PHẦN 1 TỔNG QUAN
2.1. Đối tƣợng và mục đích nghiên cứu
Ngày nay, nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt đang ngày càng trở nên khan hiếm, đặc biệt là ở các nước nghèo kém phát triển: nguồn nước ngầm đã được khai thác và đem vào sử dụng trong sinh hoạt ở rất nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, qua một thời gian sử dụng các nhà nghiên cứu phát hiện ra sự có mặt của các kim loại nặng trong nước. Sự có mặt của chúng gây ra nhiều rối loạn trong cơ thể, trong đó asen là một trong những nguyên tố độc bảng A nó là nguyên nhân gây ra các bệnh về ung thư da, phổi… hiện nay đã có những biểu hiện lâm sàng về nhiễm độc asen.
Chính vì vậy, việc phân tích hàm lượng asen trong nước ngầm để kiểm tra và đánh giá chất lượng nước là một khâu vô cùng quan trọng để cảnh báo và tìm biện pháp xử lý asen khỏi nguồn nước bị ô nhiễm. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp khác nhau để xác định lượng vết asen và mỗi phương pháp có ưu nhược điểm riêng. Trong đó, phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử không ngọn lửa là phương pháp xác định lượng vết kim loại với độ chính xác cao, kết quả phân tích ổn định. Độ nhạy của phương pháp phổ GF-AAS đối với asen là 0,1g/l [18]. Không những thế, phương pháp GF-AAS có thể tiến hành phân tích hàng loạt, các thao tác thực hiện nhẹ nhàng và có thể xác định nhiều nguyên tố trong mẫu trong thời gian ngắn.
Cho đến nay cũng có rất nhiều phương pháp đã được nghiên cứu để loại bỏ Asen ra khỏi nước như phương pháp kết tủa – keo tụ, phương pháp tách qua màng, phương pháp trao đổi ion và phương pháp hấp phụ . Trong các phương pháp trên thì phương pháp tách loại Asen trong nước giếng khoan bằng sử dụng vật liệu hấp phụ là phù hợp hơn cả. Hiệu quả tách loại
Asen trong nước của phương pháp hấp phụ phụ thuộc vào vật liệu hấp phụ được sử dụng.
Mục đích của khóa luận này là nghiên cứu tìm điều kiện tối ưu để xây dựng quy trình xác định hàm lượng asen trong nước giếng khoan bằng phương pháp GF-AAS từ đó sơ bộ điều chế vật liệu tách loại Asen ra khỏi nước nhằm làm giảm lượng As có trong nước sử dụng .
Các vấn đề cụ thể bao gồm:
- Khảo sát và chọn các thông số máy đo phổ phù hợp. - Khảo sát và chọn điều kiện tro hoá và nguyên tử hoá mẫu. - Khảo sát chọn chất cải biến hoá học.
- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phép xác định asen bằng GF- AAS.
- Xác định khoảng tuyến tính của phép đo asen. - Đánh giá sai số và độ lặp lại của phương pháp. - Ứng dụng quy trình xác định asen-trong mẫu thực.
- Vật liệu ở dạng hạt
- Có hiệu quả tách loại tốt đối với cả As(III) và As(V).
- Có khả năng hấp phụ cao, có tính trọn lọc và có khả năng hấp phụ nhanh.
- Không bị tan trong nước.