Thiết lập các thông số mô phỏng và thực nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số công nghệ và nhiệt độ đến biến dạng tạo hình khi dập vuốt chi tiết dạng cốc từ vật liệu SPCC. (Trang 93 - 95)

6. Cấu trúc của nội dung luận án

3.3.2 Thiết lập các thông số mô phỏng và thực nghiệm

3.3.2.1 Xác định các thông số mô phỏng và thực nghiệm.

Trong nghiên cứu này, một mô hình bộ khuôn dập vuốt chi tiết dạng cốc trụ với các tham số chung được hiển thị tại Chương 1, Hình 1.10 và kích thước chi tiết dạng cốc trụ như Hình 3.6:

D0=150mm; d= 80mm, dp= 67mm, t= 0,6 mm

a) Thông số hình học của khuôn.

- Bán kính lượn của cối: Rd =  = 10 t 10 0,6=6mm

- Bán kính cong của chày được sử dụng làm đầu vào để khảo sát ảnh hưởng đến chiều cao tạo hình của chi tiết dạng cốc trụ: Rd = (4 8)mm

- Khe hở giữa chày vào cối: 0 0 150

W 0, 6 0,822 80 C K R D t t t mm R d = =  =  =  =

Dựa vào tính toán khe hở giữa chày- cối và dữ liệu tra bảng sổ tay dập nguội:

WC= 1 mm

- Mức độ dập vuốt: Đường kính phôi D0 =150mm; thay vào phương trình (1.8)- (1.9) được giá trị Mt =2, 25. Do đó, số lần dập có thể được chia ra làm hai lần thay

đổi trạng thái tạo hình cho phương pháp dập thông thường với thông số được tính như dưới đây:

2,25= Mt= Md1. Md2= 1,7. 1,32; d1= 88, d2= 67 với M2= 88/ 67 mm= 1,32

Chày Cối

Phôi Chặn phôi

75

- Chiều cao chi tiết dạng cốc trụ: Theo như tính toán trong Phương trình (1.10), (1.11), chiều cao của chi tiết dạng cốc được xác định thông qua 2 lần dập với kích thước như sau: H1 =42mm H; 2 =H =67mm ( chiều cao lớn nhất).

Trong nghiên cứu này với mục đích giảm tối thiểu các nguyên công và nghiên cứu khả năng tạo hình của vật liệu tấm SPCC, khi đó phôi được gia nhiệt đến nhiệt độ cần thiết trước khi dập. Ngoài ra chi tiết dạng cốc được dập trên máy ép thủy lực song động nên việc điều chỉnh về lực dập, lực chặn phôi, tốc độ dập rất thuận tiện và chính xác. Do đó trong nghiên cứu này đã thiết kế bộ khuôn dập qua một lần dập với

Mt=2,25, để đạt được chiều cao lớn nhất (Hmax) của chi tiết dạng cốc trụ. b) Thông số vật lý và công nghệ

- Hệ số ma sát: Trong nghiên cứu này, giả định hệ số ma sát giữa chày và phôi 0, 25

 = ; giữa chặn phôi và phôi  =0,125 0, 25 ( giả định =0,15); giữa cối và phôi 0,125 0, 25

 =  (giả định =0,15) [42], [86], [87].

- Lực chặn phôi được khảo sát bằng mô phỏng và thực nghiệm kiểm chứng bằng quá trình dập vuốt chi tiết dạng cốc trụ với giới hạn: FBH =(7,5 17,5) KN

- Tốc độ của dụng cụ gây biến dạng được lựa chọn theo điều kiện của thực nghiệm của thiết bị máy ép thủy lực song động, tốc độ này sẽ được khai báo vào dữ liệu đầu vào của quá trình mô phỏng dập vuốt. Giá trị tốc độ của dụng cụ gây biến dạng khi thực nghiệm và mô phỏng: VP= 10 mm/s

3.3.2.2 Các thông số của quá tình dập vuốt chi tiết dạng cốc trụ

Các thông số công nghệ, hình học và vật lý như trong Bảng 3.4 được sử dụng trong nghiên cứu mô phỏng và thực nghiệm.

Bảng 3. 4 Các thông số hình học và công nghệ, vật lý cố định của quá tình dập vuốt chi tiết dạng cốc trụ

Tham số

Đường kính phôi (D0) 150 mm

Chiều dày phôi (t) 0,6 mm

Đường kính chày (dp) 67 mm

Bán kính lượn của cối (Rd) 6 mm

Khe hở giữa chày và cối ( wc) 1mm

Tốc độ của dụng cụ gây biến dạng (Vp) 10 mm/s

Bán kính cong của chày (Rp) 4÷8 mm

Lực chặn phôi (FBH) 7,5÷17,5 kN

Hệ số ma sát giữa chày ép và phôi giả định (µp)

Hệ số ma sát giữa tấm chặn phôi với phôi giả định (µh)

Hệ số ma sát giữa cối ép và phôi giả định (µd)

0,25 0,15 0,15

76

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số công nghệ và nhiệt độ đến biến dạng tạo hình khi dập vuốt chi tiết dạng cốc từ vật liệu SPCC. (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)