Ngày nay, gắn liền với các tích cổ của dân tộc Thổ ở miền Tây Nghệ An như các đình, chùa, lăng, miếu, nhà thờ tộc họ, nhà cổ, mộ cổ,… là một hệ thống di sản văn hóa tinh thần của người dân tộc này. Những tư liệu văn hóa tinh thần dân tộc Thổ hiện lưu lại trên mảnh đất miền Tây Nghệ An tương đối phong phú và đa dạng từ hình thức thể hiện đến nội dung, gồm: thơ văn, các lễ hội truyền
49
thống, âm nhạc, phong tục tập quán... phần nào đã phản ánh rõ nét tư duy, văn học nghệ thuật, tổ chức làng xã cũng như sinh hoạt xã hội người Thổ. Những tư liệu về văn hóa tinh thần được viết hoặc truyền miệng… Đây chính là nguồn di sản văn hóa vô cùng quý báu mà những bậc tiền nhân dân tộc Thổ ở khu vực miền tây Nghệ An để lại. Tuy nhiên, việc bảo tồn các giá trị văn hóa tinh thần kể trên còn khá nhiều bất cập. Trên thực tế, hiện nay, tại các đình, chùa, lăng, miếu, và gia đình người dân, số người biết đọc chữ Thổ cổ còn lại không nhiều. Nhiều di tích lưu giữ trong mình một khối lượng di sản văn hóa tinh thần đồ sộ nhưng để giải mã ý nghĩa của nó thật khó khăn, do số người cao tuổi, có am hiểu về giá trị văn hóa tinh thần trong cộng đồng người Thổ cũng ngày càng ít dẫn. Điều đó đã ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo tồn các giá trị văn hóa tinh thần truyền thống của dân tộc Thổ, cũng như phục vụ phát triển du lịch trên vùng đất này. Đặc biệt, thế hệ trẻ của người Thổ không còn biết nhiều về các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng mình, mà chịu sự ảnh hưởng của các giá trị hiện đại. Điều đó, khiến cho nguy cơ mai một các giá trị văn hóa này không còn là một điều quá xa vời, nếu như không có nhữn biện pháp kịp thời để bảo tồn nó.
Trước thực trạng đó, nhiều năm qua, một số nhà nghiên cứu đã có những nỗ lực trong việc khảo cứu và giới thiệu văn hóa tinh thần của dân tộc Thổ ở Nghệ An trên những phương tiện thông tin đại chúng, nhưng nhìn chung vẫn còn rời rạc, chưa tập trung nghiên cứu một cách có hệ thống, chưa tương xứng với quy mô của hệ thống giá trị văn hóa tinh thần vốn có và lòng mong đợi của người dân xứ Nghệ. Tuy vậy, những hoạt động đó phần nào cũng đã để lại những giá trị nhất định về mặt học thuật, giúp cho việc nghiên cứu về văn hóa các dân tộc thiểu số trong tỉnh có bước khởi sắc. Là di sản văn hóa vô cùng có giá trị, thế nhưng đến nay việc nghiên cứu, sưu tầm, lưu giữ các giá trị văn hóa tinh thần thuộc về người dân tộc Thổ của các cơ quan chức năng vẫn còn nhiều hạn chế. Việc điều tra, khảo sát mới chỉ tiến hành một cách đơn lẻ, dưới góc độ ghi chép lại nhằm phục vụ cho các bài viết nghiên cứu, tham luận theo chuyên đề hoặc tra cứu nhằm kiểm chứng tư liệu văn hóa có liên quan.
50