CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1 Kết luận

Một phần của tài liệu Đồ án quản trị marketing mi OMACHI (Trang 73 - 76)

1. Cho gói mì đứng dậy: Thời đó, mì nào cũng như mì nào, đều được thiết kế với layout nằm ngang Thế là giữa một rừng

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1 Kết luận

4.1. Kết luận

Việc hoạch định chiến lược rõ ràng và tính toán chi tiết đã giúp Omachi lựa chọn chính xác phân khúc tiêu dùng mục tiêu. Omachi có một kế hoạch triển khai đồng bộ và chuẩn xác từ lựa chọn thời điểm tung sản phẩm, hoạt động truyền thông đồng bộ với kinh doanh, phân bổ phù hợp theo tiến độ cũng như kênh đối thoại, và cường độ truyền thông thích hợp.Thông điệp marketing của sản phẩm đánh trúng mục tiêu mong đợi của ngưòi tiêu dùng và thể hiện bằng một ngôn ngữ rõ ràng, đơn giản, dễ đón nhận.Thương hiệu công ty là một lợi thế khi biết khai thác phù hợp. Cuối năm 2007, đầu 2008, khi khảo sát thị trường mì ăn liền Việt Nam, một công ty nghiên cứu thị trường lớn của Mỹ đã xếp Masan ở vị trí thứ 4 xét về thị phần (khoảng 10%), sau 3 thương hiệu dẫn đầu là Acecook Vietnam (55%), Asia Food (15%), Vifon (hơn 10%). Tuy nhiên, đến cuối năm 2009, đầu 2010, Masan Food đã vượt qua Asia Food và Vifon, vươn lên vị trí thứ 2 (hơn 15%). Dưới góc nhìn của người tiêu dùng, phần lớn đánh giá cao mì qua tính tiện dùng nhưng cũng có e ngại khi cho rằng sản phẩm ăn liền gốc mì có thể gây nóng (nhiệt) trong cơ thể.Đây cũng là điểm then chốt đối với phân khúc tiêu dùng có thu ở mức khá. Sự quan tâm đến sức khoẻ và rào cản từ đặc tính sản phẩm chính là thách thức cho các thương hiệu vị định vị vào phân khúc trung cao. Để tiếp cận phân khúc này, Omachi chọn giải pháp làm sợi mì bằng khoai tây để xoá đi nỗi nghi ngại sợ nóng của người tiêu dùng.Và rồi Masan Food tung Omachi, mì ăn liền có mức giá trung cao

(premium-mass), tiếp tục “đánh vào nỗi lo bấy lâu của người tiêu dùng: ăn mì bị nóng, với khẩu hiệu “mì Omachi làm từ sợi khoai tây, rất ngon mà không sợ nóng”.Chỉ với sản phẩm tập trung cùng những thông điệp marketing chưa có tiền lệ, nhóm sản phẩm mì ăn liền của Masan Food đã lại khuấy động thị trường. Sau chưa đầy 3 năm có mặt trên thị trường, Omachi và đã giành được 15% thị trường, đánh bật cả thương hiệu lâu đời Vifon và một nhà sản xuất mạnh khác là Asia Food.Tham gia vào những ngành hàng tiêu dùng thiết yếu, tính minh bạch về chất lượng còn bị đặt nhiều nghi vấn, trong bối cảnh của một nền kinh tế mới nổi, Masan Food như thể một cỗ máy không ngừng khuấy động thị trường để xác lập những cục diện mới. Những thông tin không chính thức còn cho thấy, Masan Food bước đầu thăm dò thị trường gạo. Vẫn là những thực phẩm thiết yếu, vẫn là nhóm hàng không dễ kiểm soát chất lượng, hãy chờ xem liệu Masan có dẫn gạo đi theo con đường mà họ đã đi xuyên suốt.

4.2. Kiến nghị

Chiến lược sản phẩm

− Giữ vững các tiêu chí tạo lên sự đặc trưng của sản phẩm là sợi mì làm từ tinh chất khoai tây, không gây nóng trong người.

− Đầu tư, nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới, cải tiến sản phẩm cũ.

− Phát triển chiều sâu của doanh mục sản phẩm, mở rộng chiều ngang tạo thêm nhiều lựa chọn cho người tiêu dùng.

Chiến lược giá

− Tăng cường các hoạt động xúc tiến bán của sản phẩm để tăng sức mua của sản phẩm.

− Sử dụng các hình thức điều chỉnh giá gián tiếp như là tăng trọng lượng sản phẩm để không phải giảm giá sản phẩm trực tiếp mà

vẫn giữ nguyên được định vị sản phẩm cao cấp trong tâm trí khách hàng.

− Áp dụng rộng dãi chiến lược đẩy lên các nhà bán buôn, bán lẻ. Áp dụng các chính sách khuyến mại lên các nhà bán buôn, bán lẻ thuộc kênh 2 cấp như là thưởng doanh số, Tặng quà giá trị lớn để học tích cực bán sản phẩm giúp nâng cao doanh số, giải phóng hàng tồn kho.

Chiến lược phân phối

− Mở rộng mạng lưới kênh phân phối, tăng số lượng nhà bán buôn ở các vùng nông thôn để có thể mở rộng độ phổ biến của sản phẩm.

− Thành lập một mạng lưới vận chuyển sản phẩm từ nhà máy đến các nhà bán buôn.

− Đẩy mạnh phân phối hàng về các khu nông thôn, thành phố vừa và nhỏ.

Chiến lược xúc tiến

− Tích cực sử dụng hình ảnh các KOLs để quảng bá, review sản phẩm đến người tiêu dùng.

− Tăng cường các hoạt động quảng cáo truyền thông và phi truyền thống như là treo banner ngoài trời, quảng cáo trên các social networks để sản phẩm được biết đến rộng dãi hơn.

− Làm các viral video để quảng bá sản phẩm.

− Tích cực làm từ thiện, tài trợ các đội bóng, đội thể thao, thể thao điện tử để tăng cường hình ảnh tốt đẹp trong mắt người tiêu dùng.

− Mở ra các chương trình chi ân khách hàng để giữ chân khách hàng trung thành.

tặng kèm sản phẩm, giảm giá nhân dịp các ngày lễ sự kiện, bốc thăm trung thưởng,…

Một phần của tài liệu Đồ án quản trị marketing mi OMACHI (Trang 73 - 76)