Bài toán khai phá quy trình thu thập cập nhật hệ thống minh chứng Kiểm định

Một phần của tài liệu GHIÊN CỨU KỸ THUẬT KHAI PHÁ QUY TRÌNH VÀ ỨNG DỤNG XÂY DỰNG QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG (Trang 65 - 68)

CHƯƠNG 2 MỘT SỐ THUẬT TOÁN KHAI PHÁ QUY TRÌNH

3.1. Bài toán khai phá quy trình thu thập cập nhật hệ thống minh chứng Kiểm định

Kiểm định chất lượng giáo dục tại trường Đại học Phạm Văn Đồng

Một trong những khó khăn lớn nhất của Kiểm định chất lượng giáo dục tại trường ĐH Phạm Văn Đồng là việc thu thập, sử dụng, quản lý minh chứng phục vụ công tác tự đánh giá. Nguyên nhân là do công tác lưu trữ chưa tốt, đặc biệt nhiều số liệu chưa được thống kê hợp lý, kết quả thu thập và xử lý minh chứng còn mang tính liệt kê, tập hợp, sắp xếp chưa logic, không phản ánh rõ sự thay đổi của nhà trường và xu hướng phát triển trong thời gian tương lai. Quy trình thu thập cập nhật hệ thống minh chứng là quy trình được sử dụng trong tài liệu để minh họa các kỹ thuật khai phá quy trình.

Bắt đầu quy trình là Phòng Khảo thí - Đảm bảo chất lượng giáo dục (cụ thể là bộ phận kiểm định chuyên trách, chịu trách nhiệm thu thập, cập nhật văn bản/ hồ sơ minh chứng) xác định yêu cầu minh chứng, sau đó gửi công văn hướng dẫn thu thập minh chứng đến các đơn vị liên quan trong nhà trường. Phòng KT – ĐBCLGD thu thập minh chứng của các đơn vị cung cấp với nội dung phù hợp đúng theo yêu cầu. Phòng KT – ĐBCLGD (bộ phận kiểm định) đọc kiểm tra minh chứng xác định mức độ tin cậy, xác định các đoạn phù hợp để trích dẫn tiêu đề cho danh mục minh chứng, nếu văn bản xác định không đạt yêu cầu thì sẽ quyết định từ chối nhận và yêu cầu đơn vị nộp lại; ngược lại nếu đã xác định đạt yêu cầu thì bước tiếp sẽ là hoạt động thẩm định minh chứng là nghiên cứu, xem xét văn bản có hệ thống các tài liệu dưới dạng văn bản viết: các quy định, kế hoạch, biên bản, báo cáo, hồ sơ, sổ sách, giáo trình, đề cương môn học…, sắp xếp loại văn bản có các câu/phần/nội dung đáp ứng các yêu cầu nêu trong nội hàm của từng tiêu chí, tiêu chuẩn và thực hiện cập nhật hệ thống minh chứng Kiểm định. Kết quả của hoạt động ra quyết định có thể bắt đầu lại yêu cầu

(văn bản nào chưa phù hợp nội dung, hết thời gian hiệu lực…), tức là thực hiện lại các hoạt động kiểm tra, hoặc ra quyết định cập nhật văn bản vào hệ thống minh chứng kiểm định hay từ chối yêu cầu; quy trình kết thúc sau khi thực hiện quyết định cập nhật văn bản vào hệ thống minh chứng Kiểm định hoặc từ chối yêu cầu. Luận văn sử

dụng quy trình này cũng như các bản ghi sự kiện liên quan đến mô hình để mô tả cụ thể hơn bản ghi sự kiện cũng như sử dụng các bản ghi này để mô tả và đánh giá các thuật toán khai phá quy trình.

3.1.1. Đầu vào của bài toán

Quy trình thu thập cập nhật hệ thống minh chứng mà luận văn đang xem xét không có mô hình tiên nghiệm. Ta chỉ có bản ghi sự kiện của quy trình này. Như đã trình bày ở trên, bản ghi sự kiện của quy trình này gồm các hoạt động sau (bên cạnh các hoạt động ta sử dụng các chữ cái để ánh xạ đến các hoạt động này):

- Xác định yêu cầu minh chứng (Determine the requirement = A),

- Thu thập minh chứng (Collect = B),

- Kiểm tra minh chứng (Check = C),

- Thẩm định minh chứng (Expertise = D),

- Quyết định (decide = E),

- Bắt đầu lại yêu cầu (reinitiate request = F),

- Cập nhật hệ thống minh chứng (Update the system = G),

- Từ chối yêu cầu (reject request = H).

Bản ghi sự kiện được sử dụng là bảng ghi VFull được mô tả tại [1.1, tr. 10]. Bản ghi này chứa thông tin về mã trường hợp, mã sự kiện, tên hoạt động, nguồn lực, không có thông tin về mốc thời gian và chi phí thực hiện. Ví dụ ở bảng 3.1 là một sự kiện trong trường hợp có mã là 8 số.

Bảng 3.1: Ví dụ chi tiết bảng ghi sự kiện VFull

Mã trường hợp Mã sự kiện Thuộc tính

Hoạt động Nguồn lực 1 19847301 Xác định yêu cầu MC Phòng KT-ĐBCLGD 1 19847302 Thu thập MC Phòng KT-ĐBCLGD 1 19847303 Kiểm tra MC Phòng KT-ĐBCLGD 1 19847304 Thẩm định MC Phòng KT-ĐBCLGD 1 19847305 Quyết định Phòng KT-ĐBCLGD 1 19847306 Cập nhật hệ thống MC Phòng KT-ĐBCLGD 2 19847321 Xác định yêu cầu MC Phòng KT-ĐBCLGD 2 19847322 Thu thập MC Phòng KT-ĐBCLGD 2 19847323 Kiểm tra MC Phòng KT-ĐBCLGD 2 19847324 Thẩm định MC Phòng KT-ĐBCLGD

Mã trường hợp Mã sự kiện Thuộc tính

Hoạt động Nguồn lực

2 19847325 Quyết định Phòng KT-ĐBCLGD

2 19847326 Bắt đầu lại yêu cầu Phòng KT-ĐBCLGD 2 19847327 Cập nhật hệ thống MC Phòng KT-ĐBCLGD 3 19847491 Xác định yêu cầu MC Phòng KT-ĐBCLGD 3 19847492 Thu thập MC Phòng KT-ĐBCLGD 3 19847493 Kiểm tra MC Phòng KT-ĐBCLGD 3 19847494 Thẩm định MC Phòng KT-ĐBCLGD 3 19847495 Ra quyết định Phòng KT-ĐBCLGD 3 19847496 Từ chối yêu cầu Phòng KT-ĐBCLGD 4 19848251 Xác định yêu cầu MC Phòng KT-ĐBCLGD

4 19848252 Thu thập MC Phòng KT-ĐBCLGD

4 19848253 Kiểm tra MC Phòng KT-ĐBCLGD

4 19848254 Quyết định Phòng KT-ĐBCLGD

4 19848255 Bắt đầu lại yêu cầu Phòng KT-ĐBCLGD 4 19848256 Cập nhật hệ thống MC Phòng KT-ĐBCLGD 5 19846941 Xác định yêu cầu MC Phòng KT-ĐBCLGD

5 19846942 Thu thập MC Phòng KT-ĐBCLGD

5 19846943 Kiểm tra MC Phòng KT-ĐBCLGD

5 19846944 Quyết định Phòng KT-ĐBCLGD

5 19846945 Từ chối yêu cầu Phòng KT-ĐBCLGD 6 19848831 Xác định yêu cầu MC Phòng KT-ĐBCLGD

6 19848832 Thu thập MC Phòng KT-ĐBCLGD

6 19848833 Quyết định Phòng KT-ĐBCLGD

6 19848834 Bắt đầu lại yêu cầu Phòng KT-ĐBCLGD 7 19848861 Xác định yêu cầu MC Phòng KT-ĐBCLGD

7 19848862 Thu thập MC Phòng KT-ĐBCLGD

7 19848863 Quyết định Phòng KT-ĐBCLGD

7 19848864 Từ chối yêu cầu Phòng KT-ĐBCLGD

Bản ghi được sử dụng có 1932 trường hợp phân phối trên 8 vết khác nhau.

Ví dụ, có 336 trường hợp theo vết σ1= (A, B, C, D, E, F, H, G), 252 trường hợp theo vết σ2 = (A, B, C, D, E, G), 168 trường hợp theo vết σ 8 = (A, B, E, H), cụ thể là:

Bảng 3.2: Bản ghi sự kiện Vfull Tần số Trường hợp Vết sự kiện 336 σ1 (A, B, C, D, E, F, H, G) 252 σ2 (A, B, C, D, E, G) 294 σ3 (A, B, C, D, E, F, G) 252 σ4 (A, B, C, D, E, H) 252 σ 5 (A, B, C, E, F, G) 210 σ 6 (A, B, C, E, H) 168 σ 7 (A, B, E, F) 168 σ 8 (A, B, E, H)

3.1.2. Đầu ra của bài toán

Mục đích khai phá quy trình thu thập cập nhật hệ thống minh chứng KĐCLGD tại trường ĐH Phạm Văn Đồng là tìm ra được mô hình của thu thập cập nhật hệ thống minh chứng KĐCLGD. Đầu ra là một mô hình Petri net hoặc WF Net có độ phù hợp cao nhất có thể.

3.1.3. Hướng giải quyết bài toán

Ta sử dụng các thuật toán đã giới thiệu ở chương hai để tìm ra các mô hình quy trình phù hợp nhất. Để khai phá hiệu quả, ta sử dụng bộ công cụ ProM để tiến hành khai phá. Bộ công cụ ProM cung cấp nhiều công cụ, thuật toán để xử lý bản ghi, phát hiện quy trình, kiểm tra phù hợp cũng như cải thiện quy trình.

Một phần của tài liệu GHIÊN CỨU KỸ THUẬT KHAI PHÁ QUY TRÌNH VÀ ỨNG DỤNG XÂY DỰNG QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)