7. Bố cục của đề tài
2.3. Chế độ thưởng phạt trong khai thác khoáng sản của triều Nguyễn
2.3.2. Vấn đề trách phạt
Bên cạnh khen thưởng, việc trách phạt những trường hợp sai phạm cũng được các vua Nguyễn quy định rất nghiêm ngặt.
Với những mỏ khoáng sản đến kỳ hạn nộp thuế mà vẫn cịn thiếu thì những quan trơng coi mỏ đó sẽ bị trách phạt tùy theo mức độ, có thể bị cách chức, giáng cấp hoặc phạt bổng lộc,... Năm 1837, mỏ đồng Tụ Long còn thiếu thuế đồng hơn 2689 cân nên các quan trông coi là Nguyễn Thế Nga và đội trưởng Hoàng Kim Đỉnh đều bị cách chức. Còn “quan giữ trấn phải phạt lương bổng 1 năm, quan giữ thành phải
phạt lương bổng 3 tháng, quan Hộ tào (quan chức giữ về sổ sách) phải phạt lương bổng 6 tháng”[11, tr. 245]. Người lĩnh trưng cùng với những Khách trưởng (chủ hộ
gia đình người Hoa kiều ở thơn đãi vàng) thì bị niêm phong gia sản để bù vào số thuế bị thiếu, nếu khơng đủ thì những quan trơng coi mỏ đó phải cùng gánh vác bồi thường cho xong. Những chủ mỏ bỏ trốn thì phải truy nã bắt về, nếu khơng tìm được thì quan trơng coi phải chịu phạt lương tháng. Năm 1838, các mỏ kẽm Lũng Sơn, Chi Sơn ở Thái Nguyễn nộp lên số kẽm vẫn còn thiếu so với quy định, Minh Mệnh hạ lệnh “bắt những người đứng trông coi xem xét, phải chiếu con số còn
thiếu ở mỏ kẽm, chia cổ phần bồi thường trả lại. Về số còn thiếu ở mỏ Chi Sơn thì bắt những người làm thuê tìm kiếm bồi thường vào” [11,tr. 268 – 269].
Đối với những mỏ khoáng sản đã bỏ khơng khai thác nữa nhưng vẫn cịn thiếu thuế, Nhà nước vẫn sẽ quy trách nhiệm và truy thu cho đủ. Như mỏ đồng Phong Dụ thuộc tỉnh Hưng Hóa đã bỏ hoang từ năm Minh Mạng 14, nhưng đến năm Minh Mạng 19 vẫn cho truy lại để trách phạt. Mức án phạt dựa vào số thuế còn thiếu để quy định, “thời mười phần thiếu cả như thổ lại Mục là Bạc Cầm Chính phải cách
chức dịch, còn mười phần thiếu bảy như Điềm Chính Khiêm tạm phụ trách công việc ở châu, giáng bốn cấp được lưu lại, còn quan ở tỉnh đứng trông coi thu thuế giáng 2 cấp được lưu lại” [11,tr. 269].
Những quan viên được triều đình cử đến các mỏ để quản lý, trơng coi nếu làm việc không hiệu quả thiếu trách nhiệm thì sẽ bị nghiêm phạt. Năm 1836, Lang trung bộ Hộ Mai Viết Trang trước đó đã mắc sai phạm nhưng vua Minh Mệnh nể tình
mới vi phạm lần đầu lại khơng đáng kể nên tha cho và để ở lại tiếp tục trông coi việc khai thác. Nhưng “hơn 4 tháng mà thu hoạch không được mấy (chỉ được 5 lạng
vàng cám) mà chi phí của kho thì nhiều. Trang bị tội cách chức” [27, tr. 122].
Đối với những quan viên ở phủ, châu, huyện vào hùa dung túng cho trưởng mỏ để thiếu thuế nhà nước thì sẽ bị bắt chia cổ phần đền vào số thuế còn thiếu.Đồng thời những quan viên này cũng bị bắt giao cho Bộ phân biệt xét xử.
Những mỏ do tỉnh quản lý mà bị thua lỗ “tiền nhập không đủ chi tiền xuất” thì những quan trong tỉnh cũng bị phạt lương bổng để răn đe. Nếu trong tỉnh có mỏ mà khơng có người lĩnh trưng thì phải báo lên triều đình, nếu khơng báo, khi có người lĩnh trưng chuyện bị phát giác thì quan tỉnh đó sẽ bị giao cho Bộ xử lí [11, tr. 296].
Năm Thiệu Trị thứ 6 (1846) đã ra chỉ dụ cho quan tỉnh hoặc phủ, châu, huyện tự mình đi kiểm tra chất lượng các mỏ rồi viết tấu dâng lên chứ khơng cần phải chờ quan triều đình về khám xét. Việc khám xét phải kĩ lưỡng, “đích xác 10 phần”, phải xác định được mỏ nào nên tăng thuế, mỏ nào giữ nguyên, mỏ nào nên đóng và mỏ nào tiếp tục khai thác. Những viên phủ, huyện, châu nào khám xét sai đến ba nơi, bị phạt 80 trượng, giáng hai cấp, được lưu lại làm việc. Còn khám sai một nơi bị phạt 70 trượng, giáng một cấp lưu lại làm việc. Trường hợp làm sai mà biết nhận sai giống như quan Bố chính Trần Chương (vì bị bệnh khơng trực tiếp đi khám mà nghe lời quan phủ huyện viết tấu dâng lên) thì bị quy vào “làm điều không nên làm
– trường hợp nhẹ” đánh 40 trượng, phạt lương bổng 6 tháng [11, tr. 295].
Đối với những người tự ý khai đào mỏ mà chưa được sự cấp phép của triều đình sẽ bị xử phạt rất nặng. Như Minh Mạng năm thứ 3, có Trần Đắc Xiêm cùng với cai đội Trần Cơng Lễ dám tự tiện khai đào mỏ chì ở Chiên Đàn để mưu lợi riêng. Trần Đắc Xiêm bị đánh 60 trượng cùng với 1 năm tù, cịn Trần Cơng Lễ bị phạt 100 trượng, cách chức. Năm Minh Mạng 15, ra chỉ dụ nghiêm cấm việc đào trộm mỏ, nếu đào trộm sẽ bị xử phạt, từ 1 cân trở lên đánh 100 trượng, đày đi 3000 dặm [11, tr. 299].