PHẦN 1 TỔNG QUAN
3.4. Xây dựng quy trình phân tích mẫu thực
3.4.1. Lấy mẫu và bảo quản mẫu
Trong khuôn khổ luận văn này chúng tôi đã chọn một số loại mẫu đại diện để phân tích. Các mẫu asen được lấy tại khu vực phường Cam Giá thành phố Thái Nguyên là mẫu có hàm lượng asen , các mẫu nước được lấy tại các hộ gia đình . Tại mỗi điểm lấy mẫu, chúng tôi đều lấy 500ml mẫu đựng trong chai nhựa PE, axit hóa bằng 1ml HNO3 65% PA.
Các mẫu nước đều được lấy vào buổi sáng khoảng từ 8 – 9 giờ tại các hộ gia đình khơng có nước máy thường xuyên phải sử dụng nước giếng, trong đó giếng khoan được coi như là nguồn nước sạch của người dân ngèo địa phương này.
Nước giếng khoan được bơm lên cho chảy khoảng 3 phút trước khi lấy sau đó mới lấy mẫu đem phân tích.
Trước khi lấy mẫu ta dùng bình chứa bằng polyetylen đã tráng rửa bằng nước cất hai lần và HNO3 10% sau đó tráng 3 lần bằng chính mẫu nước cần lấy. Khi lấy mẫu xong axit hóa ngay bằng 1ml HNO3 đặc 65%/ 500ml nước.
Mẫu nước giếng khoan được lấy định mức 100ml và được bảo quản trong bình nhựa đã được rửa bằng HCl 2M, được đậy kín tránh để mẫu tiếp xúc với ơxy khơng khí tạo ra kết tủa FeAsO4 và các hợp chất bay hơi, các ion kim loại ảnh hưởng trong suốt quá trình bảo quản và xử lí mẫu khác ảnh hưởng đến kết quả phân tích.
Bảo quản mẫu
Mẫu được bảo quản ngay sau khi lấy mẫu bằng cách axít hóa mẫu phân tích bằng dung dịch HNO3 đậm đặc đến pH<2 mục đích là để hịa tan các hợp chất khó tan của mẫu như As2O3 về dạng tan H3AsO3 hay H3AsO4, thuận tiện trong quá trình bảo quản mẫu. Mẫu được bảo quản trong tủ giữ mẫu.
Quy trình lấy mẫu được thực hiện đúng theo tiêu chuẩn TCVN 5502- 2003 [32].