Mối liên quan giữa các yếu BMI, WHR với bệnh ĐTĐ týp2 và TĐTĐ

Một phần của tài liệu mô tả một số yếu tố liên quan đái tháo đường týp 2 và tiền đái tháo đường ở nhóm tuổi 30 - 69 tại tỉnh nghệ an năm 2010 (Trang 76 - 78)

BMI với ĐTĐ týp 2 và TĐTĐ:

Béo phì là nguy cơ dẫn đến ĐTĐ, tăng huyết áp, bệnh tim mạch. Chỉ số

BMI là chỉ số được dùng để chẩn đoán béo phì [10]. Nghiên cứu của chúng tôi thấy rằng nhóm có BMI ≥ 23 có tỉ lệ mắc ĐTĐ týp 2 cao hơn 1,42 lần (OR= 1,42; CI 95%: 1,10- 1,82) và tỉ lệ TĐTĐ cao gấp 1,23 lần (OR= 1,23; CI95%: 1,01- 1,48) so với nhóm có BMI < 23. Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây. Tạ Văn Bình và CS nghiên cứu trên 4 thành phố

lớn của Việt Nam năm 2001 cho kết quả tỉ lệĐTĐ ở nhóm có BMI ≥ 23 cao hơn 2,6 lần tỉ lệ này ở nhóm có BMI < 23 [3]. Cao Mỹ Phượng và CS cho kết quảở nhóm có BMI ≥ 23 có tỉ lệ mắc ĐTĐ týp 2 cao hơn 1,8 lần so với nhóm có BMI < 23 (OR=1,8; p < 0,05) [33]. Lê Anh Tuấn và CS cho thấy tỷ lệ

TĐTĐ ở những người có BMI ≥ 23 là 31,5%, ở nhóm BMI < 23 là 19,8% (p < 0,01) [48]. Nguyễn Vinh Quang (2007) cũng đã chỉ ra những người có BMI

≥ 23 có tỉ lệ mắc bệnh ĐTĐ týp 2 tăng lên gấp 3,71 lần và tỉ lệ TĐTĐ tăng lên gấp 3,27 lần so với những người BMI < 23 (p < 0,001) [37]. Theo thống kê của hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ có 90% bệnh nhân ĐTĐ có béo phì [53].

WHR với ĐTĐ týp 2 và TĐTĐ:

Chỉ số WHR là tỷ số vòng eo chia cho vòng mông dùng đểđánh giá tình trạng béo bụng. Vòng eo lớn có thể làm tăng nguy cơ mắc ĐTĐ týp 2 và TĐTĐ ngay cảở những người có cân nặng bình thường. Phân loại WHR theo tiêu chẩn IDF năm 2005 cho khu vực Châu Á Thái Bình Dương: nữ: > 0,85 là cao; nam: > 1 là cao [9], [51]. Các nghiên cứu trong và ngoài nước đã chỉ ra rằng có mối liên quan thuận giữa WHR và ĐTĐ/TĐTĐ. Lê Anh Tuấn và CS thấy tỷ lệ TĐTĐ ở những người béo bụng cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không béo bụng [48]. Anoop Misra và Naval K. Wikram năm 2002 nghiên cứu trên nhóm người Ấn Độ chỉ ra rằng béo phì là yếu tố quan trọng nhất

đến kháng insulin. Tăng 1/3 cân nặng lý tưởng sẽ làm giảm 40% hoạt động của insulin [61]. Nhiều nghiên cứu đã kết luận rằng béo phì là nguyên nhân quan trọng đến sự kháng insulin [65], [74], [88].

Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho kết quả phù hợp về liên quan thuận chiều này: Nhóm nữ giới có WHR cao tỉ lệ mắc ĐTĐ týp 2 cao hơn 1,83 lần (OR=1,83; CI 95%: 1,23 - 2,72) và tỉ lệ TĐTĐ cao hơn 1,31 lần (OR=1,31; CI 95%: 1,01- 1,69) so với nhóm có WHR thấp. Nhóm nam giới có WHR cao tỉ lệ mắc ĐTĐ týp 2 gấp 1,60 lần (OR=1,60; CI 95%: 1,11 - 2,30) và tỉ lệ TĐTĐ gấp 1,39 lần (OR=1,39; CI 95%: 1,02- 1,91) so với nhóm có WHR thấp.

Một phần của tài liệu mô tả một số yếu tố liên quan đái tháo đường týp 2 và tiền đái tháo đường ở nhóm tuổi 30 - 69 tại tỉnh nghệ an năm 2010 (Trang 76 - 78)