Văn học dân gian

Một phần của tài liệu 24230 16122020235237624khaluntonvn trang (Trang 41 - 49)

Vốn văn nghệ dân gian Thổ khá đa dạng. Những bài đồng dao vẫn được lưu truyền. Vốn ca dao, tục ngữ, câu đố Thổ cũng rất phong phú. Đồng thời nhân dân thường thích nghe kể đắng về sự tích con người, về những câu chuyện có nhân vật, có tình tiết hấp dẫn. Qua các sáng tác dân gian có thể biết được đời sống nhân dân Thổ cũng như tâm tư tình cảm của họ. Về mặt hình thức, các sáng tác dân gian phản ánh khá rõ ràng hoàn cảnh hình thành dân tộc này: trong lời văn và diễn xướng, đây đó còn xen ghép tiếng nói, giọng điệu của người Thổ và người Việt (tiếng địa phương Nghệ An) một cách đậm nét.

Tục ngữ: Tục ngữ của người Thổ đúc kết kinh nghiệm về nhận biết thời tiết, về kinh nghiệm sản xuất, về tâm lý con người, về đạo lý, ứng xử,v.v. Việc đúc kết đó dựa vào quan sát trực tiếp (trực quan) nên rất dễ hiểu, dễ nhớ với mọi người. Những kinh nghiệm về ứng xử, về đạo lý,…rất bổ ích đối với con người; nó góp phần bảo lưu những truyền thống đạo lý tốt đẹp trong cộng đồng người Thổ.

Nhận biết về thời tiết:

Mâư pảy cá xí mưa, mâư tàng pừa xí đắng

(Mây vẩy cá thì mưa, mây đường bừa thì nắng)

Khao mờ xí hán, khao láng xí mưa

(Sao mờ thì hạn, sao sáng thì mưa)

Quầng dù xí hán, quầng tán xí mưa

(Quầng dù thì hạn, quầng tán thì mưa)

Túm pẻ pao nhà xí đắng, dơi pao nhà xí mưa

(Đom đóm vào nhà thì nắng, dơi vào nhà thì mưa) [32].

Kinh nghiệm sản xuất:

Ăn ló chống, khống cũng như chệt

41

Kháng 3 càư ải, kháng pôn quải má

(Tháng 3 cày ải, tháng 4 vãi mạ)

Roọng có phân như đục có ló

(Ruộng có phân như đụn có lúa)

Roọng có mần cỏ như giỏ có cáo

(Ruộng có làm cỏ như giỏ có gạo)

Má tột tồi cỏ, má tột tồi cỏ pái

(Đừng đốt đồi cọ, đừng hun đồi cỏ tranh) [32].

Về tâm lý, đạo lý, ứng xử, nhân tình thế thái:

Có đẹt kháng nhá, có kẻ khà kháng pệp

(Có trẻ sáng nhà, có già sáng bếp)

Cồng chà pằng pể, cồng mế pằng trời

(Công cha bằng bể, công mẹ bằng trời)

Còn lá núm rọt, ôồng lá gần cột

(Con là khúc ruột, chồng là gân cốt)

Cái có ôông nhừ têm rằm có trăng

(Gái có chồng như đêm rằm có trăng)

Của án lá tật, của bật lá vàng

(Của được là đất, của mất là vàng)

Ạc nhừ lính lế, tế nhừ con puôn

(Ác như lính lệ, tệ như con buôn)

Moói ác có lôồng kháư lôông peo troong trôống

(Kẻ ác co lông hùm, long beo trong bụng)

Ằn khì tóư, pố khì tỉnh

( Ăn lúc đói, nói lúc tỉnh)

Ằn án cờm nhá lảng, vàng con mắt

42

Mế pố xí yếng, chà pố xí lắng

(Mẹ nói phải nghe, bố đe phải lắng)

Của ằn xí hệt, nghĩa ở xí cỏn

(Của ăn thì hết, nghĩa ở hãy còn) [32].

Câu đố: Câu đố dân tộc Thổ hướng vào sự vật gần gũi xung quanh như: lá trầu không, cây lau, cây sung,v.v. và cả những sự vật xa xôi trong vũ trụ như: mặt trời, mặt trăng,v.v. câu đố dân tộc Thổ rất phong phú, cụ thể:

Trốc pằng con ruồi Tuôi pằng cái đĩa

Lơ cái chi? (Đầu bằng con ruồi

Đuôi bằng cái đĩa Là cái chi?) Đáp án: Lá trầu không

Păng cái mưng Rụng huống ao

Tào o thấy Lấy o ạn Lơ cái chi?

(Bằng cái thúng Rụng xuống ao Đào không thấy Lấy không được

Là cái chi?)

43

Cần trêêng tồn có pông o trái Cần dưới bãi có trái o pông

Lơ ý chi?

(Cây trên đồi có bông không có trái Cây dưới bãi có trái không có bông

Là ý chi?)

Đáp án là: cây lau và cây sung [32].

Ca dao, dân ca: Ca dao, dân ca dân tộc Thổ rất mộc mạc, chân thành “Ước

gì anh bên em là vợ/ Anh bên em là chồng/ Đừng điều chi nặng nhẹ/ Ở cho phải lẽ/ Đừng quấn quýt mau phai/ Trưm năm ai chớ quên ai”[32], nhưng cũng rất

tha thiết, đằm thắm, mãnh liệt “Anh không lấy được em/ Chim trên rừng buồn

không múa cánh/ Cá dưới bể buồn không muốn quấn đuôi/ Gà trống kia không gáy đôi/ Đôi công kia buồn không muốn múa”[32],v.v.

Tiếng Thổ:

Chá ờn già chú trong nhà

Chò cồng mềng dông chò nhá mếng pui Cháo ru eng cháo ru chi

Hồm ní ngày lémh thang sốt Măng tin eng lắm hạt lắm hó Un ơ ni vượt núi băng ngàn vền ni

Bố chi cao cạnh khó yếng

Trầm hương o ngưởi bụi pheo khó tào Tơ pố hy phải hánh

Tơ chắt hy vạc cả cánh cả cân Un vền pô phới mê cha

Tăm cằn cho chắc tháng pa eng vền Co sật lời pô cho chăng

44

Đoi mềngni bui ri ri

Đác chay mắc đạc mềng ghi lê chặc Xường chặc mây tồn cũng ty Dòm un eng cũng mon xường Vi eng ba chốn bốn phương eng buồn

Chăng sà o piệt hy thôi Biệt rồi ngai ở ngai ty o đánh

Ước chi un mu eng ơng

Chung cha pới mê chung nhà thớm hôm

[32]. Tạm dịch:

Cảm ơn gia chủ trong nhà Cho cồng ta đánh cho nhà ta chơi

Chào các anh các chị Hôm nay ngày lành tháng tốt

Nghe tin em giỏi hát hò

Anh đây vượt núi băng ngàn tới nghe Nói chi kiểu cách khó nghe Trầm hương khó ngửi, bụi tr khó đào

Đã quyết thì phải thực hành Đã chặt thì vác cả cành lẫn cây

Em về thưa với mẹ cha Sắm cày cho chắc tháng ba anh về

Có thật như lời ấy chăng Em về giã gạo ba trawnbg đợi chờ

Đôi ta như bụi rù rì

Nước chảy mặt nước ta dìu lấy nhau Thương nhau mấy núi cũng trèo Mấy sông cũng vượt mấy đèo cũng qua

45

Thấy anh em cũng muốn thương Vì anh ba chốn phương em buồn

Chẳng thà không biết thì thôi Biết rồi kẻ ở người đi sao đành

Ước chi em vợ anh chồng

Chung cha chung mẹ chung nhà sớm hôm [32].

Loại hình dân ca được người Thổ lưu truyền rộng rãi và mê đắm nhất là “Hát ghẹo” hoặc “Hát em ơi”, thường diễn ra trong các lễ hội, ngày tết, đám cưới, giã cốm, ném còn, hội xuống đồng, ngày hội trồng cây, ngày hội tòng quân,v.v. Lối hát dân ca Thổ nghiêng về tâm tình, gửi thương, trao hẹn, mến nhớ, nên rất đậm nét hình thức một bên xướng, một bên họa, rõ là bên đối bên đáp uyển chuyển, uyên bác. Hãy nghe tâm sự của người trong cuộc rằng: “Bây giờ em mới tới đây/

Ngày xưa em biết chốn này là đâu/ Người ơi! Ai bắc nên cầu/ Cho mây lội xuống vục đầu vào tre/ Ai đào núi lở, suối khoe/ Tìm cây chống đá kẻo đè nhà cao/ Lòng có ngõ trước, lối sau/ Nhờ mây bắc cầu cho gió trẩy sang”[32]. Câu

hát lững lờ, nửa tìm trong ký ức, nửa thăm dò thực tế có những ai đang sẵn sàng đáp ứng mở màn cuộc vui. Cũng là tiếng ca cất lên trong đám trai làng. Câu nào đưa ra để người ta chịu phép, câu nào hát lên để lòng người biết trăn trở, ưu tư? Thế là có lời ca rằng: “Sao em chẳng nói, chẳng cười/ Rồi đây biết có người

thủy chung?/ Ước gì cây mọc trên rừng/ Buộc cả trăm thừng kéo đổ non cao/ Tới đây thì hát mời chào/ Ai nỡ lòng nào kéo gió bẻ măng/ Người khôn ăn nói đã vang/ Người ngoan ăn nói đã sang lại giàu/ Làng ta cứ bắc cái cầu/ Một đầu cõng núi, một đầu cõng những ước”[32]. Người con gái chẳng những không

mắc cỡ với những ý vây bắt, với những lời ướm thử có góc có gai kia mà nàng lại bình tĩnh rào trước đón sau, rằng: “Suối sâu chẳng lội được đâu/ Anh về sẻ gỗ

bắc cầu em sang/ Cầu ván thì bắc rộng ngang/ Cầu bằng xúc gỗ thì mang đệm ngồi/ anh về ngắm lại cây trôi/ Có còn trái chát lấy rồi đưa sang”[32]. Rõ ràng

46

Bao giờ cũng vậy, bên này tung thì bên kia hứng, với cảnh tượng này thì người con trai bèn đáp lời êm ái, dịu nhẹ hơn nhưng khúc triết và tế nhị hơn: “Phải

duyên, phải kiếp thì theo/ Dù cho cám trộn bèo cũng ăn/ Trời mưa trong núi mưa ra/ Làm sao cho ướt áo ta thì làm/ Đường làng có sũng bùn trơn/ Thì ta vịn vách nhà hơn vách rừng”[32]. Thế là đám con gái lại dúi nhau trả lời câu nghĩa,

câu tình. Bên ấy đã rập rình thì bên này cũng thả nhẹ ý tứ đưa sang, rằng: “Trời

mưa ướt núi, ướt ngàn/ Ướt em em chịu, ướt chàng em thương/ Nhưng trời chỉ mới bắc sương/ Thì ai có nỡ vay thương làm gì”[32]. Cảnh tình đang say, lời ca

đối đáp còn bén thì xôn xao vòng ngoài, nhộn vui vòng bãi, quanh làng náo nức hẳn lên. Đó là các trai thanh nữ tú làng bên, làng khác, mường xa, mường gần đang túa về đám hát ghẹo Thổ. Câu ca vọng vào giữa bản của khách lạ: “Cổng

làng rào trúc, rào tre/ Rào nào cũng mở thêm khe rộng rào/ Xa xôi mới đến thăm chào/ Có cho người lạ vờn vào vườn hoa/ Chẳng cho thì nói thì thào/ Cho thì vỗ tiếng ào ào rằng cho”[32]. Những tiếng xôn xao còn nhường nhau bày ý

trả lời, câu mời cho ngọt, câu chào cho bùi, cho êm. Tiếng đáp lại cũng nôn nao lòng khách, rằng: “Cổng làng em rào bằng chỉ tơ/ Rào ngang sợi bấc, rào hờ sợi

bông/ Người xa đã đến, vui lòng/ Vuốt ngang tơ óng, sợi bông thì cầm/ Muốn quá chân dạo thăm làng/ Thì xin bỏ guốc đầu làng chayju thi/ Dẫu anh về nhất về nhì/ Thì em cũng chọn cuộc thi ngỏ lời”[32]. Được lời như cởi hết mọi vướng

víu, ngập ngừng của khách đường xa, những người khách dần quen với không gian đất lành, chim đậu của đám hội. Cuộc thi chạy kia là rượt đuổi với thời gian, khi người đẹp đã trao lời, người trai ngỏ được ý chạy thi lên núi như chuyện cổ ngày xưa có cuộc kén chàng rể, thì ai cũng thuận tình nhập cuộc. Rõ ràng là câu ca nở tiếp: “Em về thưa với mẹ thầy/ Cho anh làm rể chốn này được

không?/ Mặc cho trời lở đất long/ Em bảo không anh cũng không chịu lời/ Rằng thương nhau hỏi số trời/ Trời nào chịu hé nửa lời mà theo”[32]. Bên nữ không

thể vô tình, né tránh những ý gửi trao có cánh ấy. Đành đáp lại cho trọn nghĩa, vẹn tình: “Anh cứ về thưa với mẹ cha/ Có cho anh lấy vợ xa hay đừng/ Suối sâu

47

bên trai tiếp tục ướm gửi thiết tha hơn, rằng: “Thương nhau em cứ sang đây/

Suối sâu anh ngửa bàn tay làm cầu/ Đôi ta đã phải lòng nhau/ Nhà anh nghèo lắm chả giàu như ai”[32]. Đến mức độ này thì bên gái không thể không thảnh

thơi đưa ra những câu ca ngập ngừng, nửa vời được nữa. Nhất định thả ra lời dò ý thẳng ngay, thật giả của đối phương, rằng: “Muốn tắm lên ngọn sông đào/

Muốn ăn sim chín thì vào rừng xanh/ Chẳng phải đâu cũng mát lành/ Hãy dò cho tỏ ngọn ngành nguồn sâu/ Muốn têm cánh phượng miếng trầu/ Thì leo tận ngọn cây cau lấy buồng/ Hay là nghĩ quẩn, nói xuông/ Thì đem vỏ ốc thả luôn xuống hò” [32]. Nghe ra gặp phải tình thế lửng lờ, nửa nạc nửa mỡ thế này thì

lối hẹn chưa quang, đường ngang ngõ đến chưa nhẵn. Lòng người có phải lòng sung mà bổ ra soi tìm mặn chát. Người trai bèn “Ngậm ngải tìm trầm”, đã vào vườn cải thì phải biết rõ đâu là cải cay, đâu là cải ngọt, đã trót lội xuống sông thì phải tập bơi. Lời ca lại nhún nhường nữa vời, rằng: “Dò chi dò tận ngọn nguồn/

Cũng là cây chuối trổ buồng trăm năm/ Dò từ lá lốt, rau răm/ Để dành đôi đũa, chiếc tăm còn mời/ Đánh trống đừng nỡ bỏ dùi/ Dao mài đã săc, chớ cùi bàn tay/ lòng anh cây đứng thẳng ngay/ Mặc cho gió giật, bão lay vẫn bền”[32]. Rồi

người con gái cũng thả lời chân tình và rào đón việc gì sẽ xảy ra. Ngăn chặn được không “Lòng ngay mà tay biết có nắng? Đã nói rằng thương thì cứ ăn ở

thủy chung”…

Hát “mới” của người Thổ thường dẫn dắt các tình huống theo lớp lang gần đến xa, lạ rồi quên, sơ rồi thân, cũ thành mới. Đó là cách thức chung sức xây dựng cộng đồng đoàn kết và tiến bộ. Bài ca “Xin được mở ngõ” là một ví dụ: “Sân nhà nàng lắm chó/ Xin chủ lùa, giữ êm/ Nách vườn bên lắm gai/ Xin nhà

ông chặt dọn/ Ngọn sào tre thò lò/ Xin nhà bà rút gọn/ Ngọn mùng tơi nhà bên/ Leo vắt leeo vờ níu kéo/ Xin nhà hái vén…”[32].

Truyện thơ “Chàng Pôông Hương và Nàng Xờm”: Một trong truyện thơ được người Thổ rất yêu thích là truyện “Chàng Pôông Hương và Nàng Xờm”. Truyện kể về tình yêu mãnh liệt, thủy chung, vượt lên trên lễ giáo phong kiến của nàng Xờm- một cô gái “Dáng xinh tươi, dịu dàng, mềm mại/ Đôi môi hồng,

48

răng trắng, mặt trái xoan/ Cưpj mắt chim cu, giọng ấm tiếng đàn”, và một chàng trai “tốt mã/ Tuổi đương xuân, khác xã, khác làng”[35] và Chàng Pôông

Hương. Hai người gặp nhau và nảy sinh tình yêu. Chàng trai tìm đến nhà người con gái. Người con gái đã bí mật tâm tình với chàng trai ở trong buồng riêng, qua suốt đêm thâu. Sự việc bị phát hiện, cha nàng cho rằng con gái đã vi phạm gia giáo, đã đánh mắng nàng, đuổi nàng đi. Nằng Xờm đành bỏ nhà đi tìm chàng. Hai người lên đồi thề sẽ thành vợ thành chồng ở thế giới bên kia cho thỏa mối tình thủy chung. Họ đã ăn lá độc quyên sinh. Truyện thơ này của người Thổ rất gần với truyện thơ “Chàng Bồng và Nàng Ờm” của người Mường. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã đánh giá rất cao về cả nội dung và nghệ thuật của nó, nó được “đánh giá là tiêu biểu hơn cả và có những nét độc đáo riêng so với

các truyện thơ còn lại (của dân tộc Mường). Tác phẩm này nổi trội không chỉ là ở vấn đề mà tác phẩm đề cập đến có tính phổ quát mà còn là nghệ thuật của nó vượt lên trên nhiều tác phẩm khác. Truyện mang màu sắc cổ tích ở kết thúc có hậu của câu chuyện tình yêu; chàng trai và cô gái mặc dù bị cha mẹ ngắn cấm phải tự giải thoát bằng cái chết, song khi sang thế giới bên kia họ vẫn được chung sống bên nhau “nên nhà nên cửa” ở núi Làn Ai”[35]. Truyện thơ này do

ông Trương Công Lượng kể và được Trương Thanh Hải (Nghĩa Xuân, Quỳ Hợp, Nghệ An ghi và dịch lại.

Một phần của tài liệu 24230 16122020235237624khaluntonvn trang (Trang 41 - 49)