Khái niệm Logistics

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO NGÀNH DỊCH VỤ HẬU CẦN ĐIỆN TỬ VIỆT NAM (Trang 26 - 27)

6. Cấu trúc nghiên cứu

1.2. Tổng quan về Logistics và Logistics trong thương mại điện tử

1.2.1. Khái niệm Logistics

Hiện nay có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về logistics, được xây dựng dựa trên từng góc độ và mục đích nghiên cứu khác nhau về logistics. Theo nghĩa rộng, Hiệp hội các nhà chuyên nghiệp về quản trị chuỗi cung ứng (Council of Supply Chain Management Professionals – CSCMP), thì thuật ngữ này được định nghĩa khá đầy đủ như sau: “Loggistics là một phần của quản lý chuỗi cung ứng có kế hoạch, thực hiện

và kiểm sốt chuyển tiếp hiệu quả và đảo ngược lưu lượng và lưu trữ hàng hóa, dịch vụ và thơng tin liên quan giữa điểm xuất phát và điểm tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng”.

Theo nghĩa hẹp, trong Luật Thương mại 2005, lần đầu tiên khái niệm về dịch vụ logistics được pháp điển hóa, quy định “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại,

theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”.

Cho dù được định nghĩa trên phạm vi rộng hay hẹp, thì logistics luôn được hiểu là chuỗi các hoạt động được tổ chức và quản lý khoa học gắn liền với các khâu của quá trình sản xuất, phân phối, lưu thơng và tiêu dùng trong nền sản xuất xã hội.

Logisics có thể được phân loại theo yếu tố kỹ thuật kinh doanh, như: 1)

nguồn tài nguyên từ điểm đầu tiên của dây chuyền cung ứng cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế. 2) Logistics điện tử: là quá trình hoạch định chiến lược, thiết kế và thực thi tất cả các yếu tố cần thiết của hệ thống, quy trình, cơ cấu tổ chức và tác nghiệp Logistics để hiện thực hóa và vật chất hóa cho hoạt động TMĐT.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO NGÀNH DỊCH VỤ HẬU CẦN ĐIỆN TỬ VIỆT NAM (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w