Người Thổ thường tổ chức nhiều lễ hội trong năm. Tháng Giêng ăn tết Nguyên Đán - tết lớn nhất, trong tết này nhân dân tổ chức hát “dạ ời” (giao duyên), kéo co, chơi đu, ném còn,v.v. Tháng ba (mồng 3 tháng 3) ăn tết Thanh
27
minh, mồng 5 tháng 5 ăn tết Đoan Ngọ, tháng mười ăn tết cơm mới, và nhiều lễ hội mang tính truyền thống khác, cụ thể:
Lễ hội “ăn péng” (ăn bánh/ăn tết): Tết đến xuân về, mọi người hoàn tất những công việc cần thiết để tập trung vào ăn Tết, chơi Tết. Với người Thổ, thường thì công việc đồng áng đã phải tạm gác lại vào sáng ngày 25 tháng Chạp. Nhà nào có con dâu chưa cưới thì phải “đi Tết” nhà gái. Lễ vật gồm một đôi gà, 5kg nếp, một gói trầu cau (6 miếng trầu đã têm, 6 miếng cau đã bửa), một chai rượu. Nhà nào có tục thờ “Bà Trầy” (như là “mo” của người Thái) hay làm nghề “phù thủy” (phù phép chữa bệnh, đuổi tà ma,v.v.) thì làm lễ sắp ấn ( tạm nghỉ việc bói toán và cúng bái chữa bệnh). Lễ tiến hành lúc chập tối (từ khoảng 4 giờ chiều đến 8 giờ đêm). Trước đây, sáng 25 Tết đàn ông vào rừng săn bắn để có thêm thịt thú dùng trong những ngày Tết. Người Thổ (nhánh Mọn xã Hạ Sơn, Quỳ hợp, Nghệ An) ăn Tết không có nhiều cá, nhưng nhất định phải có một dĩa cá to để dành cho Lễ Tơm tru (cúng trâu). Ngày hôm đó, đàn bà và trẻ nhỏ vào rừng lấy củi, hái lá dong, lá chuối rừng, để đem về gói bánh các loại.
Ngày 27 Tết, mổ trâu (trước đây, sau này có bò), gọi là “hóa kiếp” cho trâu, chứ không gọi là “giết” vì trâu là con vật đã giúp con người làm ra “cơm có ló nhiều” (Cơm có, lúa nhiều), và “Cơm đệp kháng đăm, cơm cham kháng mười” (Cơm nếp tháng năm, cơm tẻ tháng mười)[29].
Ngày 29 Tết, người ta đón dâu (chưa cưới) về ăn Tết. Đàn ông đi tảo mộ, người ta phát sạch cỏ cây mọc trên mộ, đắp lại những chỗ lồi lõm, sửa sang lại ngôi mộ cho đẹp như mới. Sau đó thắp một quê hương cắm lên mộ “mời” người dưới mộ về nhà ăn Tết với con cháu. Ngày 30 Tết, tất cả mọi nhà mổ lợn, các bộ phận con lợn được pha ra, trong đó chú ý bộ lòng, làm sạch để luộc cúng tổ tiên. Ngày hôm đó cũng là ngày trồng cây nêu, họ tìm cây tre cao, thẳng nhất, chặt đem về trồng nơi chái nhà, chỗ đặt cối giã gạo. Cây nêu phải cao ngang nóc nhà, có khi còn vượt lên trên mái nhà. Họ treo trầu cau, tiền đồng, tiền kẽm, thỏi vàng (giả),v.v. trên cây nêu. Xung quanh nhà, nơi chuồng lợn, chuồng gà,
28
chuồng trâu,v.v. người ta cắm các cây lau cù (lau đã ra hoa trắng). Đàn bà, con gái thì giã bột để gói bánh; rửa lá dong, lá chuối để gói bánh chưng. Bánh phải nấu chín trước 3 – 4 giờ chiều. Khoảng 4 giờ chiều thì nhà nào nhà nấy bày mâm cúng, mời ông bà, tổ tiên về ăn Tết với con cháu. Nếu chủ nhà không biết “cúng” thì phải mời hoặc nhờ người biết cúng về cúng cho, chứ tuyệt đối không được cúng “xuề xòa”. Lúc này người ta lấy 4 – 5 bông lúa (gọi là “khựa”), buộc lên bốn góc gác bếp, gọi là “lúa khang đăm”(lúa sang năm), để năm mới được mùa to. Đêm đó cả nhà ngồi quây quần tiếp tục gói các loại bánh truyền thống (nếu chưa gói xong). Giao thừa, chủ nhà bày một mâm cúng gia tiên bằng rượu, trầu cau, bánh rán hoặc bánh trôi. Thanh niên, trẻ nhỏ ra suối “tắm nước tiên”. Người Thổ quan niệm lúc giao thừa là lúc nước trong lành nhất, các nàng tiên ở trên trời cũng xuống tắm. Vì vậy, ra tắm lúc này sẽ gặp “may mắn, khỏe mạnh” suốt cả năm[29].
Sáng mồng 1 Tết, mọi nhà đoàn tụ, thờ cúng ông bà cha mẹ và các vị thần khác. Đó là các vị Thổ thần, Long mạch, Quản Xuân (riêng đối với họ Đinh). Quản Xuân là một vị tướng của Bà Trầy (mo). Lễ cúng này gọi là “Chặp nghè”, gồm có xôi gà, bánh trôi, bánh rán, tràu cau, hương rượu. Lễ cúng được tiến hành tại Đền. Cúng xong, ăn uống tại chỗ. Ngày này (mồng 1 Tết), người Thổ quan niệm nếu có con chó nào đến nhà thì đó là điềm tốt, nên họ cho chó ăn uống “như người” vậy. Những người già, có uy tín trong làng thì đi thăm hỏi, chúc Tết từng nhà trong làng. Sau đó mọi người mới đi chúc Tết lẫn nhau. Đến nhà nào cung được mời ăn uống vui vẻ. Buổi trưa, người ta sửa soạn cúng tổ tiên. Lễ cúng này đặc biệt là có mâm của con cháu trong làng bưng đến (nếu chủ nhà là người cao tuổi, được xem là “thủ chỉ”). Chủ nhà cảm ơn, rót rượu mời lại con cháu, nhón lấy một ít thức ăn “tượng trưng”, và trả lại mâm cho con cháu mang về ăn trưa. Buổi chiều, người ta tổ chức cúng Thành hoàng làng, thần Cao Sơn Cao Các tại nhà trưởng họ (không làm đền thờ riêng). Đây thực chất là lễ cúng “họ”, mỗi năm, 3 nhà làm mâm lễ 1 lần. Cúng xong, tổ chức ăn uống chung, để lại nhà trưởng họ 1 ít gọi là “mâm trầu nước”. Tối mồng 1 Tết
29
nhà nào có người già thì tổ chức lễ mừng thọ, gọi là “ Vái xết”, tức là “Làm vía Tết” thực chất là làm lễ yến lão cho ông bà cha mẹ. Thông gia hoặc nhà có “bạn kết nghĩa” cũng nhân dịp này bưng mâm lễ đến để mừng thọ cho người già luôn. Mâm vía (tran vái) đặt đối diện bếp, phía trên cửa sổ trong nhà, gọi là “boóng trên troong nhà”. Mâm lễ có trầu (12 miếng) cau (12 miếng), 12 chạc vái (vía) bằng sợi gai, 12 đồng tiền vái (vía), hương rượu và một chum rượu cần. Các con số 12 ở trên ứng với quan hệ con người có 12 vía (hồn). Con cháu và bà con trong làng biết nhà nào có người “lên lão” thì đều có mâm lễ bưng đến “chúc thọ”. Người cúng vái (vía) phải là Mo vái. Bài cúng là mời chúc mừng ông bà cha mẹ sống thọ, mong từ nay trở đi luôn được mạnh khỏe tiếp tục “sống thọ” với con cháu. Cúng xong, con cháu lấy chạc vái (sợi gai) buộc vào tay (buộc vía) cho người được mừng thọ; ngược lại, người được mừng thọ cũng “chúc sức khỏe” cho con cháu bằng cách dùng sợi gai “buộc vía” vào tay con cháu. Người nào giàu có thì mừng thọ cha mẹ, ông bà bằng vòng bạc, vòng vàng (gọi là “trằm vái”), vừa đeo “trằm” vào tay cha mẹ, ông bà, vừa nói lời “chúc mừng”. Cúng xong, mo và con cháu gắp thức ăn ngon cho cha mẹ, ông bà ăn (vài miếng tượng trưng); cha mẹ, ông bà rót rượu mời lại mo và bà con đến mừng. Sau đó gia chủ dọn mâm cỗ ra thết đãi bà con làng xóm. Ăn xong, mọi người uống rượu cần, vui chơi. Nam nữ hát “dâu ời” (dân ca giao duyên): “Tôi mềng oóng rạo chum chình/ Phải oóng pằng chặc cho mềng mần tôi” (Ta – mình uống rược chung tình/ Phải uống bằng chắc, chúng mình làm đôi). Đôi nào thấy “ưng ý” thì rủ nhau đi “ngủ mái” (ủ con mái, dộộng con bảo); họ tìm nơi vắng vẻ để tâm tình một cách đứng đắn, trong sáng. Lễ mừng thọ trong dịp Tết đúng là “sự kiện” làm tăng ý nghĩa Tết của người Thổ. Nó làm “đầm ấm” hơn cái Tết đối với mọi người[29].
Mồng 2 Tết, nhà nào có dâu (chưa cưới) về ăn Tết, thì sửa soạn lễ vật cho con trai tiễn con dâu về lại nhà. Lễ vật ấy dùng để cúng ông bà tổ tiên đằng ngoại. Ngày hôm nay là ngày “chơi Tết”. Các trò chơi dân gian được tổ chức: kéo co, khua lống, đánh cồng chiêng, đi chơi xuân,v.v.
30
Ngày mồng 3 Tết, người Thổ làm lễ “cúng đưa”, tức là “đưa ông bà, tổ tiên trở về trời”. Họ soạn một đôi gánh và bỏ tất cả xôi thịt, bánh trái, trầu cau, rượu,v.v. những thứ mà người nhà chưa “động” đến, nghĩa là thức ăn đó vẫn còn nguyên, để cho ông bà, cha mẹ đem đi “ăn” ở thế giới bên kia, ở mường trời. Riêng đốivới nhà hoặc dòng họ nào có “Bà Trầy” (mo), thì tối mồng 3 Tết cho đến rạng ngày mồng 5 Tết, người ta tổ chức Lễ hội Bà Trầy. Đây là lễ hội có tính chất tín ngưỡng (nay hầu như không còn). Lễ hội này được tổ chức hằng năm hoặc cứ 3 năm 1 lần, tùy điều kiện. Hằng năm tổ chức 1 lần gọi là tiểu lễ, 3 năm làm 1 lần gọi là đại lễ. Tộc trưởng chủ trì lễ hội, bày mâm cúng tổ tiên, ông bà, mâm cúng Vua chaNgọc hoàng cùng tướng lĩnh, các quan nhà Vua thủy tề. Mâm lễ gồm 4 cỗ xôi con gà, 1 chai rượu, 1 đĩa trầu cau (trầu lá, cau quả), 2 chén nước lã, mấy chén không để rót rượu, bông lúa, nồi cháo nhỏ gọi là “mâm hoa cháo nổ”. Đại lễ phải có thêm 1 chum rượu cần. Các mâm lễ được đặt lên bàn thờ Khoánh Khinh. Có tấm vải tự dệt (Pải Cầu Tàng) làm đường đi cho Ngọc hoàng cùng các tướng lĩnh của ngài, nối từ Khoánh Khinh đến Hoóng Toòng (gian ngoài), hai bên tấm vải gài các bông lúa. Khi hành lễ thì chủ cúng và các người phụ lễ múa theo đều phải “chui qua” tấm vải này. Chủ cúng đội Mâm Chè (có nước, trầu cau, rượu,nến) đi trước, Bà Trầy (mo) múa “lên đồng” theo sau. Múa từ bàn thờ Khoánh Khinh đến Hoóng Toòng, tức là hết sàn nhà. Sau đó quay trở lại, Bà Trầy lại múa theo sau, đến nơi thì cúi lạy bàn thờ. Nghỉ một lúc khoảng 30 phút thì làm lại, múa tiếp. Tiểu lễ diễn ra 1 ngày, đại lễ thì 2 đêm 1 ngày. Sau đó vui chơi, ăn uống, đánh cồng, hát đối đáp, theo điệu “dầu ơi”, tiểu lễ có 5 điệu múa, đại lễ có 7 điệu múa[29].
Sáng mồng 4 Tết, tổ chức lễ Tome tru (cúng trâu). Đây là lễ “cảm ơn trâu” đã giúp người cày bừa một năm qua và sẽ cày bừa trong năm tới. Mâm lễ gồm có con gà luộc, các món thịt, bánh trái và không thể thiếu cá,v.v. Lời cúng thể hiện tình cảm của người với trâu: “Tru ếch tru oáng/Cả đăm dâu khó nhọc, vất
vả/ Năm mới cầu mong cho trâu mạnh khỏe/ Cùng với chủ cày bừa/ Làm ra cơm nếp tháng 5, cơm tẻ tháng 10/ Cho lúa đầy nhà/ Gà vịt đầy chuồng/ Mong
31
vị Thổ thần phù hộ cho trâu/ Ăn cỏ ngoài rừng không bị hổ báo làm hại…”[29].
Cúng xong, người ta đặt cái ách lên vai trâu, vỗ về, nói lời cảm ơn trâu, và cho trâu ăn bánh, ăn xôi chấm muối.
Ngày mồng 5 Tết, là ngày phường săn (ngày xưa) lấy làm “ngày may mắn”, tổ chức Lễ xang lái (quăng lưới săn thú, săn thật hoặc săn tượng trưng) đầu năm. Hôm đó mà “săn” được thú to thì coi như cả năm “Án thực moong nại, cái moong cả” (săn được nhiều thú vật to lớn) [29].
Ngày mồng 6 Tết, là ngày tiếp tục vui chơi. Người nào chưa đi chúc Tết anh em họ hàng, bà con xa gần thì thăm hỏi.
Ngày mồng 7 Tết là ngày khai hạ. Ngày này là ngày “pổ nêu”. Người ta hạ cây nêu xuống, các thứ treo trên cây nêu rơi rụng xuống, mọi người tranh nhau nhặt, xem đó là “lộc” năm mới. Ai nhặt được nhiều thì năm tới sẽ gặp nhiều may mắn. Các nhà làm lễ cúng khai hạ: cúng Thổ công, Long Mạch, Thành hoàng làng, Quản Xuân (đối với người họ Đinh), cúng lễ đón ông Táo trở về.
Bảy ngày Tết cổ truyền của người Thổ kết thúc. Tết Thổ từ xưa đến nay đã có nhiều thay đổi, nhưng những gì tốt đẹp, văn hóa, nhân văn nhất, đậm màu sắc dân tộc nhất, thì vẫn còn mãi với thời gian.
Lễ Bốc Mó (có 7 tên gọi khác là lễ cúng đền Mó, khai Mó nước đầu năm) của cộng đồng dân tộc Thổ ở Nghệ An mang ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa, cầu cho nguồn nước dồi dào để phục vụ cuộc sống sinh hoạt và việc tưới tiêu của nông dân.Lễ Bốc Mó là một nghi lễ quan trọng của đồng bào người Thổ ở Nghệ An.
Theo thầy mo Trương Thanh Hải, xã Nghĩa Xuân, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An, “trong tín ngưỡng của người Thổ, từ xa xưa, mó nước là nguồn nước
ngầm tự nhiên phục vụ sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của cộng đồng dân tộc Thổ ở Nghệ An. Mó nước còn mang ý nghĩa linh thiêng, là mạch nguồn của sự sống, thể hiện ở sự tích tổ tiên đi tìm mó nước, lập làng, gìn giữ, bảo vệ mó nước và phát triển làng bản sinh sôi, trù phú...” [35].
32
Theo truyền thống, lễ Bốc Mó thường được thường được tổ chức vào dịp sau Tết Nguyên đán, thường là vào cuối mùa xuân, đầu mùa hạ (vào khoảng tháng 4 - 5 âm lịch) hàng năm. Lễ Bốc Mó được tổ chức với ý nghĩa là lễ cúng khai thông mó nước, cầu cho mưa thuận gió hòa, cầu cho nguồn nước mó tuôn chảy dồi dào phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt và cho việc tưới tiêu của cả cộng đồng...
Lễ vật chính trong lễ Bốc Mó gồm một cỗ xôi, gà, bánh đầu chó, sừng trâu, bánh trôi, rượu cần, và một cây nêu. Thầy mo là người đại diện cho dân làng thực hiện các nghi thức cúng trong lễ Bốc Mó. Đầu tiên, thầy mo thực hiện lễ cúng trong nhà, báo cáo và xin các vị thần linh về chứng giám cho tấm lòng thành của dân làng. Sau đó, các lễ vật cúng được đưa ra ngoài nhà, đến phía bãi đất trống có khu vực tượng trưng cho mó nước.
Thầy mo ngồi phía trước, dân làng xếp hàng phía sau. Thầy mo làm lễ cúng tế, cầu xin thần Mó, thổ công, long mạch, thổ thần thổ địa, phù hộ cho mó nước tuôn chảy không ngừng, nước về đầy đồng, đầy ao, mùa màng tươi tốt... Mỗi lần thầy mo cúng và vái lạy, dân làng vái lạy theo, cùng với đó là tiếng kèn ô loa, trống cái, bục bục, xập xoèng... được các nhạc công tấu lên rộn rã[27]..
Kết thúc nghi thức cúng, thanh niên trai gái trong làng hội tụ cùng khơi thông mó nước, sau đó ăn mừng, múa hát cồng chiêng, cầu cho mưa thuận gió hòa, nước mó hanh thông, ao chuôm đầy nước, mùa màng bội thu, xóm làng được yên bình, ấm no, hạnh phúc.
Lễ Cồn Làng: Người Thổ nhóm Cuối ở làng Sồng, Yên Hòa, xã Tân Hợp, Tân Kỳ, Nghệ An cứ đến ngày 6 tháng 2 âm lịch thì tổ chức lễ Cồn Làng. Lễ được chuẩn bị chu đáo, mời khách xa về dự. Lễ vật gồm 2 con lợn, 1 mâm rượu do quỹ làng mua sắm và 1 chum rượu nữa do các thành viên trong làng đóng góp. Trước tiên, làng cử 2 người thanh niên khỏe mạnh đi sang ruộng làng khác nhổ trộm 4 gốc lúa tốt, bỏ lên cáng đem về. Sau đó họ đưa lễ vật và 4 gốc lúa ấy lên đền Xân Cạp làm lễ cúng các vị thần cai quản ruộng đất. Lễ này làm xong thì đến lễ chính gọi là lễ “Cồn Làng”, lấy tên ngôi đền của làng. Tại đền, lợn đã
33
làm thịt, luộc lên và bày biện cùng với 2 chum rượu. Các chức dịch cùng dân làng đến tề tựu. Chủ “đất” thay mặt tất cả thắp hương và hành lễ, nội dung bài khấn là cám ơn “bà chúa đất” và “ông thần tổ” đã sinh ra con bầy cháu đàn, đã khai khẩn đất hoang, lập ra làng bản. Ông “chủ đất” khấn tiếp: “Năm qua mùa
tốt, dân làng ấm no. Nay xin nhận “hồn lúa” về cho dân làng. “Hồn lúa” ở đây được tượng trưng là 4 gốc lúa đã nói ở trên. Khoảng chiều tối, trai làng kính cẩn khiêng “hồn lúa” về nhà “chủ đất”. Trống, cồng chiêng rộn ràng vang lên theo đám rước. Dân làng nhảy múa hò reo theo sau. Tại các gia đình cũng sẵn sàng đón “hồn lúa”. Họ đặt bàn thờ cạnh cầu thang lên nhà. Trên bàn thờ là đĩa trầu 12 miếng và 1 ngọn sáp. Khi nghe tiếng hò reo và ánh đuốc của đám rước về gần, các bà già đến thắp sáng ngọn nến và trịnh trọng nói: “Chào dạ (bà) lúa đã về!”[29]. Nói rồi bê ngay cơi trầu vào buồng nhà mình, xem như
“hồn lúa” đã về tới nhà mình. Lễ Cồn làng đến đây là hết.Dân làng sau khi đưa “hồn lúa” về đến nhà “chủ đất”, thì cùng nhau uống rượu, ăn thịt, ca hát, nhảy múa, vui chơi.
Lễ Đâm đầu moong và Xang lải: Đây là lễ hội hay nghi thức cổ truyền của người Thổ nhóm Cuối ở xã Tân Hợp, Tân Kỳ, Nghệ An, được tiến hành vào đầu năm.
Thứ nhất, Lễ Đâm đầu moong (đâm thú). Lễ vật gồm 1 con lợn, 1 con chó nhỏ, trầu cau, do các thành viên trong làng đóng góp. Tất cả đều góp cho ông