5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.2.1. Kết quả tổng hợp về hiệu suất chiết
Thời gian chiết tối ƣu của các dung môi thể hiện trong Bảng 3.20
Bảng 3.20. Kết quả tổng hợp về thời gian tối ưu hiệu suất chiết và định danh thành phần hóa học
STT Dung môi
Nguyên liệu
(g)
Thời gian tối ƣu (giờ) Số cấu tử định danh Hiệu suất (%) 1 n –hexan Lá 8 11 5.600 Hạt 8 6 32.320 2 Diclometan Lá 8 7 8.150 Hạt 8 8 27.600 3 Etyl axetat Lá 10 10 12.020 Hạt 8 7 20.210 4 Etanol Lá 10 9 15.150 Hạt 8 6 18.720
Nhận xét:
- Hiệu suất chiết
Nhìn vào Bảng 3.20 ta thấy hiệu suất chiết thay đổi theo độ phân cực của các dung môi. Do bản chất các hợp chất trong bột lá và hạt chùm ngây là khác nhau, tại các thời điểm tối ƣu, bột lá chùm ngây cho hiệu suất chiết dung môi etanol > etyl axetat > diclometan > n-hexan. Bột hạt chùm ngây cho hiệu suất chiết dung môi n-hexan > diclometan > etyl axetat > etanol.
Đối với mẫu bột lá chùm ngây, dung môi etanol cho hiệu suất chiết cao nhất (15.155%), tiếp đến là dung môi etyl axetat 12.020%, dung môi diclometan cho hiệu suất chiết 8.150%, dung môi n-hexan cho hiệu suất chiết thấp nhất (5.600%).
Đối với mẫu bột hạt chùm ngây, dung môi n – hexan cho hiệu suất chiết cao nhất (32.320%), tiếp đến là dung môi diclometan cho hiệu suất chiết 27.600%, dung môi etyl axetat cho hiệu suất chiết 20.210%, dung môi etanol cho hiệu suất chiết thấp nhất 18.720%.
Hiệu suất chiết đối với mẫu bột hạt lớn hơn so với mẫu bột lá chùm ngây. - Số cấu tử định danh
Dịch chiết lá chùm ngây: Chiết với dung môi n-hexan, cho nhiều cấu tử nhất (11 cấu tử) và ít nhất là dịch chiết diclometan (7 cấu tử).
Dịch chiết hạt chùm ngây: Chiết với dung môi diclometan cho nhiều cấu tử nhất (8 cấu tử) và dịch chiết etanol, n-hexan cho ít cấu tử nhất (6 cấu tử).
Nhìn chung, tổng số cấu tử định danh của lá nhiều hơn so với hạt, trong các cấu tử định danh có sự trùng lặp các cấu tử ở các dung môi chiết.