5. Bố cục đề tài
2.3.2. Phổ hồng ngoại chuyển hóa Fourier (FTIR)
Phổ hồng ngoại thuộc loại phổ phân tử. Để đo vị trí của các dải hấp thụ trong phổ hồng ngoại người ta sử dụng độ dài sóng λ.
Khi các sóng điện từ của vùng hồng ngoại tác dụng lên hệ gồm những nguyên tử liên kết với nhau thì các biên độ dao động của liên kết sẽ tăng lên. Khi đó các phân tử sẽ hấp thụ những tần số của bức xạ hồng ngoại có năng tương ứng với hiệu giữa các mức năng lượng dao động. Như vậy, khi mẫu nghiên cứu được chiếu tia hồng ngoại có tần số liên tục thay đổi thì chỉ có những tia có năng lượng xác
định mới bị hấp thụ. Khi đó, sẽ xảy ra sự kéo dãn hoặc sự uốn các liên kết tương ứng và trong phân tử sẽ xảy ra những dao động khác nhau làm xuất hiện phổ hồng ngoại.
Đường cong biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ hấp thụ bức xạ hồng ngoại của một chất vào số sóng hoặc bước sóng λ chính là phổ hấp thụ hồng ngoại, viết tắt theo tiếng Anh là phổ IR (Infrared Radiation).
Trong phổ hồng ngoại của các chất, người ta chia ra vùng tần số cao (4000-
650 cm-1) và vùng tần số thấp (650-50 cm-1). Trong vùng tần số cao, người ta sử
dụng những tần số đặc trưng của các nhóm như –O-H, C=O... Sự chuyển dịch các tần số so với dạng tự do của các phân tử chỉ ra có sự tạo thành liên kết. Khi đó, sẽ thu được những thông tin về các nguyên tử liên kết với nano oxit sắt từ. [3]
Trong phần thực nghiệm, để xác định nhóm chức của cầu nối citrate và xác định nhóm chức của chitosan phủ lên nano oxit sắt từ/citrate, ta sẽ chụp phổ hồng ngoại của các chất sau khi tổng hợp được.