6. Cấu trúc của nội dung luận án
3.7 Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến chiều dày phân bố của chi tiết dạng cốc trụ
trụ khi dập vuốt
Trong dập vuốt, độ đồng đều về chiều dày của sản phẩm là rất quan trọng. Do đó trong nghiên cứu này đã thực hiện đo 8 điểm trên biên dạng của chi tiết để xác định chiều dày phân bố trên chi tiết dạng cốc theo sơ đồ đo như Hình 3.36a. Đối với giá trị chiều dày phân bố của chi tiết từ mô phỏng số được xác định theo các vị trí Hình 3.36b và chiều dày phân bố của chi tiết từ thực nghiệm được đo bằng thiết bị kính hiểm vi
92
Axiovert 40 MAT với mẫu đo như Hình 3.36c. Trong đó, mô phỏng và thực nghiệm được thực hiện với các thông số cố định như phôi có đường kính D0= 140mm (Mt = 2,1) và chiều sâu dập được cố định với HR= 40mm, các thông số công nghệ, hình học, vật lý khác như trong Bảng 3.4.
a) b) c)
Hình 3. 36 Xác định chiều dày phân bố chi tiết dạng cốc trụ a) Sơ đồ đo; b) Mô phỏng c) Mẫu đo thực nghiệm
Do đường kính phôi thay đổi kích thước, khi đó lực chặn phôi cũng thay đổi. Khi mô phỏng với lực chặn phôi nhỏ hơn 6 kN thì chi tiết dạng cốc xuất hiện nhăn, khi lực chặn phôi lớn hơn 14 kN thì chi tiết có xu hướng biến mỏng và dẫn đến hiện tượng rách. Như trong Bảng 3.17 với lực chặn phôi là 14 kN thì chi tiết bị biến mỏng nhiều tại điểm đo số 5 như đồ thị Hình 3.37. Vì vậy miền chặn phôi nên lựa chọn trong khoảng từ 6 kN đến 10 kN. Để xem xét mức độ biến mỏng của chi tiết được rõ ràng hơn khi dập vuốt tại nhiệt độ khác nhau, trong nghiên cứu này đã sử dụng lực chặn phôi là 10 kN khi dập vuốt tại các nhiệt độ.
Bảng 3. 17 Ảnh hưởng của lực chặn phôi đến sự phân bố chiều dày của chi tiết dạng cốc. Các vị trí đo chiều dày (mm) FBH (kN) 6 10 14 1 0,692 0,688 0,702 2 0,657 0,649 0,666 3 0,610 0,599 0,623 4 0,584 0,579 0,578 5 0,562 0,557 0,517 6 0,570 0,574 0,557 7 0,570 0,577 0,566 8 0,574 0,579 0,579 Trung bình 0,602 0,600 0,598
93
Hình 3. 37 Phân bố chiều dày của chi tiết dạng cốc trụ với lực lực chặn phôi khác nhau