KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu 1498_000010 (Trang 54)

4.1. Thực trạng chƣơng trình cho vay hssv của nhcsxh trên địa bàn tp.hcm4.1.1. Tổng quan về tín dụng cho vay HSSV trên địa bàn TP.HCM 4.1.1. Tổng quan về tín dụng cho vay HSSV trên địa bàn TP.HCM

Hoạt động tín dụng sinh viên ở Việt Nam bắt đầu đƣợc thực hiện từ năm 1994 nhƣng đến năm 2007 mới thực sự đƣợc triển khai rộng rãi với Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ. Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam (NHCSXH) là cơ quan đại diện Chính phủ thực hiện chính sách này. Đây là một chủ trƣơng, chính sách đúng đắn đƣợc toàn xã hội quan tâm, theo dõi, đặc biệt là những HSSV có hoàn cảnh khó khăn. Chƣơng trình góp phần đảm bảo cơ hội đƣợc đi học đại học của ngƣời dân trong bối cảnh giáo dục đại chúng, đồng thời cũng phù hợp với xu thế chung của giáo dục đại học thế giới. Theo quy định tại Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg, mức cho vay tối đa đối với một HSSV là 800.000 đồng/tháng (8.000.000 đồng/năm học - năm 2007) và hiện nay mức vay là 1,5 triệu/tháng. NHCSXH căn cứ vào mức thu học phí của từng trƣờng, sinh hoạt phí và nhu cầu của ngƣời vay để quyết định mức cho vay cụ thể đối với từng HSSV, nhƣng tối đa mỗi HSSV đƣợc vay không quá 1,5 triệu đồng/tháng. Số tiền cho vay đối với mỗi hộ gia đình căn cứ vào số lƣợng HSSV trong gia đình, thời gian còn phải theo học tại trƣờng và mức cho vay đối với mỗi HSSV. Thời gian HSSV trả nợ cố định trong một số năm nhất định sau khi tốt nghiệp; Số tiền trả nợ hàng tháng cố định theo quy định của từng chƣơng trình tín dụng nhƣng không dựa trên mức thu nhập của ngƣời vay nợ. Với mục tiêu không để HSSV bỏ học giữa chừng vì lý do khó khăn về tài chính, Ngân hàng CSXH chi nhánh TP. HCM đã phối hợp với chính quyền các địa phƣơng, các hội, đoàn thể, tổ tiết kiệm và vay vốn, tích cực tuyên truyền về nguồn vốn cho vay.

Qua đó, tạo điều kiện đƣa chính sách đến từng tổ dân, khu phố, thôn xóm và hộ gia đình. Việc lựa chọn, bình xét, thẩm định đối tƣợng vay vốn đƣợc khu phố, tổ tiết kiệm và vay vốn, địa phƣơng phối hợp với Ngân hàng CSXH chi nhánh thành phố HCM thực hiện chặt chẽ, công khai, minh bạch. Từ đó, không chỉ đảm bảo nguồn vốn đƣợc sử dụng đúng mục đích, đúng đối tƣợng, hiệu quả, mà còn hạn chế tối đa tình trạng nợ xấu. Tính đến 31/12/2019, dƣ nợ chƣơng trình tín dụng HSSV của Ngân hàng CSXH trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là 60 tỷ đồng với 1.900 HSSV còn dƣ nợ.

Bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc, thực tế hiện nay nhiều sinh viên ra trƣờng chƣa có việc làm, nên khó trong trả nợ; nhiều học sinh khi tốt nghiệp THPT, nhất là hộ nghèo, hộ hoàn cảnh khó khăn không có nhu cầu theo học trƣờng nghề hay đại học mà lựa chọn các công việc tự do phụ giúp gia đình, điều này khiến cho đối tƣợng có nhu cầu vay vốn giảm dần. Trong khi đó, một số đối tƣợng có nhu cầu vay vốn lại không thuộc diện đƣợc vay.

Bảng 4.1 Bảng số liệu dƣ nợ cho vay CT HSSV tại NHCSXH CN TP.HCM giai đoạn 2015 -2019

Năm Dƣ nợ (triệu đồng)

Thu nợ (triệu đồng)

Doanh số thu nợ Tỷ lệ doanh số thunợ/ dƣ nợ (%)

2015 135.698 26.108 19,24

2016 145.062 30.535 21,05

2017 159.502 35.824 22,46

2018 212.151 38.212 18,01

2019 318.962 39.505 12,39

Nguồn: Báo cáo tài chính NHCSXH CN TP.HCM

4.1.2.Đánh giá chung về tín dụng HSSV của NHCSXH TP. HCM

4.1.2.1 Thực trạng cho vay HSSV của NHCSXH TP.HCM

Với mục tiêu không để một HSSV nào đã trúng tuyển đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề phải bỏ học vì không có tiền

đóng học phí, chính sách tín dụng HSSV của NHCSXH đã chuyển tải vốn vay đến đúng đối tƣợng hƣởng lợi và đƣợc sử dụng có hiệu quả.

Chính sách tín dụng HSSV đã rút ngắn chênh lệch giữa các vùng miền. Bất kể HSSV ở nông thôn hay vùng núi, hải đảo, vùng xa xôi thuộc đối tƣợng vay vốn chính sách tín dụng HSSV theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg và các văn bản sửa đổi, bổ sung, khi thực hiện các quy trình, thủ tục vay vốn theo quy định sẽ đƣợc vay vốn để học tập có cơ hội thoát nghèo vƣơn lên trong cuộc sống. Thị phần của tín dụng chính sách nói chung và tín dụng HSSV tại các xã vùng sâu, vùng xa, miền núi, vùng khó khăn tăng nhanh, nói chung đã chiếm hơn 50% dƣ nợ tín dụng trên địa bàn xã, một số xã chiếm trên 80%. Việc cho vay theo chính sách tín dụng HSSV diễn ra trong một quá trình dài, tuy nhiên, chi phí vận hành của chính sách tín dụng này đƣợc tiết giảm tối đa. Điều đó là nhờ việc trực tiếp cho vay hộ gia đình HSSV thông qua ủy thác một số nhiệm vụ đối với tổ chức chính trị - xã hội đã chuyển tải vốn tín dụng ƣu đãi nhanh chóng, kịp thời, tiết kiệm thời gian, chi phí cho cả ngƣời vay và ngân hàng.

Bên cạnh đó, chính sách tín dụng đối với HSSV đƣợc vận hành bởi bộ máy gọn nhẹ và có thể cho vay đƣợc nhiều đối tƣợng: HSSV mồ côi, HSSV thuộc hộ gia đình nghèo, HSSV thuộc hộ gia đình cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn đột xuất, hộ vay vốn lao động nông thôn học nghề, hộ vay vốn bộ đội xuất ngũ học nghề với dƣ nợ tập trung chủ yếu ở đối tƣợng hộ cận nghèo, hộ có khó khăn đột xuất, hộ nghèo.

4.1.2.1 Các mặt hạn chế trong việc triển khai chương trình cho vay HSSV

Trong thời gian qua, hoạt động tín dụng chính sách do NHCSXH thực hiện đã nhận đƣợc sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng, Nhà nƣớc, nhƣng quá trình hoạt động vẫn phát sinh một số tồn tại, hạn chế. Cụ thể, nguồn vốn để thực hiện tín dụng chính sách chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tế của ngƣời vay. Vốn tín dụng chính sách chủ yếu đƣợc tập trung để cho vay trung và dài hạn, dƣ nợ trung và dài hạn chiếm gần 98%/tổng dƣ nợ. Tuy nhiên, nguồn vốn chƣa có tính ổn định, lâu dài,

bền vững. Nguồn vốn do Ngân sách Nhà nƣớc cấp chiếm tỉ trọng thấp và có xu hƣớng giảm dần qua các năm, năm 2003 tỷ trọng vốn do ngân sách trung ƣơng cấp chiếm 35,5%/tổng nguồn vốn, đến hết năm 2016 chỉ còn 19%. Việc tiếp cận đƣợc các nguồn vốn nhân đạo, vốn ODA, các nguồn vốn vay có thời hạn dài, lãi suất thấp còn rất hạn chế.

Theo quy định, đối tƣợng vay vốn của NHCSXH là hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tƣợng chính sách đƣợc UBND cấp xã xác nhận. Công tác điều tra, xác nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tƣợng chính sách ở một số địa phƣơng chƣa đƣợc quan tâm đúng mức; có nơi chƣa rà soát, bổ sung kịp thời những hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ tái nghèo mới phát sinh vào danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, làm ảnh hƣởng tới việc hỗ trợ vốn kịp thời cho các đối tƣợng thụ hƣởng.

Công tác phối hợp giữa các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ của các tổ chức Nhà nƣớc, các đơn vị sự nghiệp, các doanh nghiệp và các tổ chức chính trị - xã hội với hoạt động tín dụng chính sách của NHCSXH ở nhiều nơi chƣa đƣợc quan tâm, đã ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay của ngƣời vay.

Ngoài ra, Ban đại diện Hội đồng quản trị ở một số địa phƣơng còn chƣa quan tâm, sâu sát đến hoạt động tín dụng chính sách. Vai trò, trách nhiệm và sự phối hợp của một số UBND cấp xã và việc thực hiện các nội dung công việc nhận ủy thác của một số tổ chức hội, đoàn thể chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Chất lƣợng hoạt động của một số Tổ tiết kiệm và vay vốn chƣa cao; năng lực quản lý và trình độ nghiệp vụ của bộ phận nhỏ cán bộ NHCSXH còn hạn chế... UBND cấp xã tại một số địa phƣơng thực hiện việc khảo sát điều tra bổ sung chƣa kịp thời hộ nghèo, hộ có mức thu nhập bình quân đầu ngƣời tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân hộ nghèo, hộ gia đình khó khăn đột xuất về tài chính. Một số trƣờng, cơ sở đào tạo thực hiện xác nhận cho HSSV còn chƣa đầy đủ, chƣa kịp thời, phần nào ảnh hƣởng đến tiến độ giải ngân cho vay của NHCSXH.

Sự phối kết hợp giữa NHCSXH với cấp uỷ, chính quyền địa phƣơng, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác ở một số nơi chƣa tốt. Đặc biệt là công tác kiểm tra, giám sát sử dụng vốn, công tác thông tin, tuyên truyền thiếu thƣờng xuyên, chƣa đi vào chiều sâu. Trong việc điều hành nguồn vốn, NHCSXH chƣa thực sự chủ động trong việc huy động vốn để đảm bảo kế hoạch vay và kế hoạch vốn cần thiết để cho vay. Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa NHCSXH với các trƣờng học một số nơi cũng chƣa tốt, đặc biệt trong việc xử lý sai sót, tồn tại trong việc xác nhận đối tƣợng cho vay nhƣ xác nhận đối tƣợng cho vay lỏng lẻo, đối tƣợng vay vốn sai mục đích, sai đối tƣợng nên cũng làm ảnh hƣởng đến hiệu quả của chính sách tín dụng này, trong đó làm gia tăng nguồn vốn cho vay.

Bộ máy quá cồng kềnh cũng là một trong những hạn chế của Chính sách tín dụng học sinh, sinh viên. Hệ thống chân rết ở khắp các địa bàn trong khi yêu cầu của thực tiễn không đến vậy, nhiều chi nhánh hoạt động còn chƣa tƣơng xứng với chức năng, nhiệm vụ, quy mô hoạt động, chƣa có tác động thực sự để vận hành bộ máy trơn tru, đẩy mạnh phát triển kinh tế trên địa bàn, hiệu quả hoạt động chƣa cao. Sự phân định nhiệm vụ, chức năng giữa các đơn vị chƣa rõ ràng, chƣa gắn với trách nhiệm của cá nhân ngƣời lãnh đạo trong tập thể. Việc điều tra, khảo sát nhằm nắm bắt nhu cầu vốn vay, mức vay, thời hạn trả nợ cũng nhƣ hoàn thiện phát triển tín dụng HSSV còn hạn chế. Sự quan tâm về định hƣớng đào tạo, ngành đào tạo, hƣớng nghiệp cho HSSV và cả hộ gia đình chƣa đƣợc thích đáng.

Tín dụng sinh viên hiện nay mới chỉ đƣợc xem xét trong phạm vi hẹp với vai trò là chƣơng trình tín dụng chính sách, chƣa đƣợc định hƣớng trở thành tín dụng thƣơng mại, chƣa đƣợc nhìn nhận vai trò trong cải cách giáo dục đại học…

Chƣơng trình Tín dụng sinh viên ở Việt Nam không áp dụng hình thức đánh giá năng lực tài chính của sinh viên làm cơ sở cho việc cho vay khi ngân hàng xét hồ sơ pháp lý. Điều này dẫn đến hệ quả là ngƣời cần vay thì chỉ đƣợc vay ít còn ngƣời không cần vay cũng đƣợc vay và lại dùng khoản tiền vay đó vào mục đích

khác. Đối tƣợng vay của chƣơng trình cũng chƣa thực sự linh hoạt mở rộng đến ngƣời học bán thời gian nâng cao trình độ tại các trƣờng đại học.

Về mức cho vay, mức cho vay, số tiền cho vay chƣa hợp lý. Mức cho vay và số tiền cho vay của chƣơng trình đƣợc xác định để trang trải cho các chi phí nhƣ: tiền học phí, chi phí mua sắm sách vở, phƣơng tiện học tập, chi phí ăn ở đi lại. Tuy nhiên, mức cho vay tối đa đối với mỗi sinh viên nhìn chung là không đủ chi trả toàn bộ chi phí học đại học. Do đó, chƣơng trình tín dụng sinh viên Việt Nam chƣa thực sự giải quyết đƣợc vấn đề bất bình đẳng trong cơ hội tiếp cận giáo dục đại học giữa ngƣời giàu và ngƣời nghèo. Ngoài ra, quy định về mức cho vay và số tiền cho vay tối đa đã đƣợc quy định từ ngày 01/12/2019 cố định đến thời điểm hiện tại là 25.000.000đồng/ năm học/ sinh viên, trong khi học phí đại học tăng đều qua các năm theo lộ trình đƣợc xác định từ năm 2015. Điều này cho thấy, cơ chế điều hành chính sách tín dụng đối với nội dung này chƣa có sự linh hoạt.

Quy trình, thủ tục vay vốn cũng còn nhiều bất cập. Quy trình cho vay tín dụng sinh viên thông qua hộ gia đình đang đƣợc thực hiện nhƣ sau: (1) Tổ tiết kiệm và vay vốn tại địa phƣơng trực tiếp nhận hồ sơ vay vốn, dƣới sự chỉ đạo hoặc phối hợp với Tổ chức chính trị xã hội tại địa phƣơng tiến hành bình xét ngƣời đề nghị vay vốn là sinh viên trên địa bàn; (2) Nếu đúng đối tƣợng đƣợc vay vốn, hồ sơ đƣợc đƣa lên xác nhận tại chính quyền địa phƣơng; (3) Hồ sơ đã xác nhận đƣợc chuyển đến chi nhánh NHCSXH tại địa phƣơng để tiến hành phê duyệt; (4), (5), (6) NHCSXH chuyển kết quả phê duyệt cho chính quyền địa phƣơng để thông báo cho ngƣời đề nghị vay vốn thông qua Tổ chức chính trị xã hội hoặc Tổ vay vốn và tiết kiệm; (7) Ngƣời đề nghị vay vốn tới chi nhánh NHCSXH địa phƣơng để làm thủ tục giải ngân.

4.1.2.3. Những nguyên nhân tồn tại trong hoạt động tín dụng cho vay HSSV của NHCSXH TP.HCM

Nguồn lực của Nhà nƣớc có hạn, trong khi phải thực hiện đồng thời nhiều mục tiêu nhằm phát triển kinh tế - xã hội, nên mức độ đầu tƣ vốn của Nhà nƣớc so

với kế hoạch và yêu cầu nguồn vốn cho các chƣơng trình mục tiêu giảm nghèo nói chung và tín dụng chính sách nói riêng còn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tế. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình hình bố trí vốn của NHCSXH đối với Chính sách tín dụng HSSV có lúc bị động và chƣa kịp thời.

Một số chính quyền địa phƣơng do chƣa xác định đƣợc xóa đói giảm nghèo là nhiệm vụ ƣu tiên hiện nay để giữ vững ổn định chính trị, xã hội và phát triển kinh tế nên hoạt động tín dụng chính sách chƣa đƣợc tập trung nguồn lực thỏa đáng. Nguồn vốn giảm nghèo có nguồn gốc từ Ngân sách Nhà nƣớc bị phân tán và sử dụng kém hiệu quả. Nhiều nguồn lực của xã hội trong nƣớc và ngoài nƣớc chƣa đƣợc khai thác hết để phục vụ cho hoạt động tín dụng chính sách xã hội.

Thiếu cơ chế chỉ đạo, điều hành tập trung, thống nhất của các ngành, các cấp trong việc phối hợp, lồng ghép các chính sách, chƣơng trình, dự án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các hoạt động chuyển giao công nghệ, huấn luyện, đào tạo nghề với hoạt động tín dụng chính sách trong toàn quốc cũng nhƣ trên từng địa bàn, đặc biệt là địa bàn cấp huyện.

NHCSXH mới tập trung thực hiện tốt hoạt động tín dụng, chƣa đa dạng hóa và phát triển đƣợc các dịch vụ hỗ trợ phục vụ cho các đối tƣợng khách hàng là hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách. Chƣa có sự tách biệt giữa tiêu chí phân loại hộ nghèo, hộ cận nghèo thiếu vốn sản xuất kinh doanh với tiêu chí phân loại hộ nghèo, hộ cận nghèo để hƣởng các chính sách về y tế, giáo dục, bảo trợ xã hội, ảnh hƣởng tới công tác điều tra, xác nhận để cho vay đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tƣợng chính sách.

Cơ chế uỷ thác từng phần cho các tổ chức chính trị - xã hội là đúng đắn, phù hợp với chế độ chính trị, xã hội của nƣớc ta, thời gian qua đã đạt kết quả tốt, khá toàn diện nhƣng cũng nảy sinh một số bất cập. Cụ thể, các tổ chức hội chƣa bao quát toàn diện đến cả 6 công đoạn đƣợc uỷ thác, đặc biệt là chƣa chú ý đúng mức đến công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn, việc sử dụng vốn vay của các tổ viên và việc đôn đốc thu nợ. Chƣa phân biệt rõ ràng chức

năng của các tổ chức chính trị - xã hội trong quản lý Tổ tiết kiệm & vay vốn với chức năng tác nghiệp của Tổ tiết kiệm và vay vốn. Tổ tiết kiệm và vay vốn ở một số nơi chƣa đƣợc củng cố, thiếu sự kết hợp hài hòa giữa Tổ tiết kiệm và vay vốn theo địa bàn thôn, bản với Tổ tiết kiệm và vay vốn theo tổ chức Hội, đoàn thể;

Một phần của tài liệu 1498_000010 (Trang 54)