Mối quan hệ giữa thanh khoản và tỉ suất sinh lời cổ phiếu

Một phần của tài liệu 0170_222758 (Trang 25 - 26)

Trong lĩnh vực tài chính, lý thuyết “Ưa thích thanh khoản” lần đầu tiên được đề cập đến trong những lý luận về nhu cầu tiền tệ trong tác phẩm nổi tiếng “Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ của tác giả John Maynard Keynes. “Thanh khoản “được nhắc đến trong lý thuyết tượng trưng cho tiền mặt bởi tiền mặt có khả năng chi trả ngay lập tức hay nói cách khác tiền mặt là tài sản có tính lỏng, tính lưu động. Nội dung của lý thuyết chỉ ra rằng con người có 2 nhu cầu sử dụng tiền mặt là tiêu dùng và đầu cơ, đối với khía cạnh đầu cơ khi lãi suất của thị trường tăng cao thì con người có xu hướng giữ ít tiền mặt hơn, ngược lại nếu lãi suất kém hấp dẫn thì con người lại có xu hướng muốn giữ nhiều tiền mặt hơn. Ưu điểm của việc giữ nhiều tiền mặt là có tính thanh khoản cao nhưng lại không thể sinh lời, trong trường hợp mua chứng khoán để đầu cơ thì nhà đầu tư lại nhận được lãi suất và phải chấp nhận đánh đổi tính thanh khoản của tài sản. Tương tự đối với thị trường chứng khoán, một cổ

phiếu được xem là có tính thanh khoản cao sẽ đặc trưng bởi khối lượng giao dịch lớn với thị trường người mua và người bán rộng lớn, điều này đồng nghĩa với việc có thể dễ dàng chuyển đổi tài sản đang nắm giữ thành tiền mặt và mức độ rủi ro thấp. Do đó cổ phiếu có tính thanh khoản cao sẽ thu hút sự chú ý của những nhà đầu tư nhiều hơn so với những cổ phiếu có tính thanh khoản thấp và nhà đầu tư có xu hướng đầu tư vào cổ phiếu thanh khoản cao vì ưu điểm dễ giao dịch và chuyển đổi thành tiền mặt. Ngược lại khi nhà đầu tư nắm giữ những cổ phiếu có tính thanh khoản thấp đồng nghĩa với việc phải đối mặt với những rủi ro có thể phát sinh trong tương lai như khả năng bán lại tài sản, cân nhắc gánh nặng chi phí giao dịch và khả năng thua lỗ khi phải chấp nhận bán với giá thấp hơn vốn bỏ ra ban đầu, đánh mất chi phí cơ hội khác trong thời gian tìm kiếm thị trường để bán lại chứng khoán, khi đó thanh khoản được xem là một nhân tố rủi ro và theo lý thuyết về lợi nhuận và rủi ro thì những cổ phiếu này sẽ phải đem lại lợi nhuận cao hơn để bù đắp cho những rủi ro thanh khoản có thể phát sinh trong tương lai khi người nắm giữ cổ phiếu đối mặt.

Một phần của tài liệu 0170_222758 (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w