Thực trạng phát triển thương mại điện tử của Việt Nam

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO NGÀNH DỊCH VỤ HẬU CẦN ĐIỆN TỬ VIỆT NAM (Trang 32 - 38)

6. Cấu trúc nghiên cứu

2.1. Thực trạng phát triển thương mại điện tử của Việt Nam

Theo báo cáo của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, năm 2020, mức tăng trưởng của TMĐT ở Việt Nam trong 5 năm qua thực sự rất nổi bật. Đây chính là mảnh đất tiềm năng cho các DN muốn khai thác thị trường này, cụ thể:

Về tốc độ tăng trưởng: Song song với sự phát triển vững chắc của nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng GDP gần 3%, năm 2020 tiếp tục chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ của TMĐT. Dựa trên thông tin khảo sát, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam ước tính tốc độ tăng trưởng của TMĐT năm 2020 đạt ổn định ở mức 18%.

Về quy mô: Năm 2020, TMĐT Việt Nam tiếp tục phát triển toàn diện với tốc độ tăng trưởng ở mức 18%. Tuy chỉ có xuất phát điểm là xấp xỉ 5 tỷ USD vào năm 2016 nhưng nhờ tốc độ tăng trưởng trung bình trong 5 năm liên tiếp cao nên quy mô thị trường TMĐT năm 2020 đã lên tới khoảng 11,8 tỷ USD.

Chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid–19, thị trường TMĐT Việt Nam đã gánh chịu những tổn thất đáng kể nhưng cũng thúc đẩy người tiêu dùng thay đổi thói quen mua sắm của mình, góp phần đẩy nhanh q trình chuyển đổi số trong thương mại. Theo Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT quốc gia giai đoạn 2021 – 2025, doanh số

TMĐT B2C (tính cho cả hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trực tuyến) tăng 25%/năm, đạt

35 tỷ USD. Như vậy ước tính tốc độ tăng trưởng về quy mơ của TMĐT Việt Nam phải đạt ít nhất 25% tính đến hết năm 2021. Với một số bước chuyển mình nhất định của các DN logistics cũng như các sàn TMĐT đang có những cuộc đua trong việc chủ động vận hành hoạt động chuỗi cung ứng điện tử, thì con số 25% không phải là một con số quá xa tầm với của thị trường TMĐT Việt Nam.

Thực tế cho thấy, báo cáo Nền Kinh tế số Đông Nam Á - Tiếng Gầm Thập kỷ 20: Thập kỷ Kỹ thuật số Đông Nam Á ra mắt phiên bản thứ sáu bởi Google, Temasek và Bain & Company, cho biết năm nay, nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam dự kiến tăng trưởng 31% lên 21 tỷ đô la Mỹ nhờ sự tăng trưởng 53% của TMĐT so với cùng kỳ năm ngoái, dù thị trường du lịch trực tuyến đang thu hẹp, và dự kiến tiếp tục đạt 57 tỷ đô la Mỹ vào năm 2025. Nếu kịch bản này xảy ra, quy mô thị trường TMĐT Việt

Nam năm 2025 sẽ đứng thứ hai ở Đông Nam Á, sau Indonesia (100 tỷ USD) và vượt qua Thái Lan (43 tỷ USD).

Hình 2.1. Quy mơ thị trường TMĐT B2C của Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020 (tỷ USD)

Nguồn: Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (2021)

Thói quen mua hàng của người tiêu dùng Việt Nam cũng có những thay đổi tích cực. Từ việc chỉ quen với giao dịch kinh doanh truyền thống, mặt đối mặt, được cầm, ngắm và có thể được thử sản phẩm, thì nay họ đã dần tiếp cận và u thích hình thức mua sắm trực tuyến.

Theo thống kê từ Sách trắng TMĐT Việt Nam năm 2021, từ khi dịch bùng phát, nhu cầu mua sắm qua sàn TMĐT đã tăng mạnh. Đến nay đã có hơn 70% dân số Việt Nam tiếp cận mạng Internet (Bảng 3.1), trong đó có đến 88% người dùng Việt Nam đã mua sắm online, 53% người dân đã sử dụng ví điện tử, và thanh tốn mua hàng qua mạng. Bên cạnh khái niệm mua hàng truyền thống, đã xuất hiện những khái niệm mới như mua hàng qua mạng, đi chợ hộ, đi chợ mạng…

Tỷ trọng tiêu dùng theo ngành hàng đã có sự thay đổi. Theo khảo sát, người dân vẫn đang cắt giảm chi tiêu mua sắm các hoạt động không thiết yếu… Các ngành thời trang, giải trí, làm đẹp chiếm tỷ trọng cao như trước đây đã giảm, và thay vào đó là các ngành hàng mới thiết yếu như thực phẩm, sức khỏe, đồ gia dụng tăng cao.

Từ khi bắt đầu đại dịch đến nửa đầu năm 2021, Việt Nam đã có thêm 8 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số mới với hơn một nửa trong số họ đến từ các khu vực

không phải thành phố lớn. Người tiêu dùng kỹ thuật số trước đại dịch trung bình đã sử dụng thêm bốn dịch vụ kỹ thuật số kể từ khi đại dịch bắt đầu.

nh 2.2. Tỷ lệ người dùng Internet tham gia mua sắm trực tuyến

Nguồn: Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (2021)

Tỷ lệ người dùng Internet mua sắm trực tuyến tăng mạnh và đặc biệt có đến 66% trong số họ là hài lịng hoặc rất hài lịng với hình thức mua sắm này.

Trong thời gian 2 năm trở lại đây, khi người dân buộc phải tuân thủ theo các quy tắc giãn cách xã hội, các sàn TMĐT liên tục tung ra các đợt khuyến mãi lớn giúp người tiêu dùng liên tục tiếp cận được các mức giá ưu đãi hơn nhiều so với việc mua sắm truyền thống. Thêm vào đó, việc buộc phải cắt giảm chi tiêu trong khi nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng đã góp phần khuyến khích người dùng Internet sử dụng các nền tảng mua sắm trực tuyến. Điều này cịn vơ cùng thuận lợi khi thời gian nhàn rỗi được sử dụng để “săn” hàng giảm giá và được giao hàng tận nhà đảm bảo các quy tắc phòng chống dịch. Mặc dù không thể tránh khỏi các rủi ro hàng hóa khơng đảm bảo chất lượng, nhưng nếu may mắn tránh được chúng thì ví tiền của đại đa số người tiêu dùng đã được tiết kiệm một khoản không hề nhỏ.

Với việc tỷ lệ người dùng khơng hài lịng tăng lên 7% so với năm 2019, có thể dễ dàng nhận thấy đây là trải nghiệm không vui từ những người dùng mới. Tỷ lệ người dùng đánh giá trải nghiệm của họ đối với các dịch vụ mua sắm trực tuyến ở mức bình thường chiếm 28% với mức tăng khơng đáng kể so với năm 2019. Đây là bộ phận người tiêu dùng đã quen thuộc với hình thức mua sắm này từ trước khi đại dịch Covid–

19 ập tới. Hay nói cách khác, đây là bộ phận người dùng có hành vi mua sắm khơng bị ảnh hưởng quá đáng kể bởi đại dịch Covid–19.

Hình 2.3. Mức độ hài lịng của người tiêu dùng trực tuyến

Nguồn: Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (2021)

Theo Sách trắng TMĐT Việt Nam 2021, tỷ lệ người dùng có thời lượng truy cập Internet từ 3 – 5 tiếng một ngày lên đến 31% và từ 5 – 7 tiếng một ngày đạt 28%. Các mặt hàng được người tiêu dùng trực tuyến ưa chuộng là thực phẩm (52%); sau đó đến quần áo, giày dép, mỹ phẩm (43%); thiết bị đồ gia đình (33%); sách, văn phịng phẩm, hoa, quà tặng có mức tiêu dùng ngang với vé máy bay, tàu hỏa, ô tô ở mức 26%;…

Các con số thống kê cho thấy rõ tác động mạnh mẽ của đại dịch Covid–19 đến việc thay đổi hành vi tiêu dùng của người dân. Các vị trí đầu tiên trong thống kê đều là các hàng hóa thiết yếu phục vụ cuộc sống hàng ngày của con người. Tiếp đó việc 26% tỷ lệ người tiêu dùng kỹ thuật số mua các vé máy bay, tàu hỏa, ô tô cho thấy xu hướng di chuyển nhiều của người dân trong bối cảnh đại dịch. Các dịch vụ spa ít sử dụng hình thức giao dịch TMĐT nhất.

Giá trị mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng trên 5 triệu đồng chiếm tỉ lệ cao nhất – 29%, từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng chiếm 27%, từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng chiếm tỷ lệ 28%. Các kết quả này cho thấy, ngày càng có nhiều người tiêu dùng

sẵn sàng tham gia và yêu thích mua sắm trực tuyến. Đây cũng là dấu hiệu đáng mừng cho sự phát triển TMĐT của Việt Nam.

Hình 2.4. Loại hình hàng hóa/dịch vụ thường được mua trên mạng

Nguồn: Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (2021)

Khi thanh toán cho các loại sản phẩm này, 78% người tiêu dùng vẫn sử dụng hình thức thanh tốn trực tiếp bằng tiền mặt (COD), cho thấy lòng tin của người tiêu dùng vào giao dịch mua bán trực tuyến cịn thấp; 39% sử dụng hình thức thanh tốn ATM và Internet Banking. Các loại hình thanh tốn bằng thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ (20%) hay ví điện tử (23%) dường như cịn khá mới mẻ đối với người tiêu dùng Việt Nam. Tuy nhiên con số này đã là một bước tiến khá đáng kể so với con số được thống kê của năm 2019 khi mà hình thức thanh tốn bằng ví điện tử chỉ chiếm vỏn vẹn 18%. Điều này cho thấy tốc độ chuyển đổi số của Việt Nam mang đến cho ngành TMĐT một miền đất hứa để phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Hình 2.5. Hình thức thanh tốn được ưu tiên lựa chọn

Nguồn: Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (2021)

Khi nhận định về các trở ngại đối với hình thức mua sắm trực tuyến thì có tới 44% người được khảo sát cho rằng, điều họ lo ngại nhất đối với hình thức mua bán này là giá cả của sản phẩm. So với con số 77% người khảo sát cho rằng, điều họ lo ngại nhất đối với hình thức mua sắm trực tuyến là sản phẩm kém chất lượng so với quảng cáo được thống kê vào năm 2020, có thể thấy con số này đã giảm đáng kể xuống còn 42%, xếp sau lo ngại về giá cả sản phẩm. Tuy vậy, vấn nạn hàng giả, hàng lậu, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên các sàn giao dịch TMĐT và mạng xã hội vẫn đang còn rất nhiều. Bên cạnh đó, hoạt động TMĐT có yếu tố nước ngồi phát sinh dưới nhiều hình thức, tranh chấp với đối tác trong TMĐT. Đặc biệt, các mạng xã hội đang nổi lên là một phương thức giao dịch TMĐT phổ biến nhưng chưa được điều chỉnh,... Thách thức về an toàn, an ninh mạng và bảo mật cá nhân trong các giao dịch TMĐT cũng là một vấn đề đáng lo ngại.

Sự lo lắng về giá cả sản phẩm có thể được giải thích do tác động tiêu cực của đại dịch Covid–19. Ngân sách của đại đa phần dân số bị thu hẹp trong khi nhu cầu tiêu dùng lại ngày càng tăng, cộng thêm việc lạm phát tăng đột biến do các vấn đề về thiếu hụt các nguồn nguyên liệu đầu vào, đã là cho nhiều người tiêu dùng trực tuyến để ý nhiều hơn đến mức giá họ bỏ ra để mua các hàng hóa và dịch vụ. Thêm vào đó, sự đa dạng về các nguồn cung bán lẻ trên các thị trường TMĐT Việt Nam vơ hình chung đã tạo cho khách hàng của họ sự mơ hồ về giá cả niêm yết của sản phẩm. Thay vì được lợi từ việc có thể chủ động so sánh giá cả từ nhiều nhà cung cấp để chọn cho mình mức giá phù hợp nhất, nhiều người

tiêu dùng trực tuyến lại cảm thấy hoang mang vì sự đa dạng và gặp khó khăn trong việc phân biệt thật và giả.

Hình 2.6. Những trở ngại khi mua sắm trực tuyến tại Việt Nam

Nguồn: Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số 2021)

Ngoài ra, các trở ngại khác liên quan đến bảo mật thông tin, dịch vụ vận chuyển và khách hàng kém, hay q trình thanh tốn q phức tạp… cũng là những mối quan tâm rất lớn của người tiêu dùng khi tham gia hình thức TMĐT.

Những con số lo ngại trên thể hiện rõ sự yếu kém của chuỗi cung ứng tổng thể trong TMĐT Việt Nam hiện nay. Các dịng sản phẩm, dịng thơng tin và dịng tiền tệ đều ít được tối ưu hóa bởi cơng nghệ, làm trải nghiệm của người dùng không đạt được mức như mong đợi. Điều này vì thế mà gây ảnh hưởng ngược lại về phía DN, làm gián đoạn q trình và mong muốn tối ưu hóa giá trị của DN.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO NGÀNH DỊCH VỤ HẬU CẦN ĐIỆN TỬ VIỆT NAM (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w