Các loại hình dịch vụ và các mơ hình E–Logistic sở Việt Nam

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO NGÀNH DỊCH VỤ HẬU CẦN ĐIỆN TỬ VIỆT NAM (Trang 44 - 46)

6. Cấu trúc nghiên cứu

2.2. Thực trạng hoạt động của ngành dịch vụ hậu cần điện tử ở Việt Nam

2.2.2. Các loại hình dịch vụ và các mơ hình E–Logistic sở Việt Nam

Các dịch vụ điển hình của các cơng ty logistics trong lĩnh vực TMĐT ở Việt Nam bao gồm:

(1) Dịch vụ chuyển phát nhanh (CPN): thư, tài liệu, vật phẩm, hàng hóa

trong nước và quốc tế của Viettel Post, VN Post…

Những năm gần đây, dịch vụ này tương đối phát triển, số lượng DN đăng ký thực hiện dịch vụ loại này đã tăng lên đáng kể, năm 2016 chỉ có khoảng hơn 200 cơng ty, hiện có 362 cơng ty đăng ký, trong đó có CPN quốc tế là 198 cơng ty và CPN trong

nước là 164 công ty. Mặt khác, số lượng đơn hàng tăng trưởng ở mức trung bình 45% giai đoạn 2015 – 2020 và có thể đạt tới 530 triệu đơn hàng vào năm 2020.

(2) Dịch vụ giao hàng tức thời: dành riêng cho khách hàng có nhu cầu vận

chuyển hàng hóa nội thành với 3 tiêu chí: Tiết kiệm – Hỏa tốc – Đảm bảo, ví dụ như dịch vụ “NowShip” của Foody.vn, Giao hàng siêu tốc của Sendo, Tiki Now của Tiki và Giao hàng siêu tốc của Lazada.

Dịch vụ này cũng được các đơn vị bán lẻ, kinh doanh online sử dụng nhiều, đặc biệt là các mặt hàng mua số lượng ít, giá trị khơng lớn. Theo đó, đơn vị cung cấp dịch vụ logistics đảm nhiệm vai trò giao hàng và thu tiền hộ người bán hàng.

Tùy vào các mốc thời gian đặt hàng khác nhau mà khách hàng sẽ nhận được hàng vào các khung giờ tương tự, chi tiết có thể xem bên dưới bảng thời gian đặt và giao hàng.

Bảng 2.2. Chính sách giao hàng của các đơn vị chuyển phát nhanh Thời gian đặt hàng Thời gian giao hàng

00:00  07:59 Trước 11h cùng ngày

08:00  16:00 Giao hàng trong 3 tiếng

16:01  23:59 Trước 11h ngày hôm sau

Nguồn: GHN (2018)

Thời gian đặt hàng Dự kiến nhận hàng 00:00  10:00 14:00  20:00 Chiều cùng ngày

10:00  20:00 9:00  12:00 Sáng ngày hôm sau

20:00  24:00 14:00  20:00 Chiều ngày hôm sau

Thứ 7, Chủ nhật Trước 20:00 Thứ 2 kế tiếp

Nguồn: Tiki (2016)

hai tác nghiệp logistics quan trọng là vận tải – giao hàng và trung tâm phân loại chia – chọn.

Dịch vụ này liên quan đến hai tác nghiệp quan trọng đó là vận tải – giao hàng và trung tâm phân loại – chia chọn được tích hợp với nhau. Trong đó, hoạt động

phân loại chia – chọn đóng vai trị quan trọng đến năng lực và chất lượng dịch vụ

của các công ty. Một số DN logistics trong TMĐT đã xây dựng và vận hành trung tâm phân loại – chia chọn hàng hóa như:

 LEL Express: đơn vị giao nhận thuộc thương hiệu Lazada đã xây dựng và vận

hành trung tâm phân loại hàng hóa tự động tại Trung tâm logistics Hateco, Sài Đồng, Long Biên;

 Vietnam Post: khai trương trung tâm phân loại hàng hóa tại Hiệp Phước;

 Giao hàng nhanh (GHN): sở hữu trung tâm phân loại tự động hàng hóa tại

TP. Hồ Chí Minh.

Các dịch mơ hình e–logistics ở Việt Nam bao gồm:

(1) 1 PL (First party logistics): Là logistic tự cấp, tự chủ trong cung cấp dịch

vụ logistics của DN và sử dụng cơ sở vật chất của chính DN đó.

(2) 2 PL (Second party logistics): Là mơ hình mà DN đi th một phần dịch

vụ logistics của đối tác trong ngành.

(3) 3 PL (Logistic theo hợp đồng): Là mơ hình mà DN th logistics ngồi,

được bên thứ 3 cung cấp, nhưng hoàn toàn đơn lẻ.

(4) 4 PL (Cung cấp dịch vụ logistic thứ 4): Theo mô hình này, DN sẽ cung

cấp đầy đủ một chuỗi trong dịch vụ logistics.

(5) 5 PL (Cung cấp logistic cho bên thứ 5): Theo mơ hình này, DN cung cấp

dịch vụ logistics trên nền TMĐT.

Trong 5 mơ hình trên, hiện nay các DN e–logistics ở Việt Nam chủ yếu áp dụng mơ hình thứ 2 và thứ 3.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO NGÀNH DỊCH VỤ HẬU CẦN ĐIỆN TỬ VIỆT NAM (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w