6. Bố cục của luận văn
3.3.1. Khai phá quy trình bằng thuật toán Alpha
Bản ghi sự kiện ta sử dụng có hoạt động bắt đầu là hoạt động xác định yêu cầu và hoạt động kết thúc là cập nhật hệ thống minh chứng hoặc từ chối yêu cầu. Bản ghi sự kiện này không tồn tại các vấn đề về logic, sự kiện lỗi hay sự kiện không đầy đủ. Đầu vào của thuật toán Alpha là bản ghi sự kiện, đầu ra là mạng Petri có độ phù hợp cao. Thực nghiệm phát hiện quy trình từ bản ghi sự kiện này bằng thuật toán Alpha, ta được mô hình quy trình ở hình 3.11
Hình 3.11: Kết quả khai phá quy trình xử lý quy trình bằng thuật toán Alpha.
Sử dụng các kỹ thuật kiểm tra độ phù hợp của mô hình quy trình trên với bản ghi sự kiện VFull, ta được kết quả phù hợp 100%.
Thử chỉnh sửa bản ghi bằng cách sửa 1 vết sự kiện (A,B,C,D,E,G) thành (B,A,C,D,E,G). Ta gọi bản ghi này là VFull’. Khi đó ta có một vết sự kiện lỗi. Dùng thuật toán Alpha để phát hiện quy trình với bản ghi có sự kiện lỗi này ta được một mô hình mới (hình 3.12).
Hình 3.12: Kết quả nhận được khi khai phá với bản ghi sự kiện có lỗi.
Với mô hình quy trình được phát hiện bằng thuật toán alpha dựa trên bản ghi sự kiện có lỗi, thực hiện các kỹ thuật kiểm tra phù hợp, ta nhận được kết quả độ phù hợp 89%. Rõ ràng, chỉ với một sự kiện lỗi, độ phù hợp của mô hình được phát hiện đã giảm 11%.
Như vậy, ta có thể thấy, đối với các bản ghi sự kiện đầy đủ, không có sự kiện lỗi thì thuật toán alpha có thể phát hiện được quy trình một cách hiệu quả. Thuật toán alpha không thể tự mình giải quyết các vấn đề về logic hay sự kiện lỗi, sự kiện không đầy đủ. Vì vậy, khi muốn sử dụng một bản ghi sự kiện để phát hiện quy trình bằng thuật toán alpha, ta nên kiểm tra và lọc lại bản ghi sự kiện để tránh các sự kiện lỗi và xử lý các sự kiện không đầy đủ trước.