Nếp sống văn hóa

Một phần của tài liệu LỜI cảm ơn (Trang 30 - 32)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.2. Nếp sống văn hóa

* Khái niệm nếp sống

Trong cuộc sống, những ý nghĩ, việc làm, sinh hoạt…đƣợc lặp đi, lặp lại hàng ngày, dần dần trở thành thói quen, thành một hệ thống tập quán tạo nên nếp sống. Nói cách khác, Nếp sống bao gồm những cách thức, những quy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ƣớc ... đã trở thành thói quen trong các lĩnh vực của cuộc sống, ví dụ: trong sản xuất có cách thứctrồng trọt, chăn nuôi,...; trong sinh hoạt có thói quen ăn, mặc, ở, giao tiếp...; trong đời sống XH có phong tục, tập quán, lễ nghi, pháp luật...Nhờ có nếp s ống mà những kinh nghiệm quý báu của con ngƣời và XH đƣợc giữ gìn và phát triển và cũng nhờ có nếp sống mà con ngƣời và XH không cần phải đi đƣờng vòng, không phải bắt đầu lại quá trình lịch sử mà nhân loại đã trải qua.

Trong từ điển Tiếng Việt [47, tr.644], nếp có hai nghĩa: theo nghĩa thứ nhất: vệt hằn trên bề mặt nơi bị gấp lại của vải, lụa, da,v.v. (quần áo còn nguyên nếp, nếp nhăn trên má); theo nghĩa thứ hai: Lối, cách sống, hoạt động đã trở thành thói quen (nếp sống văn minh, thay đổi nếp suy nghĩ).

Một số tác giả đã có những khái niệm khác nhau về nếp sống nhƣ sau: Tác giả Đặng Nghiêm Vạn cho rằng: Nếp sống là lối sống đã đi vào nề nếp đƣợc XH quy định bởi những pháp chế, tập tục hay luật lệ đƣợc dƣ luận đông đảo quần chúng của XH chấp nhận. [44]. Theo tác giả Lê Nhƣ Hoa: Nếp sống là những hành vi ứng xử của con ngƣời đã đƣợc lập đi, lập lại nhiều lần thành nếp, thành thói quen, thành phong tục đƣợc XH công nhận. [30]. Tác giả Thanh Lê cho rằng: Nếp sống là những quy ƣớc đƣợc lập đi, lập lại và trở thành thói quen trong sinh hoạt, phong tục tập quán và hành vi đạo đức. [23].

Qua tìm hiểu, nghiên cứu chúng tôi hiểu khái niệm nếp sống nhƣ sau: nếp sống là những biểu hiện hành vi ứng xử của con ngƣời trong các lĩnh vực của cuộc sống (sản xuất, sinh hoạt, đời sống XH, gia đình,...) đã đƣợc hình thành, trải nghiệm và ổn định theo thời gian.

* Nếp sống văn hóa (NSVH)

Theo tác giả Đặng Nghiêm Vạn: NSVH tức là nếp sống phù hợp với văn hoá của một XH, một dân tộc, một tộc ngƣời, một đất nƣớc nhất định. [44].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tác giả Lê Nhƣ Hoa cho rằng: NSVH là sự biểu hiện văn hoá cụ thể của lối sống, là văn hoá ứng xử của con ngƣời đối với tự nhiên, XH và con ngƣời. [30].

Trong từng thời kỳ lịch sử nhất định, NSVH của một đơn vị, một lứa tuổi, một thế hệ … là một bộ phận của văn hoá dân tộc, NSVH ấy vừa mang tính phổ quát, vừa có tính dân tộc và phù hợp với xu thế chung của nhân loại, vừa mang nội dung của chế độ XH mà đất nƣớc, dân tộc đó lựa chọn.

Điều tất yếu và là nhân tố quan trọng quyết định trong việc xây dựng một NSVH của dân tộc VN đang trên chặng đƣờng quá độ tiến tới một XH XHCN là: NSVH của con ngƣời VN nói chung, của TN nói riêng không chấp nhận lối sống lấy đồng tiền làm thƣớc đo mọi giá trị con ngƣời, lấy sự cạnh tranh khônglành mạnh, lừa gạt, bịp bợm làm lẽ sống, lấy sự chà đạp lên danh dự, phẩm giá ngƣời khác, mua quyền, bán chức làm phƣơng tiện để vƣơn lên địa vị cao sang trong XH, lấy sự gian dối, cơ hội, thiếu trung thực để đạt đƣợc những gì mình mong muốn.

Chúng tôi cho rằng: NSVH của HSSV là những biểu hiện hành vi ứng xử của HSSV trong các hoạt động học tập, giao tiếp, hoạt động cá nhân, tập thể...đã đƣợc hình thành, rèn luyện, ổn định theo thời gian, phù hợp với các

quy định, văn hóa của nhà trƣờng, phù hợp chuẩn mực đạo đức của XH và

đƣợc cộng đồng chấp nhận.

Một phần của tài liệu LỜI cảm ơn (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)