Giới thiệu về phƣơng pháp hấp phụ

Một phần của tài liệu LỜI mở đầu (Trang 33 - 35)

Hiện tại ở việt nam và nhiều nước trên thế giới đã có nhiều phương pháp nhằm loại bỏ Asen trong nước. Các phương pháp này chủ yếu bao gồm kết tủa – keo tụ, tách qua màng, trao đổi ion và hấp phụ. Phương pháp kết tủa – keo tụ đòi hỏi chi phí cao, do đó không phù hợp cho quá trình xử lý Asen trong nước tại các vùng nông thôn Việt nam. Phương pháp lọc qua màng gồm

hai loại; thẩm thấu ngược (RO) và điện thẩm tách (ED). Cả hai loại này đều có hiệu quả tách loại As(V) tốt hơn là As(III). Tuy vậy giá thành của phương pháp này cũng rất cao. Tương tự phương pháp trao đổi ion là một phương pháp tốt, nhưng hiệu quả đối với As(V) cao hơn so với As(III), bởi vì As(V) thường tồn tại dưới dạng anion trong môi trường pH trung tính của nước, trong khi đó As(III) lại tồn tại dưới dạng phân tử trung hòa. Hơn nữa, phương pháp này chịu nhiều ảnh hưởng của các ion cạnh tranh trong nước như sunfat, florua, nitrat…

Hấp phụ là phương pháp có nhiều ưu điểm: giá thành rẻ, nhiều loại vật liệu cho hiệu quả tách loại Asen tốt, dễ dàng ứng dụng trong thực tế.

Hiệu quả loại Asen trong nước của phương pháp hấp phụ phụ thuộc vào vật liệu được sử dụng, ví dụ : cát được phủ oxit Fe trên bề mặt loại bỏ được 96% Asen với nồng độ Asen ban đầu từ 21 tới 1100 μg/L[53]. Quặng tự nhiên giàu Mn có dung lượng hấp phụ cực đại đối với As(V) và As(III) tương ứng là 12mg/L và 6,7mg/L ở pH = 5,5 L[54]; nhôm hoạt tính chỉ có hiệu quả hấp thụ tốt với As(V); vật liệu Fe(0) cũng có khả năng xử lý hơn 93% Asen với nồng độ ban đầu 2000 μg/L [55].

Các dạng của Fe(III) oxit như FeOOH vô định hình hoặc β – FeOOH, đặc biệt là β – FeOOH có khả năng hấp phụ tốt cả As(III) và As(V) do có diện tích bề mặt lớn (228 m2/g) và đường kính lỗ xốp nhỏ (4,3 nm) … [56, 57, 58].

Mặt khác tinh thể β – FeOOH ở dạng đơn tà có cấu trúc 3 chiều, được tạo thành từ các hình bát diện ghép thành từng cặp, những cặp này tạo thành những đường ống dài trong cấu trúc của akaganeit, 8 bat diện tạo thành một đường ống với các ion Cl-

trung hòa bên trong. Các ion Cl- có tác dụng trung hòa bề mặt dương của tinh thể làm bền thêm cấu trúc. Theo tôi chính những ion Cl- này là yếu tố trao đổi anion của Asen, cũng góp phần làm tăng khả năng hấp phụ Asen của β – FeOOH .

Tuy nhiên, phần lớn các dạng của Fe(III) oxit thường chỉ có tác dụng hấp phụ tốt As(III) và As(V) khi chúng ở dạng bột, dạng sol hoặc gel trong dung dịch, do đó chúng gây nhiều trở ngại cho quá trình điều chế: bình phản ứng phải kết hợp với bộ phận lắng kết tủa với kích thước lớn, công đoạn tách chất rắn ra khỏi dung dịch gặp nhiều khó khăn do kích thước hạt rất nhỏ [59] …Do đó khi ở các dạng trên, các vật liệu của Fe(III) oxit sẽ không thích hợp cho quá trình hấp phụ trên cột hấp phụ.

Thông thường một vật liệu có thể áp dụng cho qua trình hấp phụ động Asen khi thỏa mãn các yêu cầu: vật liệu ở dạng hạt, có hiệu quả tách loại tốt đối với cả As(III) và As(V), co khả năng hấp phụ cao, có tính chọn lọc và có tốc độ hấp phụ nhanh, không bị tan trong nước, có thể tái sinh và thu hồi, có giá thành thấp.

Một phần của tài liệu LỜI mở đầu (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)