Thổ
Trước tình hình đó, công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tinh thần truyền thống của người Thổ trên địa bàn miền Tây Xứ Nghệ là vấn đề hết sức cấp thiết. Giải pháp đầu tiên được đưa ra đó là cần tiếp tục sưu tầm trong dân gian các giá trị văn hóa này, kịp thời phân loại, xếp hạng, nhận diện loại hình nào có nguy cơ mai một, lãng quên để đề ra cách thức bảo tồn và phát huy một cách hợp lý.
Thứ hai, để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tinh thần dân tộc Thổ, các huyện, tỉnh cũng cần có chính sách đào tạo, khuyến khích những người làm công tác quản lý, nghiên cứu, sưu tầm văn hóa tinh thần dân tộc Thổ. Đặc biệt, đội ngũ cán bộ làm công tác bảo tồn phải được đào tạo, trang bị kiến thức về tiếng Thổ ở một trình độ nhất định, để khi tiếp cận với các loại hình văn hóa tinh thần của dân tộc này thì ít ra cũng phải hiểu được nội dung cơ bản và giá trị của nó.
Thứ ba, cần đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng người Thổ về vấn đề bảo tồn các giá trị văn hóa tinh thần, đồng thời khuyến khích các đề tài nghiên cứu khoa học theo tính chất chuyên sâu gắn liền với hệ thống văn hóa tinh thần dân tộc Thổ ở miền Tây Nghệ An.
Thứ tư, các cơ quan quản lý nhà nước như Sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An cũng cần triển khai nhiều hơn nữa các đề tài nghiên cứu khoa học có nội dung đề cập đến văn hóa tinh thần dân tộc Thổ trên địa bàn. Có như vậy, công tác bảo tồn các giá trị văn hóa ấy mới được tiến hành đồng bộ và có cơ sở vững chắc, tránh việc bỏ sót.
Thứ năm, cần đầu tư nghiên cứu tiếng Thổ cổ, vì đó chính là biểu hiện của sự trân trọng đối với di sản tinh thần mà bao thế hệ người Thổ để lại, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong tiến trình nước ta hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Mặt khác, những thành tựu của việc nghiên cứu tiếng
51
Thổ cổ ở Nghệ An sẽ là cơ sở khoa học và là tư liệu cần thiết cho các ngành nghiên cứu văn học, ngôn ngữ, lịch sử, văn hóa và những ai có nhu cầu tìm hiểu về vùng đất và con người miền Tây Nghệ An trong lịch sử.
52
KẾT LUẬN
Văn hoá tinh thần của dân tộc Thổ ở miền Tây Nghệ An là một bộ phận không thể thiếu trong đời sống cộng đồng của người dân tộc này, có tác động qua lại với trên nhiều phương diện. Việc sưu tầm, nghiên cứu văn hóa tinh thần dân tộc Thổ đã giúp khám phá được những giá trị đặc sắc về văn hóa tinh thần của cộng đồng dân tộc ở miền Tây xứ Nghệ. Văn hóa tinh thần dân tộc Thổ còn là nguồn sử liệu quan trọng và tin cậy để nghiên cứu quá khứ và truyền thống của dân tộc này. Do vậy, vấn đề đặt ra là phải nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ nghiên cứu văn hóa tộc người, đồng thời đề ra giải pháp đảm bảo đẩy mạnh công tác tuyên truyền văn hóa tinh thần vào cuộc sống, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của bộ phận cư dân Thổ ở Nghệ An, góp phần tích cực phát huy và bảo vệ các giá trị đó.
Có thể nói, những tư liệu văn hóa tinh thần còn lưu lại trên mảnh đất Nghệ An, rất phong phú, đa dạng từ hình thức, nội dung thể hiện trong đình, chùa, dòng họ, gia phả… Nó được coi là những bảo vật mà các bậc tiền nhân dân tộc Thổ ở miền Tây Nghệ An để lại. Trong đề tài này, chúng tôi tập trung nghien cứu những giá trị văn hóa tinh thần của người dân tộc Thổ thờ được biểu hiện cụ thể ở tục thờ cúng tổ tiên và thành hoàng, các lễ hội, phong tục tập quán, âm nhạc, văn học dân gian…, với hy vọng sẽ bổ khuyết cho những mãng chưa được tìm hiểu sâu trong văn hóa tinh thần dân tộc Thổ.
Hiện nay vấn đề bảo tồn văn hóa tinh thần dân tộc Thổ ở Nghệ An vẫn đang được các cấp lãnh đạo địa phương tiến hành. Công việc này được bắt đầu từ hoạt động sưu tầm nghiên cứu trong dân gian, để phân loại, xếp hạng, nhận định loại hình nào có khả năng mất mát mà đề ra giải pháp bảo tồn và phát huy một cách hợp lý. Bên cạnh đó, cần phải có kế hoạch lâu dài trong việc phục dựng lại những giá trị văn hóa truyền thống cũng như khai thác các giá trị đó từ các nghệ nhân người Thổ.
53