Chiết các chất rắn

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THÀNH PHÂN HÓA HỌC TRONG LÁ CÂY SÓNG ĐỜI Ở QUẢNG NGÃI (Trang 32 - 33)

Chiết đơn giản một lần

Chiết đơn giản một lần hay còn gọi chƣng ninh, ngâm kiệt. Ta sử dụng nhiệt độ cao để đun nóng hợp chất với dung môi trong bình cầu có sinh hàn hồi lƣu, lọc nóng hoặc để lắng cho trong rồi chắt.

Chiết đơn giản, nhiều lần

Ngƣời ta thƣờng sử dụng ống Soxhlet. Bộ chiết Soxhlet bao gồm một bình cầu, một ống chiết và một ống sinh hàn hồi lƣu. Dung môi ở trong bình cầu đƣợc làm bốc hơi từng phần, dung môi đƣợc ngƣng tụ nhỏ vào chất đƣợc chiết đựng trong một cái túi bằng giấy lọc và sau đó lại chảy vào bình (dung môi lựa chọn phải tan chất hữu cơ nghiên cứu hoặc hòa tan chất phụ). Trong quá trình đó cấu tử cần đƣợc tách đƣợc làm giàu thêm trong dung môi ở bình cầu. Phƣơng pháp này tiết kiệm đƣợc dung môi và hiệu quả tƣơng đối cao. Kỹ thuật này có ƣu điểm là chiết triệt để, song các điều kiện chiết phải nghiêm ngặt thì mới có kết quả tốt. Vì thế hệ thống chiết vận hành tự động cho kết quả tốt hơn nhƣng phải có hệ thống trang thiết bị hoàn chỉnh. Nó thích hợp chiết các chất hữu cơ từ các đối tƣợng mẫu khác nhau. Chất phân tích có trong mẫu rắn, bột, mẫu xốp khô…kỹ thuật này đƣợc ứng dụng chủ yếu để tách các hợp chất hữu cơ từ mẫu lá cây, rau quả hoặc mẫu đất. [4]

Chưng cất để loại dung môi [7]

Khi tổng hợp ta thu đƣợc một dung dịch của hợp chất mong muốn trong một dung môi có điểm sôi thấp hơn mà sau khi chƣng cất loại bỏ dung môi đi ta có đƣợc hợp chất cần tổng hợp. Trong những trƣờng hợp đó, ta thƣờng đun cách thuỷ hay đun bằng hơi nƣớc một mặt vì phần lớn các dung môi dễ cháy và mặt khác, để các

hợp chất hữu cơ không phải chịu nhiệt một cách không cần thiết. Cuối quá trình chƣng cất loại

dung môi, điểm sôi của dung dịch tăng mạnh đến nỗi những dung môi có nhiệt độ sôi thấp nhƣ alcol, benzen và cả ete cũng không thể đƣợc tách hoàn toàn khỏi số cặn có điểm sôi cao hơn trên nồi cách thuỷ đƣợc đun sôi. Vì thế ta dùng một chân không nhẹ và làm cho áp suất càng giảm đi theo mức độ dung môi trong

dung dịch càng nghèo hơn để luôn có đƣợc Hình 1.20: Máy cô quay dung môi một tốc độ cất thoả mãn (hình 1.20).

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THÀNH PHÂN HÓA HỌC TRONG LÁ CÂY SÓNG ĐỜI Ở QUẢNG NGÃI (Trang 32 - 33)