Chi phí đơn hàng và thời gian giao hàng

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO NGÀNH DỊCH VỤ HẬU CẦN ĐIỆN TỬ VIỆT NAM (Trang 46 - 49)

6. Cấu trúc nghiên cứu

2.2. Thực trạng hoạt động của ngành dịch vụ hậu cần điện tử ở Việt Nam

2.2.3. Chi phí đơn hàng và thời gian giao hàng

Chi phí và thời gian của mỗi đơn hàng nhìn chung có xu hướng giảm dần theo các năm trở lại đây. Theo tính tốn nội bộ của Cơng ty cổ phần dịch vụ GHN, chi phí vận chuyển tính trên 1 đơn hàng có xu hướng giảm nhanh, trong khi thời gian giao hàng đã có sự cải thiện rất đáng kể trong giai đoạn 2015 – 2017. Cụ thể:

Hình 2.10.a. Thay đổi về chi phí đơn hàng

Hình 2.10.b. Thay đổi về thời gian hồn thành đơn hàng

Nguồn: GHN (2018)

Chi phí trung bình cho một đơn hàng năm 2015 là khoảng 45.000 đồng/đơn và thời gian giao hàng bình qn là 4,3 ngày/đơn. Đến năm 2017, chi phí trung bình cho một đơn hàng giảm xuống 33.000 đồng/đơn và thời gian giao hàng trung bình 2,4 ngày/đơn. Rõ ràng yêu cầu đối với hoạt động logistics ngày càng có xu hướng tăng và phức tạp hơn.

Hình 2.11. Định vị các trang Web TMĐT lớn tại Việt Nam

(Kích thước vịng trịn được ước lượng theo quy mơ về doanh số của Vetica)

Tuy nhiên, chi phí logistics ở Việt Nam khá cao, tương đương khoảng 20% GDP và chiếm khoảng 30–40% giá thành sản phẩm của DN, trong khi ở các nước như Thái Lan chiếm 6%, Malaysia 12%, so với Singapore thì chi phí cao hơn gấp 3 lần. Do hạn chế trong ứng dụng công nghệ thông tin nên ở nhiều khâu DN e–logistics thực hiện thủ công làm ảnh hưởng đến thời gian giao hàng, kiểm đếm sai sót, tiếp nhận ý kiến khách hàng chậm,…

Trong khi đó, chất lượng nguồn nhân lực lại chưa thể đáp ứng nhu cầu thị trường. Mặc dù nguồn nhân lực làm việc trong lĩnh vực logistics chủ yếu là trẻ, năng động, nhiệt tình. Tuy nhiên, nguồn nhân lực logistics thiếu về số lượng, yếu về trình độ chun mơn sâu, thiếu kinh nghiệm và tính chun nghiệp, hạn chế về ngoại ngữ và phải đảm nhiệm nhiều cơng việc hành chính khác.

Chương 3: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ HẬU CẦN ĐIỆN TỬ (E–LOGISTICS) CỦA VIỆT NAM

Với kỳ vọng tốc độ tăng trưởng bình quân 25%/năm, thị trường TMĐT dự kiến doanh số đạt 35 tỷ USD trong năm 2025. Sự tăng trưởng nhanh của thị trường TMĐT cả về quy mô lẫn chất lượng đang đặt ra nhiều cơ hội và thách thức cho ngành dịch vụ logistics.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO NGÀNH DỊCH VỤ HẬU CẦN ĐIỆN TỬ VIỆT NAM (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w