Âm nhạc dân gian

Một phần của tài liệu 24230 16122020235237624khaluntonvn trang (Trang 38 - 41)

Cồng chiêng: Là một huyện miền núi, nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Nghệ An, nơi đây gồm 3 dân tộc cùng nhau sinh sống là Kinh, Thái và Thổ, Nghĩa Đàn tự hào có một đời sống văn hóa phong phú, trong đó có văn hóa cồng chiêng của người Thổ.

Với gần 8% đồng bào dân tộc Thổ sinh sống, bà con nơi đây vẫn còn lưu giữ những nét đẹp tinh hoa trong văn hóa cồng chiêng của dân tộc mình. Cồng chiêng được xem như một vật thiêng, là sợi dây nối kết giữa người trần và các đấng linh thiêng, là nơi họ gửi gắm những tâm tư tình cảm, vì vậy cồng chiêng gắn bó mật thiết trong cuộc sống tâm linh của đồng bào Thổ. Mỗi bản nhạc cồng chiêng được đánh lên lại biểu hiện cho một sự kiện quan trọng trong sinh hoạt văn hóa của họ[23].

Bà con dân tộc Thổ ở làng Đong này ngày xưa chỉ có khoảng mười hộ gia đình cùng nhau lập bản giữa chốn rừng núi rậm rạp, con thú dữ thường về phá phách. Già làng lúc đó đã cử những chàng trai khỏe mạnh tìm cách xua đuổi mà

38

không được. Khi đó, có một thanh niên trong đám trai bản lấy cồng ra đánh. Nghe tiếng cồng, con thú dữ khiếp sợ chạy một mạch về rừng sâu. Từ đó, âm thanh tiếng cồng, tiếng chiêng vang lên như là một thứ vũ khí để chống lại thú dữ và xua đuổi tà ma. Lâu dần, bà con thường mang cồng, chiêng ra đánh rồi hát cho nhau nghe những điệu ví, câu hò, những làn điệu dân ca Thổ... dưới ánh trăng rằm sáng vằng vặc sau những ngày làm việc mệt nhọc trên nương rẫy[9].

Ngày nay, cứ vào các dịp lễ tết, lễ mừng lúa mới hay lễ xuống đồng, bà con dân tộc Thổ lại mở hội cồng chiêng. Thường vào các ngày đầu năm của tết âm lịch bà con lại chọn làm ngày đẹp để tổ chức hội cồng chiêng với mong muốn xua đuổi tà ma, cầu cho một năm mới mưa thuận gió hòa, nhà nhà đủ cái ăn, cái mặc, làng bản yên vui...

Không khí lễ hội trở nên rộn ràng tươi vui khi tiếng cồng chiêng hòa lẫn với tiếng hát và tiếng hò reo cổ vũ cho những thành viên tham gia các trò chơi. Điều này thể hiện tính cộng đồng của cộng đồng dân tộc Thổ trong sinh hoạt thường ngày cũng như trong các dịp lễ hội.

Múa hát dân gian: Múa dân gian của dân tộc Thổ gồm có điệu múa “Bắt nhái”, múa “Mụ Trầy”, múa quạt, múa giã cốm,v.v. Múa Bắt Nhái được khai thác và dàn dựng từ lâu. Đó là điệu múa mô phỏng lại cảnh sinh hoạt trong lao động, săn bắt những con ếch, nhái, cá tôm. Công việc nương ruộng ban ngày hối hả bao nhiêu thì những bó đuốc rực sáng trên cánh đồng bậc thang vào những đêm trời đổ trận mưa rào đã đánh thức các loài vật sinh sống cạnh đồng ruộng nháo nhác thức dậy đón nước lớn, và con người ào ra săn bắt. Múa Bắt Nhái được mô phỏng lại tất cả các động tác như: Chẻ đuốc, bó đước, thắp đuốc, chít giỏ, vung đuốc, chộp nhái, ếch; bẻ cẳng chân ếch, nhái; tay nhét vật bắt được bỏ vào giỏ… Các động tác lặp đi lặp lại rất điêu nghệ, nhịp nhàng. Đám người múa say sưa biết để ánh mắt vào vùng sáng tối có con vật, chân biết, tay vung tựa những áng luyện võ thật sự hấp dẫn và mê hồn. Múa Bắt Nhái được lưu giữ từ đời này sang đời khác “Khắp vùng có người Thổ sinh sống, họ đều

39

truyền dạy con cháu mình điệu múa linh thiêng và gần gũi đời thường này” (Lời

nghệ nhân dân gian dân tộc Thổ - Lê Cứu).

Múa Mụ Trầy (Mụ TLầy) thì gần gũi với điệu múa Pồn Pông của người Mường. Người cầm cái, điều hành hội múa là Mụ Trầy. Mụ được nhập vai người Trời giáng xuống hạ giới để bày cách làm ăn cho nhân gian. Điệu múa đầu tiên là dạy cách trồng cây (cồm si cồm sanh), thứ hai là múa đắp đập khơi mương (pật pai, pật mương), thứ ba là múa hái nấm (tành đầm). Về phát nương làm rẫy, Mụ rằng: “Chọn nơi đất bằng, dốc thoải/ Không làm nơi dốc lớn, đầu

nguồn/ Làm sập, làm bẫy mà bắt con lợn rừng phá hoa màu…”[30]. Mụ dạy

cách vung tay múa bắn cung, giương bẫy…Đạo cụ múa Mụ Trầy gồm có 6 lá cờ tam giác, hai lá màu nõn chuối, 4 lá màu đỏ; còn có binh khí, giáo mác. Tay vung vẩy múa nhịp nhàng, chân vừa nhảy vừa tung tăng…theo tiếng trống rộ lên “tầm tầm bông…”[30].

Múa quạt là múa mô phỏng theo cánh chim phượng hoàng vừa bay vừa lượn vừa xà xuống trong không trung. Tay múa chân kiễng nhịp nhàng, miệng thì hát bài ca múa quạt: (Tiếng Thổ) “Quạt ni ây quạt xa/ Oông vua tứ đực xất là khèo

xay/ Quạt cò mưới lăm xương dai/ Han măt phật chầy trọộc cái duyên tơ/ Trới đằng lế quạt nấm ô/ Trới nực quạt mattj ti mô ùn cầm…”. Nghĩa là“ Quạt này ai sinh ra quạt/ Ông vua Tự Đức sinh ra quạt này/ Quạt này có mười lăm xương/ Đôi bên phất giấy tơ vương buộc đầu/ Trời nắng lấy quạt che đầu/ Trời nóng quạt mát đi đâu em cầm”[30].

Múa giã cốm: giã cốm là phong tục sinh hoạt cộng đồng đẹp và phấn chấn của hội rước mùa màng về nhà. Điệu múa gồm trải nong, múa tay tuốt lúa kèm trong tay một thanh nứa khô để kẹp chuốt bông lúa, múa hai tay khỏa lên miệng chảo, nhịp đi, nhịp đến khoan thai, khi thóc rang chín thì vào múa giã cốm. Cối giã bằng chày tay, nhịp một tay nâng tay duỗi, nhịp hai cả hai tay cùng nâng cùng giã xuống, tiếng cối phụp phùm phum cùng đồng thời tiếng hát ghẹo trong sáng, mượt mà, hóm hỉnh, đưa đẩy, tha thiết, cuốn hút, thôi miên… cất lên hòa quyện nhịp nhàng cùng dáng múa[30].

40

Một phần của tài liệu 24230 16122020235237624khaluntonvn trang (Trang 38 - 41)