Phương pháp hiển vi điện tử quét (SEM)

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP VÀ ỨNG DỤNG HỆ XÚC TÁC LƯỠNG CHỨC Pt/ ZrO2 – SO42-/ SBA- 16 VÀO PHẢN ỨNG ĐỒNG PHÂN HÓA PARAPHIN C5 - C6 (Trang 47 - 49)

a. Nguyên tắc

2.2.2. Phương pháp hiển vi điện tử quét (SEM)

a. Nguyên tắc

- Hiển vi điện tử là phương pháp sử dụng chùm tia electron năng lượng cao để khảo sát những vật thể rất nhỏ. Kết quả thu được qua những khảo sát

này phản ánh về mặt hình thái học, diện mạo học và tinh thể học của vật liệu mà chúng ta cần xác định. Phương diện hình thái bao gồm hình dạng và kích thước của hạt cấu trúc nên vật liệu. Diện mạo là các đặc trưng bề mặt của một vật liệu bao gồm kết cấu bề mặt hoặc độ cứng của vật liệu. Phương diện tinh thể học mô tả cách sắp xếp của các nguyên tử trong vật thể như thế nào. Chúng có thể sắp xếp có trật tự trong mạng tạo nên trạng thái tinh thể hoặc sắp xếp ngẫu nhiên hình thành dạng vơ định hình. Cách sắp xếp của các nguyên tử một cách có trật tự sẽ ảnh hưởng đến các tính chất như độ dẫn, tính chất điện và độ bền của vật liệu.

- Phương pháp hiển vi điện tử sử dụng một chùm electron thay thế chùm sáng chiếu xuyên qua mẫu vật và thu được những thông tin về cấu trúc và thành phần

Được thể hiện qua sơ đồ hình 2.3.

Phương pháp hiển vi điện tử quét được phát triển lần đầu tiên vào năm 1942 và thiết bị có giá trị thương mại được giới thiệu vào năm 1965. Phương pháp SEM đặc biệt hữu dụng bởi vì nó cho độ phóng đại có thể thay đổi từ 10 đến 100.000 lần với hình ảnh rõ nét, hiển thị ba chiều phù hợp cho việc phân tích hình dạng và cấu trúc bề mặt.

SEM sử dụng chùm electron từ ống phóng được đi qua một vật kính và được lọc thành một dịng hẹp. Vật kính chứa một số cuộn dây (cuộn lái electron) được cung cấp với điện thế thay đổi, cuộn dây tạo nên một trường điện từ tác động lên chùm electron, từ đó chùm electron sẽ quét lên bề mặt mẫu tạo thành trường quét. Tín hiệu của cuộn lái cũng được chuyển đến ống catơt để điều khiển q trình qt ảnh trên màn hình đồng bộ với quá trình quét chùm electron trên bề mặt mẫu. Khi chùm electron đập vào bề mặt mẫu tạo thành một tập hợp các hạt thứ cấp đi tới detector, tại đây nó được chuyển thành tín hiệu điện và được khuếch đại. Tín hiệu điện được gửi tới ống tia catơt và được qt lên màn hình tạo nên ảnh. Độ nét của ảnh được xác định bởi số hạt thứ cấp đập vào ống tia catôt, số hạt này lại phụ thuộc vào góc bắn ra của electron khỏi bề mặt mẫu, tức là phụ thuộc vào mức độ lồi lõm bề mặt. Vì thế ảnh thu được sẽ phản ánh diện mạo bề mặt của vật liệu. Độ sáng tối trên màn ảnh phụ thuộc vào lượng điện tử phát ra tới bộ thu và phụ thuộc vào hình dạng bề mặt nghiên cứu.

b.Thực nghiệm

Ảnh SEM được chụp trên máy JSM 5300-JEOL. Tại trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên – Hà Nội.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP VÀ ỨNG DỤNG HỆ XÚC TÁC LƯỠNG CHỨC Pt/ ZrO2 – SO42-/ SBA- 16 VÀO PHẢN ỨNG ĐỒNG PHÂN HÓA PARAPHIN C5 - C6 (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)