Do nhân dân tự đứng ra tổ chức khai thác

Một phần của tài liệu 24231 16122020235238279bnhonthinkhalungiangminhchnh (Trang 37)

7. Bố cục của đề tài

2.1.5. Do nhân dân tự đứng ra tổ chức khai thác

ao cho dân địa phương tự khai thác, nộp thuế gọi là thuế hộ thủ công, như hộ vàng, hộ sắt.

trông coi cho các quan ở tỉnh, châu, xã và thông qua báo cáo của các quan viên địa phương đó để quyết định thuế khóa cho các hộ vàng, hộ sắt,.. này

đô

[2, tr. 54].

2.2. Kỹ thuật khai thác khoáng sản dƣới triều Nguyễn (1802-1883) 2.2.1 Kỹ thuật khai thác mỏ do nhà nƣớc quản lý

Vào nửa đầu thế kỉ XIX, trong các mỏ do nhà nước quản lí, về cơ bản kỹ thuật khai thác cũng giống như những giai đoạn trước, còn lạc hậu, khai thác bằng thủ công là chính. Trước khi tiến hành khai thác, triều đình sẽ cho người đến khám xét, nếu lượng quặng dồi dào, chất quặng tốt thì mới cho khai đào. Năm 1827, Minh Mạng cho nấu thử quặng vàng sống tìm được ở Hội Nguyên (Thái Nguyên) thấy là quặng vàng tốt thì mới cho người đến khai thác [11, tr. 246].

Để tiến hành khai thác, “trước hết làm lễ kính cáo thần núi, rồi đôn đốc ra sức đào kiếm” [11, tr. 248]. Công cụ khai thác cũng rất thô sơ, chủ yếu là dùng cuốc,

xẻng để đào bới,

giống chóp nón) để tuyển khoáng vật ra khỏi tạp chất. Tùy theo vật liệu có được, có thể tự chế ra mâm đãi hay nón đãi. Đầu tiên đào một hố hình lòng chảo, nèn chắc, đáy sâu nhất chừng 10 cm, đường kính miệng hố nhỏ hơn đường kính của nắp. Sau đó, đặt tấm sắt đáy lên miệng hố, rồi dùng búa hoặc chày nện vào tâm miệng sắt cho lõm xuống, sao cho đáy lõm lượn thật đều theo hình lòng chảo của hố đất. Cuối cùng dùng đầu xà beng hay đầu thanh sắt to, tống mạnh tay vào chính giữa đáy lòng chảo để tạo mấu lõm xuống 1cm như chóp cái nón. Thế là một dụng cụ đãi khoáng đã được tạo xong. Nhân dân mỗi nơi gọi nó bằng một tên khác nhau: nón đãi, mâm đãi, bồn đãi. Việc tạo các công cụ đãi vàng đơn giản như vậy là không tốn kém bao nhiêu, người ta tự làm lấy được. Cách đãi đơn giản nhất là cho tất cả cát, đất, đá, bùn vào nón đãi. Nghiêng nón cho nước tràn vào. Bóp vụn hết đất và cục sét, rửa sạch cuội rồi vứt bớt cho đỡ nặng. Hai tay cầm hai mép nón đãi, xoay đi xoay lại hai chiều xuôi ngược kim đồng hồ ở dưới mặt nước. Bùn và khoáng vật nhẹ sẽ nổi dần lên, văng ra theo lực li tâm và trôi đi. Cứ như thế, làm nhiều lần cho đến khi nước trong. Nghiêng nón nhắc lên cho nước ra, sẽ thu được các khoáng vật như mong muốn.Sau khi thu được quặng khoáng sản rồi thì cho đặt lò nấu gần cạnh đó để nấu luyện thành khoáng sản nguyên chất [37].

Trong các mỏ khoáng sản của nhà nước quản lí, số lượng thợ mỏ rất đông, lên đến vài trăm người chia thành nhiều đội để khai thác. Tuy nhiên, những người thợ trong các mỏ của nhà nước là những người lính và những dân phu được triệu tập theo chế độ binh dịch, lao dịch. Họ bị vắt kiệt sức lao động nhưng tiền công được nhận rất thấp, thậm chí không được trả công – điều này khiến họ không hết lòng vì công việc. Mặc khác, họ không có kinh nghiệm khai đào, nấu quặng nên việc khai thác mới không đạt hiệu quả cao và thường xuyên thua lỗ.

2.2.2. Kỹ thuật khai thác mỏ do tƣ nhân quản lí

So với nhà Nguyễn, tư nhân người Việt hay người Hoa cũng đều có kỹ thuật, phương pháp khai thác tiến bộ hơn nhà nước.

Những người tư nhân người Việt có cách làm khác, tiến bộ hơn so với nhà nước. Họ tìm hiểu những thiếu sót trong cách khai thác, quản lý của nhà nước để tìm ra cách thức khai thác hiệu quả. “Chu Danh Hổ tuyển mộ những người có kinh nghiệm khai thác kẽm, am hiểu kĩ thuật nấu quặng, trả công cao hơn tiền công trong trường mỏ của nhà nước, sử dụng họ theo chế độ thuê mướn nhân công, làm việc có giờ giấc nhất định. Mỗi phu mỏ và những thợ chuyên nấu lò được trả 12 quan tiền mỗi tháng, trong khi giá nhà nước cao nhất là 9 quan tiền mỗi tháng, thấp nhất là 1 tiền 30 đồng (<0,2 quan) mỗi tháng” [41].

So với nhà nước, cách khai thác của người Hoa cũng bài bản hơn nhiều. Người Hoa lãnh trưng là những thương gia giàu có. Họ có kỹ thuật và kinh nghiệm khai thác mỏ nên họ điều hành công việc bằng chuyên môn và quản lý thợ theo chế độ làm thuê tự do khoán sản phẩm. Một mỏ lớn được chia làm nhiều hầm gọi là tào, đứng đầu là tào hộ. Mỗi hầm là một đơn vị đãi quặng, chia làm nhiều bộ phận chuyên trách. “Các công trường mỏ của họ đã đạt được trình độ hợp tác giản đơn có tính chất tư bản chủ nghĩa nên đã: kích thích sức lao động và khuyến khích sáng kiến cũng như sự táo bạo của người thợ và người quản lý” [2, tr.52]. Họ dám làm và dám cạnh tranh với các mỏ khác kể cả mỏ do Nhà nước quản lý khai thác. Họ đã điều tra nguồn mỏ một cách chính xác, khá đầy đủ và bí mật, do đó sản lượng thu được của họ là rất lớn.

2.3. Chế độ thƣởng phạt trong khai thác khoáng sản của triều Nguyễn

Để việc khai thác khoáng sản đạt được hiệu quả tốt, các vua Nguyễn đã có nhiều chính sách khen thưởng cũng như trách phạt đối với các quan viên, khoáng trưởng, mỏ phu chịu trách nhiệm trong vấn đề khai mỏ. Và vấn đề này cũng được nhà nước quy định rất rạch ròi.

mua c [11, tr. 281]. Đối với những mỏ đạt được sản lượng cao triều đình sẽ tiến hành khen thưởng tiền nhằm khích lệ các chủ mỏ cũng như phu mỏ để họ ra sức khai đào nhiều thêm. Năm 1831, mỏ vàng ở Chiên Đàn (Quảng Nam) thu được kết quả tốt, vua Minh Mệnh đã ra dụ tùy theo cấp bậc mà khen thưởng cho “Nguyễn Đức Hội và Trương Văn Uyển cho thưởng bạc đều 10 lạng, tri huyện cho thưởng bạc 4 lạng, 2 người thị vệ cho thưởng bạc đều 3 lạng, suất đội, cai tổng, phó tổng cộng 7 người, cho thưởng bạc đều 2 lạng, biền binh 300 trừ chiếu lương tháng chi tiền 1 quan gạo 1 phương, cho thưởng thêm tiền đều 1 quan, dân 7 người cho thưởng tiền đều 3 quan, gạo 1 phương,…” [11, tr. 248 – 249]. Sau đó lại tiếp tục thưởng thêm 300 quan cấp cho dân đào vàng tại đây để tỏ ý khích lệ.

Đối với những nhân công khai thác được vượt mức thì sẽ tùy theo số lượng vượt mức mà khen thưởng. Tại các mỏ vàng, quy định mỗi người phải kiếm được từ 1 tiền 3 phân trở lên đến 1 tiền 9 phân, nếu vượt mức sẽ được khen thưởng “2 tiền trở lên thưởng bạc 3 tiền, 3 tiền trở lên thưởng bạc 8 tiền, 4 tiền trở lên thưởng bạc 1 lạng, 5 tiền, 6 tiền trở lên thưởng bạc 2 lạng, 1 lạng trở lên thưởng bạc 4 lạng” [11, tr.251].Với mỏ chì thì nếu tìm được quặng chì ngày càng nhiều thì sẽ thưởng thêm cho binh lính khai đào mỗi người tháng đủ 3 quan (trả công bình thường tháng 2 quan tiền, 1 phương gạo). Các mỏ khác cũng dựa trên sản lượng tìm kiếm được mà khen thưởng như vậy.

Đối với những quan viên mắc sai phạm trong việc quản lí các mỏ khoáng sản, nếu mắc lỗi không lớn triều đình cũng sẽ cho lấy công chuộc tội. Như Lang trung Mai Viết Trang được vua Minh Mệnh cử đi trông coi việc khai thác mỏ vàng ở Tuyên Quang nhưng ông lại làm việc không có hiệu quả, vì nể tình ông mới lần đầu sai phạm nên đã bỏ qua và cho tiếp tục việc trông coi, lại “thưởng cho 10 lạng bạc để giữ liêm khiết và chi phí việc đi đường” [11, tr. 257]. Những quan viên có công trong việc khai đào các mỏ như Lê Trường Danh, Đức Quyền, Nguyễn Thái Cận,

Doãn Uẩn thì được thưởng 1 kỷ lục (có 4 kỷ lục), nếu công cao hơn sẽ được thăng chức. Thiệu Trị năm thứ 2, một số quan viên được cử đi coi xét mỏ vàng, bạc ở tỉnh Thái Nguyên như Trần Chương, Phan Chinh, Nguyễn Trung Ngạn,… vì đường xa ngã bệnh nên phải quay trở về kinh cũng được ban thưởng 3 đến 5 lạng bạc để khích lệ [11, tr. 291].

Đối với những tư nhân xin lĩnh trưng mà đạt kết quả tốt, triều đình cũng sẽ xuống chỉ khen thưởng, có khi ban cho chức tước nhỏ để khích lệ. Như Chu Danh Hổ có công trong khai thác mỏ kẽm Bản Sơn và công vận chuyển khoáng sản cho Nhà nước nên đã được Minh Mạng ban cho hàm Chánh bát phẩm Bá hộ có địa vị tại địa phương [41].

Đối với những biền binh ( mỏ phu chiêu mộ tại địa phương) có kinh nghiệm, khai thác hiệu quả triều đình sẽ cho khen thưởng. Năm 1837, để khen thưởng cho những biền binh chăm chỉ nấu luyện kẽm,Minh Mạng đã ra chỉ dụ khen thưởng theo từng thứ hạng. Như “Quyền đội trưởng là Lưu Nho Tiến ở đội 5, cơ Thái Hùng, cho đề bạt bổ làm đội trưởng cơ ấy và thưởng thêm ngân tiền kiểu rồng bay lớn nhỏ đều 5 đồng và áo hẹp tay bằng sa dày nửa tơ cùng bằng vải tây, mỗi thứ một cái; về hạng lính có 6 người: Hà Văn Thường, Ngô Văn Xuân, Nguyễn Văn Bảo, Kiều Văn Thực, Ngô Văn Lộ Và Dương Văn Tiền đều thưởng cho mỗi người 20 quan tiền và áo hẹp tay bằng sa hoa nam cùng vải nhỏ mỗi thứ một cái; về hạng thứ có 4: Nguyễn Văn Dã, Nguyễn Văn Triển, Lưu Văn Chiến Và Vũ Văn Lâm đều thưởng cho mỗi người 10 quan tiền” [11, tr. 264].

Các chính sách khen thưởng của triều Nguyễn đã phần nào khích lệ tình thần hăng hái làm việc của các quan viên coi xét mỏ cũng như những người lĩnh trưng và phu mỏ. Những phu mỏ dưới triều Nguyễn phần lớn là binh lính được điều động qua hoặc là những người dân bị bắt đi theo chế độ lao dịch, do đó những chính sách khen thưởng này đã tạo động lực để họ dốc sức khai thác, vui vẻ làm việc và khai thác có hiệu quả hơn.

2.3.2. Vấn đề trách phạt

Bên cạnh khen thưởng, việc trách phạt những trường hợp sai phạm cũng được các vua Nguyễn quy định rất nghiêm ngặt.

Với những mỏ khoáng sản đến kỳ hạn nộp thuế mà vẫn còn thiếu thì những quan trông coi mỏ đó sẽ bị trách phạt tùy theo mức độ, có thể bị cách chức, giáng cấp hoặc phạt bổng lộc,... Năm 1837, mỏ đồng Tụ Long còn thiếu thuế đồng hơn 2689 cân nên các quan trông coi là Nguyễn Thế Nga và đội trưởng Hoàng Kim Đỉnh đều bị cách chức. Còn “quan giữ trấn phải phạt lương bổng 1 năm, quan giữ thành phải phạt lương bổng 3 tháng, quan Hộ tào (quan chức giữ về sổ sách) phải phạt lương bổng 6 tháng”[11, tr. 245]. Người lĩnh trưng cùng với những Khách trưởng (chủ hộ gia đình người Hoa kiều ở thôn đãi vàng) thì bị niêm phong gia sản để bù vào số thuế bị thiếu, nếu không đủ thì những quan trông coi mỏ đó phải cùng gánh vác bồi thường cho xong. Những chủ mỏ bỏ trốn thì phải truy nã bắt về, nếu không tìm được thì quan trông coi phải chịu phạt lương tháng. Năm 1838, các mỏ kẽm Lũng Sơn, Chi Sơn ở Thái Nguyễn nộp lên số kẽm vẫn còn thiếu so với quy định, Minh Mệnh hạ lệnh “bắt những người đứng trông coi xem xét, phải chiếu con số còn thiếu ở mỏ kẽm, chia cổ phần bồi thường trả lại. Về số còn thiếu ở mỏ Chi Sơn thì bắt những người làm thuê tìm kiếm bồi thường vào” [11,tr. 268 – 269].

Đối với những mỏ khoáng sản đã bỏ không khai thác nữa nhưng vẫn còn thiếu thuế, Nhà nước vẫn sẽ quy trách nhiệm và truy thu cho đủ. Như mỏ đồng Phong Dụ thuộc tỉnh Hưng Hóa đã bỏ hoang từ năm Minh Mạng 14, nhưng đến năm Minh Mạng 19 vẫn cho truy lại để trách phạt. Mức án phạt dựa vào số thuế còn thiếu để quy định, “thời mười phần thiếu cả như thổ lại Mục là Bạc Cầm Chính phải cách chức dịch, còn mười phần thiếu bảy như Điềm Chính Khiêm tạm phụ trách công việc ở châu, giáng bốn cấp được lưu lại, còn quan ở tỉnh đứng trông coi thu thuế giáng 2 cấp được lưu lại” [11,tr. 269].

Những quan viên được triều đình cử đến các mỏ để quản lý, trông coi nếu làm việc không hiệu quả thiếu trách nhiệm thì sẽ bị nghiêm phạt. Năm 1836, Lang trung bộ Hộ Mai Viết Trang trước đó đã mắc sai phạm nhưng vua Minh Mệnh nể tình

mới vi phạm lần đầu lại không đáng kể nên tha cho và để ở lại tiếp tục trông coi việc khai thác. Nhưng “hơn 4 tháng mà thu hoạch không được mấy (chỉ được 5 lạng vàng cám) mà chi phí của kho thì nhiều. Trang bị tội cách chức” [27, tr. 122].

Đối với những quan viên ở phủ, châu, huyện vào hùa dung túng cho trưởng mỏ để thiếu thuế nhà nước thì sẽ bị bắt chia cổ phần đền vào số thuế còn thiếu.Đồng thời những quan viên này cũng bị bắt giao cho Bộ phân biệt xét xử.

Những mỏ do tỉnh quản lý mà bị thua lỗ “tiền nhập không đủ chi tiền xuất” thì những quan trong tỉnh cũng bị phạt lương bổng để răn đe. Nếu trong tỉnh có mỏ mà không có người lĩnh trưng thì phải báo lên triều đình, nếu không báo, khi có người lĩnh trưng chuyện bị phát giác thì quan tỉnh đó sẽ bị giao cho Bộ xử lí [11, tr. 296].

Năm Thiệu Trị thứ 6 (1846) đã ra chỉ dụ cho quan tỉnh hoặc phủ, châu, huyện tự mình đi kiểm tra chất lượng các mỏ rồi viết tấu dâng lên chứ không cần phải chờ quan triều đình về khám xét. Việc khám xét phải kĩ lưỡng, “đích xác 10 phần”, phải xác định được mỏ nào nên tăng thuế, mỏ nào giữ nguyên, mỏ nào nên đóng và mỏ nào tiếp tục khai thác. Những viên phủ, huyện, châu nào khám xét sai đến ba nơi, bị phạt 80 trượng, giáng hai cấp, được lưu lại làm việc. Còn khám sai một nơi bị phạt 70 trượng, giáng một cấp lưu lại làm việc. Trường hợp làm sai mà biết nhận sai giống như quan Bố chính Trần Chương (vì bị bệnh không trực tiếp đi khám mà nghe lời quan phủ huyện viết tấu dâng lên) thì bị quy vào “làm điều không nên làm – trường hợp nhẹ” đánh 40 trượng, phạt lương bổng 6 tháng [11, tr. 295].

Đối với những người tự ý khai đào mỏ mà chưa được sự cấp phép của triều đình sẽ bị xử phạt rất nặng. Như Minh Mạng năm thứ 3, có Trần Đắc Xiêm cùng với cai đội Trần Công Lễ dám tự tiện khai đào mỏ chì ở Chiên Đàn để mưu lợi riêng. Trần Đắc Xiêm bị đánh 60 trượng cùng với 1 năm tù, còn Trần Công Lễ bị phạt 100 trượng, cách chức. Năm Minh Mạng 15, ra chỉ dụ nghiêm cấm việc đào trộm mỏ, nếu đào trộm sẽ bị xử phạt, từ 1 cân trở lên đánh 100 trượng, đày đi 3000 dặm [11, tr. 299].

Dưới triều Nguyễn, thuế khoáng sản được quy định rất cụ thể, rõ ràng đối với từng loại và có sự thay đổi qua các thời vua Nguyễn.

Đối với mỏ vàng, ở mỗi mỏ khác nhau sẽ có quy định về mức thuế khác nhau, tùy thuộc vào chất lượng của từng mỏ mà thu cho phù hợp. Thuế mỏ vàng được thu bằng vàng, có thể là vàng vụn hoặc vàng nguyên chất.

Mỏ vàng Hội Nguyên (Nghệ An), năm 1828 giao cho người Hoa là Hoàng Ngũ Kí khai thác, mỗi năm nộp thuế 10 lạng vàng chín tuổi. Đến năm 1830, Hoàng Ngũ Kí bỏ trốn nên mỏ ấy bỏ hoang [11, tr. 206].

Mỏ Phong Hành (Bắc Ninh), dưới thời Gia Long quy định số thuế là 3 lạng vàng. Đến thời Minh Mạng tăng lên 5 lạng, sau cho người khám xét thấy khí vàng tốt nên đã cho tăng lên 7 lạng [11, tr. 206].

Ở Thái Nguyên, các mỏ được khai thác dưới thời Gia Long như mỏ Kim Hi, Bảo Nang, Mường Đun, Sảng Mộc đều lấy 3 lạng vàng làm chuẩn để quy định số thuế. Sang thời Minh Mạng, năm 1831, các mỏ này đều được cho lấp lại vì “người trưởng mỏ không muốn nộp bán” [11, tr. 207]. Đến năm 1832 thì cho khai thác trở lại, đồng thời cũng tăng ngạch định thuế. Mỏ Kim Hi tăng lên 12 lạng vàng, sau đó

Một phần của tài liệu 24231 16122020235238279bnhonthinkhalungiangminhchnh (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)