Dụng cụ và hóa chất

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CHIẾT TÁCH, XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG AXIT HYDROXYCITRIC CỦA VỎ QUÁ BỨA TẠI CHUA (Trang 58 - 62)

4. Phương pháp nghiên cứu

2.1.3.Dụng cụ và hóa chất

· Dụng cụ, thiết bị

+ Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS, máy đo sắc ký lỏng cao áp (HPLC), máy đo quang phổ hấp thụ phân tử (UV-VIS).

+ Cốc, buret, pipet, bình tam giác, nồi áp suất, lò nung, cân phân tích, bình hút ẩm,¼

· Hóa chất

+ NaOH 0,1N, HNO3 loãng than hoạt tính, cồn 96o, nước cất.

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp trọng lượng

Áp dụng phương pháp trọng lượng để khảo sát các yếu tố sau:

a. Kho sát độm ca nguyên liu

sạch và sấy trong tủ sấy đến khi khối lượng không đổi. Sấy xong bỏ vào bình hút ẩm cho đến khi đạt nhiệt độ phòng thì cân khối lượng các cốc sứ.

Cân khoảng 10g vỏ quả bứa tai chua đã được phơi khô và xay nhuyễn cho vào mỗi cốc sứ đã được kí hiệu tương ứng với từng mẫu. Tiến hành sấy trong tủ sấy ở nhiệt độ 1050C.

Sấy khoảng 3 giờ thì lấy cốc sứ ra cho vào bình hút ẩm đến khi cốc sứ

nguội hẳn thì tiến hành cân. Sau đó, đem vào sấy tiếp quá trình được tiến hành lặp lại như trên cho đến khi khối lượng không đổi hoặc sai số khoảng 0,005 thì dừng quá trình sấy. Cân ghi nhận khối lượng.

Dựa vào kết quả thu được, ta tính được khối lượng vỏ quả bứa tai chua trước và sau khi sấy. Từ đó, ta tính được độ ẩm vỏ quả tai chua dựa vào công thức:

Trong đó:

m0 : Khối lượng vỏ bứa tai chua khô trước khi sấy (g) m1 : Khối lượng cốc sứ (g)

m2 : Khối lượng cốc và mẫu đã sấy (g)

m3 : Khối lượng vỏ bứa tai chua khô sau khi sấy (g) W : Độẩm (%)

WTB : Độẩm trung bình (%)

b. Xác định hàm lượng tro ca nguyên liu

- Cách tiến hành: Chuẩn bị 3 cốc sứ rửa sạch, có kí hiệu sẵn, đem sấy trong tủ sấy, các cốc sứ được rửa sạch và sấy trong tủ sấy đến khi khối lượng không đổi. Sấy xong bỏ vào bình hút ẩm cho đến khi đạt nhiệt độ phòng thì cân khối lượng các cốc sứ.

Cân khoảng 10g đã sấy khô cho vào cốc sứ đã biết chính xác khối lượng. Cho cốc sứ chứa mẫu vào lò nung và nung ở 5000C. Quá trình nung khoảng 6 giờ.

Khi thấy mẫu đã được tro hóa gần như hoàn toàn. Lúc này tro có màu trắng, bột mịn. Nếu mẫu không có màu trắng thì nhỏ vài giọt HNO3 rồi tiếp tục nung đến khi xuất hiện màu trắng (Hình 2.1). Khi nung xong, dùng kẹp lấy cốc ra cho vào bình hút ẩm cho đến khi nguội hoàn toàn thì tiến hành cân khối lượng trên cân phân tích. Cứ sau khoảng 30 phút ta lại tiến hành một lần cho đến khi khối lượng giữa 2 lần liên tiếp nhau không đổi hoặc sai số trong khoảng cho phép thì ngừng.

Hình 2.1. V qu ba tai chua sau khi tro hóa

Hàm lượng tro trong vỏ tai chua khô được xác định theo công thức sau:

Trong đó:

m1 : Khối lượng tro (g)

m0 : Khối lượng vỏ tai chua khô trước khi tro hóa (g) H : Hàm lượng tro (%).

2.2.2. Phương pháp kết tủa pectin

Nguyên tắc: Pectin có trong dịch chiết HCA từ nguyên liệu vỏ bứa.

axeton, dung môi hữu cơ…Vậy chúng ta có thể nghiên cứu để sử dụng hiệu quả những dung môi đó để tách loại pectin từ dịch chiết HCA.

Sản phẩm pectin thu nhận được với ý nghĩa ứng dụng làm phụ gia trong công nghệ thực phẩm nên các dung môi sử dụng để kết tủa pectin phải an toàn và có hiệu quả kinh tế. Trong đề tài này, tôi lựa chọn dung môi cồn để kết tủa pectin. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.3. Phương pháp tẩy màu

Nguyên tắc: Dịch chiết sau khi tách khỏi bã vỏ bứa bằng phương pháp chưng ninh được lọc bằng phễu buchner thu được dịch chiết. Dịch chiết này có màu đen nâu nên phải tiến hành nghiên cứu quy trình tẩy màu bằng than hoạt tính. Dịch tẩy màu được tách khỏi than hoạt tính bằng phễu buchner và rửa lại than hoạt tính một số lần bằng nước cất cho đến hết axit.

2.2.4. Phương pháp chiết tách

Chiết tách bằng phương pháp chưng ninh

Chuẩn bị mẫu: Nguyên liệu sau khi phơi khô (Hình 3.2) được xay nhỏ

(Hình 3.3) để tăng diện tích tiếp xúc với nước làm cho quá trình chiết tách đạt hiệu suất cao.

Cách tiến hành: Cân khoảng 10g mẫu vỏ quả bứa tai chua khô đã xay chưng ninh trong nồi áp suất (Hình 3.4) ở nhiệt độ 1270C, áp suất 0,15MPa trong thời gian khoảng 90 phút. Lấy cốc thủy tinh ra tiến hành lọc, lấy phần bã tiến hành chiết thêm một lần nữa để thu hồi hết axit; ta thu được dịch chiết chưa xử lý (Hình 3.5). Trộn hai dịch chiết lại với nhau và xử lí dịch chiết thu

được bằng than hoạt tính với khối lượng khoảng 4g, lọc dịch bằng phễu buchner, than hoạt tính được rửa lại 2 lần với nước cất, mỗi lần rửa 10ml để

thu hồi hết axit ta sẽ được dịch chiết đã tẩy màu (Hình 3.6). Trộn lẫn dịch lọc và rửa, đem cô đến 50ml, xử lí dịch thu được với khoảng 150ml cồn 960 trong vòng 15 phút để loại bỏ hết pectin (màu trắng sữa) (Hình 3.7). Lọc bỏ kết tủa,

phần kết tủa được rửa lại 2 lần với cồn, mỗi lần 10ml cồn để thu hồi toàn bộ

axit. Trộn lẫn dịch lọc và rửa, sau đó đem cô dịch chiết còn lại 50ml (Hình 3.8), đem bảo quản mẫu ở nhiệt độ khoảng 40C.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CHIẾT TÁCH, XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG AXIT HYDROXYCITRIC CỦA VỎ QUÁ BỨA TẠI CHUA (Trang 58 - 62)