵ, Ấm Động là thỏi sắt 300 cân[11, tr. 230]. Nhưng các mỏ này hoạt động được vài năm thì khơng có người chịu bỏ vốn khai thác tiếp nên triều đình phải miễn thuế.
Sơn Tây có 2 mỏ là Cẩm Trạch và Bản Lập. Mỏ Cẩm Trạch được Minh Mạng cho khai thác năm 1822 với thuế hằng năm được nộp bằng sắt luyện lần đầu 200 cân. Mỏ này hoạt động được 8 năm, đến 1830 thì bị bỏ hồng thành rừng, phải cho
miễn thuế. Còn mỏ Bản Lập số thuế thu cũng được quy định như mỏ Na Hóa, Quan Hịa ở Thái Nguyên [11, tr. 231].
Tuyên Quang có mỏ Bình Di và Phú Linh cũng được khai thác từ những năm đầu triều Nguyễn. Mỏ Bình Di theo lệ mỗi năm nộp thuế bằng sắt mới luyện lần đầu 600 cân, đến năm 1831, Minh Mệnh cho đổi thành 480 cân sắt luyện kỹ. Mỏ Phú Linh mỗi năm nộp 400 cân sắt thỏi, sau đổi thành 320 cân sắt luyện kỹ. Đến năm 1843 vì khơng có người “khai để lấy” nên Thiệu Trị cho lấp lại [11, tr. 233].
Mỏ Manh Xá (Lạng Sơn), khai thác năm 1826, thuế phải nộp mỗi năm là 150 cân sắt luyện lần đầu. Đến năm 1831 đổi thành sắt luyện kỹ 120 cân, năm sau đó triều đình lại cho quy đổi cứ 100 cân sắt luyện kỹ bằng 5 lạng bạc để nộp. Mỏ này hoạt động đến năm 1835 thì vì “khí sắt sút kém” nên cho khai thác thêm ở các mỏ thuộc địa phấn gần đấy như Tiên Hội, Uyên Bạc, Điền Phong châu Văn Uyên để làm sắt luyện kỹ 200 cân, quy ra là 10 lạng bạc tốt nộp cho nhà nước [11, tr. 234]. Về sau Thiệu Trị, Tự Đức cũng chiếu theo đó mà thu. Ngồi mỏ Manh Xá, Lạng Sơn cũng còn nhiều mỏ sắt được khai thác trong giai đoạn này. Tất cả các mỏ này đều nộp thuế bằng cách quy ra bạc tốt để nộp giống như mỏ Manh Xá. Ví dụ như mỏ Bằng Mạc “cả năm nộp thuế bằng sắt luyện kỹ 200 cân, chiếc cân nộp 10 lạng
bạc tốt” [11, tr. 235]. Mỏ Tân Lang, năm 1836 nộp 8 lạng bạc tốt, năm 1839 vì khí
sắt thịnh vượng nên nộp lên 10 lạng…
Cao Bằng có bốn mỏ sắt là Quảng Hịa, Đơng Nam, Khải Hịa và Liên Hòa [11, tr.236].Mỏ Quảng Hịa khai thác năm 1830 nộp thuế cho triều đình là 1000 cân sắt mới luyện. Sau Minh Mệnh lại cho đổi thành 800 cân sắt luyện kỹ vào năm 1831. Đến năm 1833 thì cho miễn thuế vì khơng có người lĩnh trưng khai thác. Mỏ Đơng Nam, Khải Hòa, Liên Hòa theo lệ mỗi năm nộp thuế bằng sắt mới luyện, Đơng Nam 110 cân, Khải Hịa 500 cân, Mỏ, Liên Hòa 300 cân [11, tr. 237].
Đối với mỏ gang, trong giai đoạn từ năm 1802 – 1884, có ba mỏ gang được khai thác là Linh Thâm, Thanh Vân, Cẩm Trạch [11, tr. 240]. Cả ba mỏ này đều tập trung ở tỉnh Tuyên Quang và chỉ hoạt động trong thời gian ngắn thì nhà nước cho miễn thuế vì khơng có người lĩnh trưng khai thác. Thuế được nộp bằng gang, số
thuế quy định hằng năm của hai mỏ Thanh Vân, Cẩm Trạch là 600 cân, riêng mỏ Linh Thâm là 300 cân [11, tr. 240].
Đối với mỏ chì, ở tỉnh Quảng Nam có một mỏ chì ở thơn Lam Miêu thượng, cả hai vua Minh Mạng và Thiệu Trị đều cho người đến “khai để lấy”, nhưng cả hai lần đều cho lấp lại bởi chất chì kém có khai thác thì cũng khơng hiệu quả [11, tr. 237].
Đối với kẽm trắng, hai mỏ An Lãng (Hải Dương), Nà Mẹt (Thái Nguyên) được khai thác dưới thời Minh Mạng. Lệ thuế mỗi năm là 720 cân kẽm trắng, sau vì mỏ bỏ hoang nên cho miễn thuế [11, tr. 237].Mỏ Quang Vinh (Thái Nguyên) theo lệ mỗi năm nộp 2880 cân kẽm trắng, sau vì khơng có người nào nhận khai thác nên phải bỏ hoang [11, tr. 238].Mỏ Bản Sơn (Thái Nguyên) do Chu Danh Hổ đứng ra xin khai nấu, nộp bán cho triều đình năm 1835. Theo đó sau khi khai thác thì cho nấu đúc thành đồ cứ 100 cân thì cấp cho 20 quan tiền [11, tr. 239]. Mỏ Phúc Ninh (Tuyên Quang) nộp thuế mỗi năm bằng kẽm trắng là 500 cân. Đến năm 1821 thì vua Minh Mạng cho miễn thuế vì khơng có người khai thác phải bỏ hoang [11, tr. 240].
2.5. Thành quả đạt đƣợc trong quá trình khai thác khống sản giai đoạn 1802 - 1883
Trong khoảng nữa đầu thế kỉ XIX, trên cả nước có 139 mỏ vàng, bạc, đồng, kẽm,… đã được khai đào, trong đó có 39 mỏ vàng, 32 mỏ sắt, 5 mỏ bạc, 9 mỏ đồng,….[36, tr. 39]. Các mỏ khoáng sản đa phần đều tập trung ở các tỉnh miền Bắc, chủ yếu là các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn…, do đó miền Bắc là nơi có sản lượng khống sản lớn nhất cả nước. Ngồi ra ở miền Trung cũng có nhiều loại khống sản như vàng, chì, kẽm,… tập trung chủ yếu ở Quảng Nam, Thanh Hóa.Các mỏ này mỗi năm đều thu được một số lượng khoáng vật đáng kể cho triều đình và cả tư nhân lĩnh trưng. Năm 1838, mỏ chì ở các sở mỏ Thái Nguyên thu được tổng sản lượng là 258.815 cân [11, tr. 267]. Mỏ vàng ở Tiên Kiều thuộc tỉnh Tuyên Quang, năm 1833 thu được số vàng vụn là 11 lạng, 5 tiền, 7 phân do Phạm Hổ lĩnh trưng khai nộp cho triều đình [11, tr. 253]. Nhưng sau vì người này khơng trung thực nên giao lại cho người địa phương khai thác, mỗi năm thu
được 30 đến 40 lạng vàng vụn [11, tr. 275]. Mỏ vàng Nông Đồn ở Lạng Sơn mỗi năm vừa nộp thuế, vừa bán cho triều đình được tổng sản lượng là 12 lạng vàng 10 tuổi. Năm 1841, mỏ chì Bồng Miêu ở Quảng Nam thu được chì vụn 208 cân, nấu thành chì 7 cân [11, tr. 287]. Sau đó vua Thiệu Trị lại cho tiếp tục khai thác, thu được 1600 cân quặng chì, nấu ra được 6 cân chì…
Tuy nhiên khơng phải các mỏ đều thu được hiệu quả cao, phần nhiều các mỏ do nhà nước đứng ra quản lí khai thác đều bị thua lỗ, sản lượng thu được là rất ít so với số tiền phải bỏ ra để đầu tư khai thác. Như mỏ bạc Tống Tinh ở Thái Nguyên, năm Minh Mạng thứ 20 cho thống kế thực chi số tiền bỏ ra cho việc khai thác là 173 quan, mà số bạc thu được chỉ có 8 lạng 7 tiền, quy ra là 43 quan, lỗ vốn 129 quan [11, tr. 283]. Hay như mỏ bạc Nhân Sơn (Thái Nguyên), số tiền vốn mà triều đình phải bỏ ra cho việc khai thác là “220 quan có lẻ, gạo 5 phường có lẻ mà số bạc thu
được chỉ 10 lạng 5 tiền, cùng đáy lị thu được chì 49 cân đem chiếu giá chợ bạc 1 lạng trị giá tiền 5 quan, chì cứ 10 cân giá trị 1 quan có lẻ, cộng được 59 quan có lẻ, cịn thiếu tiền vốn 161 quan có lẻ, gạo 5 phương có lẻ” [11, tr. 284].
Một sốmỏ chỉ khai thác trong một thời gian ngắn thì phải cho lấplại bởi khơng có người nhận lĩnh trưng hoặc chất lượng khống kém đi. Như ở Bắc Kỳ có 27 nơi có vàng, đến năm 1839 lại chỉ còn 9 nơi còn vàng, 18 nơi đã bị phong đóng lại.Cịn mỏ bạc thì có 10 nơi mà 3 nơi đã bị bỏ hoang, 7 nơi vẫn được tiếp tục khai thác [11, tr. 273]. Nhiều mỏ thiếu chỉ tiêu sản lượng do triều đình đặt ra trước khi khai thác như các mỏ kẽm ở Thái Nguyên là Lũng Sơn và Chi Sơn. Tính đếnnăm 1838,mỏ Lũng Sơn khai thác còn thiếu 408.415 cân, mỏ Chi Sơn thiếu 39.640 cân [11, tr. 267].
So với Nhà nước, các mỏ do tư nhân lĩnh trưng, đặc biệt là của ngườiHoa, sản lượng khoáng sản thu được mỗi năm là rất nhiều. Như mỏ bạc Tống Tinh, trước đó triều đình khai thác thì bị thua lỗ nhưng sau giao lại cho người Thanh khai thác thì mỗi năm lại thu được đến 200 vạn lạng [11, tr. 282]. Tuy nhiên triều đình chỉ nhận được số bạc rất nhỏ về thuế bn bán cịn phần lớn đều bị những thương nhân người Thanh này lén đưa về nước.
2.6. Đánh giá hoạt động khai thác khoáng sản dƣới triều Nguyễn (1802 -1883)
2.6.1. Tích cực
Dưới triều Nguyễn, hoạt động khai thác khoáng sản đã được các vua Nguyễn chú trọng và cho đẩy mạnh thực hiện. Hàng loạt các mỏ khoáng sản đã được khai thác trong giai đoạn này, nhiều nhất là dưới thời Minh Mạng. Trong quá trình tiến hành,hoạt động khai thác khoáng sản dưới triều Nguyễn cũng đã đạt được nhiều mặt tích cực.
Trong giai đoạn này (1802 – 1883), các hình thức khai thác đã đa dạng hơn so với các thời kì trước. Chính sách cho đấu giá để lĩnh trưng khai thác giúp cho việc