Phương pháp đẳng nhiệt hấp phụ-giải hấp N2( BET)

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP VÀ ỨNG DỤNG HỆ XÚC TÁC LƯỠNG CHỨC Pt/ ZrO2 – SO42-/ SBA- 16 VÀO PHẢN ỨNG ĐỒNG PHÂN HÓA PARAPHIN C5 - C6 (Trang 62 - 65)

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA XÚC TÁC

3.1.3. Phương pháp đẳng nhiệt hấp phụ-giải hấp N2( BET)

Phương pháp hấp phụ - giải hấp N2 của SBA-16 được sử dụng để xác định diện tích bề mặt, kích thước và sự phân bố lỗ xốp của vật liệu.

Đường đẳng nhiệt hấp phụ vật lý N2 của mẫu SBA- 16 được đo ở 77K thuộc loại IV theo phân loại IUPAC đặc trưng cho các vật liệu mao quản trung bình. Đường cong trễ thuộc phân loại H2 đặc trưng cho mao quản hình trụ (hình 3.6).

Khi P/Po tăng từ 0 ÷ 0,4 hai đường hấp phụ và giải hấp gần như trùng nhau ít thay đổi, thể hiện sự hấp phụ đơn lớp ban đầu của quá trình hấp phụ đa lớp trên bề mặt MQTB. Trong đó, đường hấp phụ tăng cịn đường giải hấp thì ngược lại làm cho khả năng hấp phụ N2 của SBA-16 ở khoảng áp suất này tương đối thấp.

Đường cong giải hấp phụ đẳng nhiệt của SBA- 16 được thể hiện sự bắt đầu ngưng tụ ở áp suất tương đối 0,4 ≤ P/ Po ≤ 0,85 vòng trễ bắt đầu xuất hiện do hiện tượng ngưng tụ trong mao quản. Khi áp suất lớn, N2 bắt đầu bị hấp phụ vào các lớp tiếp theo của vật liệu. Tại đây, đường hấp phụ có sự tăng mạnh độ hấp phụ, và trong khoảng giảm từ 0,8 về 0,4 thì độ giải hấp cũng tăng mạnh.

do gần đạt tới ngưỡng hấp phụ bão hòa của mao quản, lúc này thể tích các lỗ trống bắt đầu được lấp đầy bởi N2.

Hình 3.6. Đường cong trễ hấp phụ - giải hấp đẳng nhiệt N2 của SBA- 16

Diện tích bề mặt theo phương pháp BET được tính trong đoạn tuyến tính của sự hấp phụ. Sự phân bố kích thước lỗ được tính theo phương pháp BJH (hình 3.7).

Hình 3.7. Sự phân bố kích thước lỗ theo BJH của SBA- 16.

Kết quả đo diện tích bề mặt riêng cho thấy sự phân bố kích thước mao quản của vật liệu SBA- 16 có kích thước rất đồng đều.

Chúng tôi tiếp tục khảo sát sự hấp phụ - khử hấp N2 trên xúc tác SZ/ SBA-16 để so sánh với SBA -16. Đường cong hấp phụ-giải hấp đẳng nhiệt của SZ/SBA-16 bắt đầu ngưng tụ ở áp suất tương đối P/P0 khoảng 0,7 chỉ ra rằng vật liệu có kích thước mao quản tương đối lớn (đường kính trung bình của mao quản tính theo phương pháp BJH là 7,8 nm).

Như đã trình bày ở phần tổng quan, vật liệu zirconia sulfat hóa mao quản trung bình cũng được quan tâm nghiên cứu và đã được nhiều nhóm tác giả tổng hợp thành cơng. Tuy nhiên, diện tích bề mặt của zirconia sulfat hóa mao quản trung bình thường khơng cao. Trong bảng 3.1, chúng tôi đưa ra các

thơng số về diện tích bề mặt, thể tích lỗ xốp, đường kính mao quản,… của vật liệu SBA- 16 và SZ/SBA-16 để so sánh.

Bảng 3.1. Các thông số đặc trưng vật lý của của vật liệu SBA- 16 và SZ/SBA-16

Vật liệu SBET (m2/g) Vt (cm3/g) Dp (nm) d110 (nm) a0 (nm) W (nm) SBA- 16 693 0,68 3,94 13,79 19,50 12,95 SZ /SBA-16[5] 401 1,13 7,8 13,2 18,7 8,6

Như vậy, có thể thấy rằng SBA–16 có diện tích bề mặt tương đối lớn, có thành mao quản khá dầy, nhờ vậy mà độ bền nhiệt và thủy nhiệt của SBA – 16 cao. Nhưng sau khi được zirconia sulfat hóa làm cho thành mao quản co lại, diện tích bề mặt giảm, nhưng đường kính mao quản trung bình lại tăng sẽ tạo điều kiện cho các chất phản ứng khuếch tán dễ dàng vào trong mao quản, làm tăng hoạt tính xúc tác. Vì vậy, vật liệu SZ/ SBA-16 với độ bền nhiệt, thủy nhiệt và diện tích bề mặt cao, cấu trúc mao quản đồng đều hứa hẹn sẽ là một vật liệu phù hợp cho các phản ứng cần xúc tác có tính axit như phản ứng isome hóa n-pentan, n-hexan.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP VÀ ỨNG DỤNG HỆ XÚC TÁC LƯỠNG CHỨC Pt/ ZrO2 – SO42-/ SBA- 16 VÀO PHẢN ỨNG ĐỒNG PHÂN HÓA PARAPHIN C5 - C6 (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)