Nghiên cứu này khai thác về tiền sử mắc bệnh lý tim mạch để tìm mối liên quan giữa tiền sử bệnh lý tim mạch với ĐTĐ týp 2 và TĐTĐ. Tiền sử
bệnh lý tim mạch được khai thác ở đây bao gồm bệnh nhân báo cáo đã từng
được chẩn đoán và điều trị ít nhất 1 trong các bệnh sau: đột quỵ, tăng HA, đau thắt ngực, suy tim, suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới, loét hoặc cắt cụt chi do biến chứng của tắc mạch. Khi so sánh tỉ lệ ĐTĐ týp 2 giữa nhóm có tiền sử
bệnh lý tim mạch và nhóm không có tiền sử, nghiên cứu này cho thấy những người trong nhóm có tiền sử bệnh lý tim mạch có tỷ lệ mắc ĐTĐ týp 2 cao hơn tỉ lệ này ở nhóm không có tiền sử bệnh lý tim mạch (ĐTĐ týp 2:15,05% so với 8,83% p<0,05). Khi phân tích OR cho thấy người có tiền sử bệnh tim
mạch có tỉ lệ mắc ĐTĐ týp 2 cao hơn 1,83 lần (OR= 1,83; CI 95%: 1,28- 2,6) so với nhóm không có tiền sử. Cũng như vậy chúng tôi khai thác về tiền sử rối loạn lipid là những người tự báo cáo đã từng được chẩn đoán và điều trị về rối loạn chuyển hoá lipid. Kết quả phân tích cho thấy những người có rối loạn lipid máu thì có tỉ lệ mắc ĐTĐ týp 2 cao hơn 2,93 lần (OR= 2,93; CI 95%: 1,16 - 7,38) và tỉ lệ TĐTĐ cao hơn 2,44 lần (OR= 2,44; CI 95%: 1,08 - 5,50) so với người không có rối loạn lipid máu. Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây về mối liên quan này. Nghiên cứu của Lê Anh Tuấn và CS cho thấy những người có rối loạn lipid máu thì tỷ lệ mắc TĐTĐ cao hơn có ý nghĩa thống kê so với tỉ lệ này ở những người không có rối loạn lipid máu[48].
Tại thời điểm sau phỏng vấn đối tượng nghiên cứu, chúng tôi đo kiểm tra huyết áp của đối tượng và từ số liệu này chúng tôi phân tích mối liên quan giữa huyết áp hiện tại với tình trạng ĐTĐ týp 2 và TĐTĐ của đối tượng. Kết quả phân tích cho thấy tỷ lệ ĐTĐ týp 2 và TĐTĐ ở nhóm hiện tại có tăng huyết áp cao hơn có ý nghĩa thống kê so với các tỉ lệ này ở nhóm huyết áp bình thường (ĐTĐ týp 2: 12,92% so với 7,36% với p < 0,001; TĐTĐ 23,01% so với 15,08% với p < 0,001). Phân tích OR cho thấy nhóm có tăng huyết áp có tỷ lệ mắc ĐTĐ týp 2 cao hơn 1,86 lần (OR= 1,86; CI95%: 1,46 - 2,38) và tỷ lệ TĐTĐ cao gấp 1,68 lần (OR= 1,68; CI95%: 1,39 - 2,02) so với nhóm có huyết áp bình thường. Các nghiên cứu trong và ngoài nước cũng cho thấy mối liên quan này rõ ràng. Nghiên cứu của Tạ Văn Bình và cộng sự trên 4 thành phố Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, và Đà Nẵng năm 2001 chỉ ra những người tăng huyết áp có tỉ lệ mắc ĐTĐ týp 2 cao hơn 2,5 lần so với những người có huyết áp bình thường [4]. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Vinh Quang (2007) những người tăng huyết áp có tỉ lệ ĐTĐ týp 2 cao hơn 3,47 lần và tỉ lệ
Với những kết quả phân tích từ nghiên cứu của chúng tôi và các nghiên cứu trước đây về vấn bệnh lý tim mạch, rối loạn lipid máu lại một lần nữa cho thấy tầm quan trọng của việc kiểm soát các bệnh lý này trong chương trình phòng chống ĐTĐ týp 2.