5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.4.2. Tại Việt Nam
Trong những năm gần đây, tại Việt Nam bắt đầu có những nghiên cứu tập trung vào đối tƣợng chùm ngây, chủ yếu là các nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học, tác dụng dƣợc lý, nhằm có những biện pháp nghiên cứu, chế biến và sử dụng hiệu quả đối tƣợng này. Trong số đó, một số công trình nghiên cứu nổi bật đã đƣợc công bố:
Đại học Y dƣợc TP.HCM, 2011, cũng đã có công trình nghiên cứu về tác dụng chống oxi hóa và bảo vệ gan của các dạng cao chiết từ lá cây chùm ngây. Kết quả cho thấy, cao lá chùm ngây trồng tại Việt Nam có khả năng chống oxi hóa và bảo vệ gan.
Trung tâm Sâm và dƣợc liệu TP. HCM, 2010 đã khảo sát đƣợc trong lá chùm ngây có những hợp chất là chất béo, tinh dầu, carotenoid, flavonoid, tannin, axit hữu cơ.
Lƣơng y Nguyễn Công Đức - giảng viên khoa Y học cổ truyền (ĐH Y Dƣợc, TP.HCM), cho biết: Chùm ngây đƣợc dùng chữa các bệnh nhƣ: trị u xơ tiền liệt tuyến - bằng cách, dùng 100 gam rễ chùm ngây tƣơi và 80 gam lá trinh nữ hoàng cung tƣơi (hoặc dùng rễ chùm ngây khô 30 gam và lá trinh nữ hoàng cung khô 20 gam). Đem nấu với 2 lít nƣớc, nấu còn lại nửa lít thuốc, uống ấm 3 lần trong ngày; trị suy nhƣợc cơ thể, suy nhƣợc thần kinh, giúp ổn định huyết áp, ổn định đƣờng huyết, bảo vệ gan - bằng cách, mỗi ngày dùng 150 gam lá chùm ngây non rửa sạch, giã nát, thêm 300 ml nƣớc sạch vắt lấy nƣớc cốt (hoặc dùng máy xay sinh tố), thêm 2 muỗng canh mật ong trộn đều, chia uống 3 lần dùng trong ngày; trị tăng cholesterol, tăng lipid máu, tăng triglyxerid, hoặc làm giảm axit uric, ngăn ngừa sỏi oxalate - bằng cách, mỗi ngày dùng 100 gam rễ chùm ngây tƣơi (hoặc 30 gam khô) rửa sạch, nấu với 1
lít nƣớc, nấu sôi 15 phút, để uống cả ngày. Ngoài ra, chùm ngây còn có công dụng ngừa thai, đây là loại cây đƣợc đồng bào ngƣời Raglay dùng làm thuốc ngừa thai - cứ 5 ngày thì dùng 2 nắm rễ cây chùm ngây còn tƣơi (150 gam) rửa sạch băm nhỏ nấu với 2 lít nƣớc, nấu còn nửa lít thuốc, chia uống 2 lần trong ngày. Phụ nữ Raglay trong tuổi sinh đẻ nếu uống nƣớc sắc rễ chùm ngây thì s không có thai. Tuy nhiên, cần lƣu ý, phụ nữ đang có thai thì không đƣợc dùng cây chùm ngây.
Nghiên cứu tại Đại học Kỹ thuật công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy hạt cây chùm ngây trồng và thu hái ở Việt Nam có khả năng làm giảm trên 80% độ đục của nƣớc nhân tạo, ngay cả khi độ đục ban đầu chỉ là 50 NTU. Trong giới hạn khảo sát, nƣớc càng đục thì hiệu quả giảm độ đục của hạt chùm ngây càng cao ở cùng một ngƣỡng nồng độ hạt chùm ngây, và nồng độ tối ƣu cần sử dụng của dịch chiết chùm ngây gần nhƣ tuyến tính với độ đục ban đầu của nƣớc cần xử lý. Khi sử dụng hạt chùm ngây để thực hiện quá trình keo tụ với nƣớc sông, hiệu quả giảm độ đục đạt đƣợc khoảng 50% đối với nƣớc đục trung bình (44 NTU) nhƣng lên tới 76% với nƣớc đục nhiều (170 NTU). [11]
THÀNH PHẦN HÓA HỌC TRONG CHÙM NGÂY
Năm 2001 và 2005
Makkar và Becker (2001), Anwar F, Ashraf M, Bhanger MI. (2005) đã công bố lá Chùm ngây và hoa quả là nguồn cung cấp lý tƣởng với hàm lƣợng cao các acid ascorbic, các hormon estrogen, β-sitosterol, sắt, canxi, phosphor, đồng, Vitamin A, B, C, α-tocopherol, Riboflavin, acid nicotinic, acid folic, Pyridoxin, β-carotene, protein và những acid amin thiết yếu nhƣ Methionine, Cystine, Tryptophan, Lysine, Leucine, Isoleucine, Phenylalanine, Tyrosine, Valine, Histidine, Threonine, Serine, Glutamic
Acid, Aspartic acid, Proline, Glycine, Alanine,… Năm 2003
Mehta LK, Balaraman R, Amin AH, Bafna PA, Gulati OD đã phân lập cao EA dịch chiết cồn quả Chùm ngây ta thu đƣợc thiocarbamate và các glycoside isothiocyanate có tác dụng hạ áp. Ngoài ra, quả còn chứa các Cytokinin.
Siddhuraju P cùng cộng sự đã xác định hoa Chùm ngây chứa chín acid amin, sucrose, D-glucose, vết của các alkaloid, Quercetin và Kaempferol, tro giàu kali và canxi. Một số báo cáo cho thấy hoa chứa các loại sắc tố flavonoid nhƣ Kaempfero, Rhamnetin, Isoquercetinvà Kaempferitrin,…
Năm 2004
Soumitra Mondal và cộng sự đã xác định hàm lƣợng polysaccharide trong quả của cây Chùm ngây, và xác định thành phần chính là glucoside trong đó các đơn vị α- D-glucose liên kết 1→4 và chúng có tác dụng gia tăng hệ miễn dịch cơ thể.
B.A Anhwange1, V.O. Ajibola xác định hàm lƣợng protein trong hạt là 40,31%, trong đó có 8 acid amin không thay thế Lysine, Cystine, Valine, Methionine, Isoleucine, Leucine, Phenylalanine và Threonine tƣơng ứng là 3,21; 2,09; 3,05; 1,09; 4,01; 5,74; 4,24; 3,03 g trong 100 g protein.
Nhận xét:
Trƣớc đây khi chƣa có sự xuất hiện của y học hiện đại, các phƣơng thuốc và cách thức điều trị bệnh hoàn toàn xuất phát từ thảo dƣợc. Ngƣời ta ƣớc tính trên thế giới khoảng 80% dân số sống ở các vùng nông thôn vẫn đang sử dụng đa dạng các nguồn thực vật để chữa bệnh trong đó có cây chùm ngây.
Ngày nay, có nhiều công trình nghiên cứu về thành phần cũng nhƣ tác dụng của cây chùm ngây trên thế giới đối với sức khỏe con ngƣời. Qua các
công trình nghiên cứu chúng ta càng thấy rõ hơn giá trị của loài cây này, từ đó mở ra khả năng khai thác hiệu quả loài cây này trong y học hiện đại để bào chế các dạng thuốc chữa bệnh hoặc thực phẩm chức năng có lợi cho sức khỏe con ngƣời.