và TĐTĐ
Theo y văn, một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu của ĐTĐ týp 2 và TĐTĐ là chế độ ăn và hoạt động thể lực hàng ngày trong một thời gian dài. Tuy nhiên khi khai thác về những hành vi lối sống này trong thời gian dài thì dễ mắc sai số. Do vậy đối với các nghiên cứu về vấn đề này, người ta thường chọn khai thác hành vi lối sống trong một khoảng thời gian đủ ngắn để đối tượng điều tra đủ nhớ lại nhưng khoảng thời gian đó ít nhiều cũng cho phép có thểước lượng được hành vi lối sống của cá nhân liên quan tới ĐTĐ và tiền TĐTĐ. Nghiên cứu của Tạ Văn Bình năm 2003 đã khai thác tiền sử hành vi lối sống trong khoảng thời gian 3 tháng trở lại đây [5], [6]. Vì vậy nghiên cứu này cũng đã khai thác tiền sử về hành vi lối sống trong khoảng thời gian 3 tháng trở lại đây để từ đó phân tích mối liên quan với ĐTĐ týp2 và TĐTĐ. Kết quả phân tích cho thấy:
Nhóm có thói quen ăn nhiều mỡ có tỉ lệ mắc ĐTĐ týp 2 cao hơn 1,46 lần (OR= 1,46; CI 95%: 1,04-2,03) và tỉ lệ TĐTĐ cao hơn 1,44 lần (OR= 1,44; CI 95%: 1,12-1,84) so với nhóm không thường xuyên ăn nhiều mỡ. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Tạ Văn Bình (2003) trên 1060 đối tượng ở Hà Nội chỉ
ra rằng người có thói quen ăn nhiều mỡ thấy tỷ lệĐTĐ týp 2 gấp 4 lần so với nhóm chứng [5], [7]. Nghiên cứu của Cao Mỹ Phượng tại Trà Vinh (2009) cho thấy người có thói quen ăn nhiều mỡ có nguy cơ mắc TĐTĐ gấp 2,8 lần so với nhóm chứng (OR=2,8; p < 0,01) [33].
Nghiên cứu của chúng tôi cũng chỉ ra nhóm không thường xuyên ăn rau xanh có tỉ lệ mắc ĐTĐ cao hơn 1,50 lần (OR=1,50; CI 95%: 1,15-1,97) và tỉ
lệ TĐTĐ cao hơn 2,1 lần (OR= 2,10; CI 95%: 1,69- 2,61) so với nhóm thường xuyên ăn rau xanh. Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu về vấn đề này. Nghiên cứu của Tạ Văn Bình năm 2003 tại Hà Nội cho kết quả nhóm có ít ăn rau có tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ cao hơn ở nhóm có thói quen thường xuyên ăn rau (12,4% so với 2,4%) [6], [7].
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng chỉ ra rằng thói quen ăn uống chất ngọt rất có liên quan tới ĐTĐ và TĐTĐ. Người thường xuyên ăn uống chất ngọt có tỉ lệ mắc ĐTĐ týp 2 cao hơn 3,02 lần (OR=3,02; CI 95%: 2,21- 4,09) và tỉ lệ TĐTĐ cao hơn 1,35 lần (OR=1,35; CI 95%: 1,01- 1,78) so với nhóm không thường xuyên ăn uống chất ngọt. Nghiên cứu của Cao Mỹ Phượng và CS cho thấy người thường xuyên ăn uống chất ngọt có tỉ lệ mắc ĐTĐ cao hơn 1,8 lần so với không thường xuyên ăn uống chất ngọt (OR=1,8) [33]. Nghiên cứu này cũng chỉ ra mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa uống rượu bia với
ĐTĐ týp 2. Nhóm thường xuyên uống rượu bia có tỉ lệ mắc ĐTĐ týp 2 cao hơn 1,36 lần so với tỉ lệ này ở nhóm không thường xuyên uống rượu bia (OR=1,36; CI 95%: 1,06- 1,74). Tuy nhiên nghiên cứu này chưa tìm ra được mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa thói quen uống rượu bia với TĐTĐ.
Về liên quan giữa hút thuốc lá với ĐTĐ, Tạ Văn Bình tại Hà Nội năm 2003 chi ra rằng tỉ lệ mắc ĐTĐ ở nhóm người có thói quen hút thuốc có cao hơn 4 lần tỉ lệ này ở nhóm không hút thuốc lá [6]. Tuy nhiên sự khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê được chỉ ra ở một số nghiên cứu. Nghiên cứu của Lê Anh Tuấn và CS cho kết quả tỷ lệ TĐTĐ ở nhóm có hút thuốc lá 22,5%, nhóm không hút là 23,7% (p >0,05) [48]. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ
9,18% (p> 0,05). Còn tỷ lệ TĐTĐ ở nhóm có hút thuốc lá là 20,55%, nhóm không hút là 17,46% ( p > 0,05).
Hoạt động thể lực cũng là một trong những yếu tố được y văn chỉ ra là có nhiều lợi ích đối với cơ thể, có xu hướng làm giảm nồng độ glucose máu, tác động đến sự dung nạp glucose, tính nhạy cảm của insulin và nồng độ lipd máu. Nghiên cứu của Trần Thị Mai Hà cho thấy tỷ lệĐTĐ týp 2 ở nhóm hoạt
động nhẹ là 4,2%, nhóm hoạt động trung bình 2,28%, nhóm hoạt động nặng 1,08%; tỷ lệ TĐTĐ 2 ở nhóm hoạt động nhẹ, trung bình, nặng tương ứng là 4,98%; 3,85%; 1,62% [19] Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấy nhóm hoạt động thể lực mức độ nhẹ có tỉ lệ mắc ĐTĐ týp 2 cao hơn 1,46 lần so với nhóm hoạt động thể lực mức độ trung bình và nặng (OR= 1,46; CI 95%: 1,14- 1,86). Trái lại, tỷ lệ TĐTĐ ở nhóm hoạt động thể lực mức độ nhẹ thấp hơn nhóm hoạt động thể lực mức độ trung bình và nặng, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).