Đánh giá kỹ năng chuyên môn được học hỏi qua đợt thực tập của sinh viên

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh doanh và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của khách sạn jungle palace (nhật bản) (Trang 59 - 62)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.5.1.Đánh giá kỹ năng chuyên môn được học hỏi qua đợt thực tập của sinh viên

4.5. Thuận lợi, khó khăn bài học kinh nghiệm về quản lý, kinh doanh khách sạn và

4.5.1.Đánh giá kỹ năng chuyên môn được học hỏi qua đợt thực tập của sinh viên

- Chủ động là bài học lớn nhất mà và cũng là bài học đầu tiên mà em học hỏi được. Chủ động làm quen với mọi người, chủ động tìm hiểu công việc nơi thực tập, chủ động đề xuất và cũng làm việc với mọi người... tất cả đều em hòa nhập được nhanh hơn trong môi trường mới. Sự chủ động và tự tin trong công việc cũng như trong cuộc sống sẽ giúp em làm chủ được công việc hướng được mọi việc theo ý muốn của bản thân. Cũng tránh những điều không tốt xảy ra trong công việc. Những bài học nhỏ nhoi nhưng tích lũy dần sau thời gian thực tập sẽ trở thành hành trang quý báu để sinh viên vững vàng sau khi rời giảng đường để thực sự đến với nghề nghiệp mình lựa chọn.

- Kĩ năng giao tiếp: Đối với một người sinh viên đang thực tập trong nhà hàng khách sạn cũng như trong du lịch, công việc đầu tiên là phải có kĩ năng giao tiếp. Trong qáu trình thực tập em đã tự tin hơn trong việc giao tiếp, không còn ngại ngùng khi nói chuyện với nhân viên trong khách sạn, không còn lúng túng khi giao tiếp với khách.

- Tác phong ứng xử: trong quá trình thực tập em đã học hỏi được rất nhiều về

cách ứng xử trong công việc như

+ Luôn giữ thái độ khiêm nhường, cầu thị. Thực tập ngoài trường không không chỉ để học tập chuyên môn mà còn là một dịp tốt để tập làm việc trong tập thể, đặc biệt trong lĩnh vực giao tiếp và xử thế.

+ Tạo mối quan hệ thân thiết với những người trong cơ quan nhưng không can

thiệp vào những công việc nội bộ của cơ quan thực tập.

+ Hòa nhã với các nhân viên nơi thực tập.

+ Chủ động tiếp cận công việc và sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp để có thể hoàn thành các công việc chung, tự khẳng định năng lực bản thân.

- Vốn ngoại ngữ: Trong thời kì hội nhập như hiện nay, mọi bạn trẻ nên giữ cho mình vốn ngoại ngữ để trở thành một người trẻ hiện đại văn minh, và đương nhiên sinh viên du lịch thì không thể thiếu rồi. Trong quá trình thực tập, tiếng Nhật của em đã được nâng cao, tự tin hơn trong giao tiếp với mọi người. Ngoài ra em còn được tiếp xúc với những khách hàng quốc tế như người Anh, người Trung tạo thuận lợi cho việc nâng cao vốn ngoại ngữ

- Kỹ năng ứng biến, xử lý tình huống: Dù có lên kế hoạch chu đáo và hoàn mỹ đến đâu, thì trên những chặng hành trình thực tế không phải lúc nào cũng suôn sẻ như ta mong đợi – nhất là đối với những tình huống xảy ra ảnh hưởng đến tính mạng con

người. Vì vậy, kỹ năng ứng biến hay có thể gọi là kỹ năng “phản ứng nhanh” sẽ giúp làm chủ được tình thế khi có những rủi ro ngoài mong đợi xảy ra. Trong quá trình thực tập em đã có khả năng ứng biến nhanh hơn trong công việc và có thêm khả năng xử lý các tình huống xảy ra trong khách sạn

- Biết cách tổ chức sắp xếp: Những sự kiện, tổ chức diễn ra trong khách sạn thường được lên kế hoạch sắp xếp cụ thể về địa điểm, thời gian,… để thể hiện sự chuyên nghiệp của những người làm ngành dịch vụ, du lịch và thuận tiện hơn cho người phục vụ. Qua quan sát cách tổ chức công việc của các cô, chú nhân viên trong khách sạn em đã học hỏi được rất nhiều như khi tổ các sự kiện hội nghị, cách tổ chức các bữa BBQ ngoài trời …

- Chấp hành kỷ luật trong công việc: Qua thời gian thực tập em đã rèn luyện và nâng cao được ý thức kỷ luật trong công việc cũng như trong khách sạn, ví dụ như:

+ Chấp nhận phân công của phòng hỗ trợ sinh viên, quy chế thực tập của trường và các quy định của nơi thực tập.

+ Làm việc như một nhân viên thực thụ theo giờ giấc quy định, chấp hành mọi phân công của nơi thực tập.

+ Đảm bảo kỷ luật lao động, có trách nhiệm trong công việc.

+ Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của người hướng dẫn tại nơi thực tập.

+ Không tự ý thay đổi nơi thực tập khi chưa được phòng hỗ trợ sinh viên chấp

+ Luôn trung thực trong lời nói và hành động.

+ Nếu vì lý do riêng, không thể hoàn thành thực tập, phải trình bày và xin ý kiến chấp thuận bằng văn bản của trường và đơn vị tiếp nhận thực tập.

+ Có thể đề xuất với trường các biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả thực

tập.

Thực tập là chặng đường cuối cùng của thời sinh viên, là kết quả của cả quá trình học tập để ứng dụng vào công việc thực tế ngoài xã hội. Trong quá trình thực tập tại khách sạn Jungle Palace em đã có những trải nghiệm quý giá. Trong đó, có những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực tập, cụ

thể 4.5.2. Thuận lợi, khó khăn bài học kinh nghiệm

 Thuận lợi

- Được sự hỗ trợ của nhà trường và đơn vị thực tập: Nhờ sự liên kết của nhà trường, của khoa đã tạo điều kiện quan trọng giúp em đặt chân đến đến với khách sạn để thực tập. Trong quá trình này có bất kỳ khó khăn nào thì em có thể trao đổi trực tiếp với thầy cô hướng dẫn. Bên cạnh đó, là sự hướng dẫn của đơn vị thực tập giúp em có cơ hội làm các việc thực tiễn.

- Được tiếp xúc trực tiếp với công việc: Thực tập căn bản là để vận dụng những gì đã học vào công việc. Trong quá trình thực tập đã giúp em phát hiện ra nhiều thứ chẳng hạn: điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, những kiến thức chuyên môn còn thiếu sót, niềm đam mê với công việc… Qua đó, làm em thấy yêu thích công việc và tự hoàn thiện những mặt hạn chế của mình.

- Được hỗ trợ các trang thiết bị và cơ sở vật chất: Khách sạn là những môi trường có đầy đủ chuyên môn và các trang thiết bị phục vụ công việc tốt nhất. Giúp em có thể dễ dàng sử dụng để thực hành công việc. Tạo thuận lợi trong quá trình thu thập dữ liệu để làm báo cáo tốt nghiệp.

 Khó khăn

- Về mặt chuyên môn: Khi mới bắt đầu kì thực tập em luôn lo sợ rằng mình không thể làm được việc, yếu kinh nghiệm, gặp áp lực về thời gian và sợ bị chê trách (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

từ những người xung. Thực tế trong quá trình thực tập e vẫn gặp phải sai sót như cách hướng dẫn khách lên phòng chưa đúng, dọn buồng phòng còn chậm…

- Về mặt kỹ năng: Cách ứng xử trong giao tiếp với cấp trên và đồng nghiệp làm cho em hay luống cuống, thiếu tự tin. Dẫn đến những tình huống khó khăn gây cản trở cho công việc.

- Rào cản ngôn ngữ: Vì khác biệt về mặt ngôn ngữ lên trong quá trình giao tiếp trong công việc e vẫn hiểu sai ý người hướng dẫn, giao tiếp với khách hàng bị hạn chế.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh doanh và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của khách sạn jungle palace (nhật bản) (Trang 59 - 62)