Giải hấp phụ và tái hấp phụ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HÁP PHỤ ION Cu?!, Zn2*!, Phˆ* CỦA AXIT HUMIC BIẾN TÍNH (Trang 51 - 53)

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.2.5. Giải hấp phụ và tái hấp phụ

a. Giải hấp phụ

٭Chuẩn bị: Cân 1g acid humic hoạt hóa đã hấp phụ các ion kim loại M2+ ở điều kiện tối ưu tìm được ở trên ( kí hiệu A.H/I-M2+) cho mỗi lần thí nghiệm.

٭Điều kiện tiến hành: Cho 1g acid humic đã hoạt hoạt của mỗi kim loại vào 3 bình tam giác có chưa sẵn 200ml dung dịch acid HCl 0,1N (pH = 1) hoặc dung dịch đệm ( pH= 3, pH= 5). Hỗn hợp được khuấy đều bằng máy khuấy từ, ở nhiệt độ phòng trong 4 giờ rồi lọc. Nồng độ ion kim loại trong nước lọc được xác định bằng hai phương pháp: chuẩn độ complexon và phương pháp Von- Ampe hòa tan.

Khả năng giải hấp phụ ion kim loại khỏi chất hấp phụ được tính theo phần trăm tỷ số của khối lượng ion kim loại trong nước lọc và khối lượng ion kim loại đã hấp phụ lên acid humic.

Từ kết quả khảo sát nhận xét ảnh hưởng của pH đến khả năng giải hấp phụ và chọn khoảng pH tối ưu. Acid humic sau khi giải hấp phụ ký hiệu là A.H/II-M2+.

b. Tái hấp phụ

Phương pháp nghiên cứu tái hấp phụ là thực hiện chu trình hấp phụ- giải hấp phụ ion kim loại lên chất hấp phụ nhằm mục đích khảo sát khả năng sử dụng chất hấp phụ nhiều lần.

Điều kiện tiến hành: Lặp lại quá trình giải hấp phụ ion kim loại khỏi chất hấp phụ cho đến khi bằng phương pháp định tính không xác định được sự có mặt của ion kim loại trong nước lọc. Sấy khô acid humic đã giải hấp phụ ở 600C đến khối lượng không đổi.

Tiến hành tái hấp phụ ion kim loại lên acid humic như quá trình hấp phụ ( mục 2.2.3.1) với thời gian t (phút), pH, nồng độ đầu C (mg/l) là điều kiện tối ưu.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HÁP PHỤ ION Cu?!, Zn2*!, Phˆ* CỦA AXIT HUMIC BIẾN TÍNH (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)