Kết luận chương 1

Một phần của tài liệu GHIÊN CỨU KỸ THUẬT KHAI PHÁ QUY TRÌNH VÀ ỨNG DỤNG XÂY DỰNG QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG (Trang 38 - 39)

6. Bố cục của luận văn

1.7.Kết luận chương 1

Trong chương này, luận văn đã trình bày một cách tổng quan về ý tưởng, mục đích của khai phá quy trình nghiệp vụ, tìm hiểu về các nội dung liên quan như mô hình quy trình và phân tích mô hình theo quy trình, từ đó thấy được nhược điểm của các kỹ thuật này và tính hiệu quả cao hơn của khai phá quy trình. Bên cạnh đó, luận văn cũng trình bày các bài toán của khai phá quy trình. Qua đó cho ta thấy vai trò, ý nghĩa và lợi ích của việc ứng dụng khai phá quy trình đối với các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp…

Bản ghi sự kiện có thể được xem là thành phần chính đóng vai trò như là đầu vào của các kỹ thuật khai phá quy trình. Tuy nhiên, làm thế nào để trích xuất thông tin từ các bản ghi sự kiện, khai phá ra được các mô hình quy trình mà các mô hình này phản ánh đúng thực tế những gì đang diễn ra là một vấn đề đang nhận được sự quan tâm và tiếp tục tìm cách cải tiến của các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực quản lý quy trình nghiệp vụ và giới nghiên cứu khoa học máy tính. Kiểm tra phù hợp và mở rộng quy trình là hai bài toán quan trọng của khai phá quy trình. Áp dụng và giải quyết tốt hai bài toán này vào một quy trình thực tiễn sẽ giúp chúng ta nắm được hiệu năng của quy trình cũng như có biện pháp tối ưu. Chương 2 của luận văn sẽ giới thiệu chi tiết một số thuật toán khai phá quy trình nghiệp vụ được các nhà nghiên cứu đưa ra trong gần một thập kỷ qua.

CHƯƠNG 2

MỘT SỐ THUẬT TOÁN KHAI PHÁ QUY TRÌNH

Chương hai của luận văn sẽ trình bày một số thuật toán được sử dụng để khai phá quy trình nghiệp vụ như: Thuật toán khai phá quy trình Alpha (α), thuật toán khai phá quy trình Heuristic (HM) và khai phá quy trình sử dụng thuật toán di truyền (GPM), qua đó so sánh đánh giá ưu, nhược điểm của từng thuật toán.

Một phần của tài liệu GHIÊN CỨU KỸ THUẬT KHAI PHÁ QUY TRÌNH VÀ ỨNG DỤNG XÂY DỰNG QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG (Trang 38 - 39)