Hàm ý quản trị

Một phần của tài liệu 1498_000010 (Trang 76 - 79)

CHƢƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ

5.2. Hàm ý quản trị

Dựa vào đặc điểm tín dụng HSSV tại NHCSXH TP.HCM thông qua các biến, không chỉ có các biến đặc trƣng và đặc điểm của tín dụng HSSV tại NHCSXH có tác động đến khả năng trả nợ của hộ vay mà còn phụ thuộc vào các đặc tính cá

nhân của hộ vay (giới tính, trình độ học vấn) là một trong những nhân tố trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần làm thay đổi khả năng trả nợ của hộ vay.

Bên cạnh đó, đề tài khảo lƣợc một số nghiên cứu trƣớc để xây dựng nên nền tảng lý thuyết của nghiên cứu này. Việc lựa chọn các biến trong mô hình nghiên cứu đồng thời căn cứ vào tính thực tiễn tại địa phƣơng nghiên cứu. Do đó có tính ứng dụng vào thực tiễn trong hoạt động cho vay HSSV nói riêng và các chƣơng trình tín dụng chính sách khác của NHCSXH TP.HCM để đƣa ra khuyến nghị, giải pháp cho mục tiêu nghiên cứu chung của đề tài đặt ra.

Qua nghiên cứu cho thấy có 07 biến độc lập ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ của hộ vay vốn chƣơng trình HSSV tại NHCSXH trên địa bàn TP.HCM là: giới tính, trình độ, quy mô, thành viên các tổ chức Hội đoàn thể, lịch sử tín dụng, ý thức tiết kiệm, nhu cầu vay vốn từ các tổ chức tín dụng khác tác giả đề xuất các khuyến nghị nhƣ sau:

Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ hộ vay vốn sử dụng vốn đúng mục đích, sử dụng vốn hiệu quả:

* Đối với NHCSXH: Sau khi vay Ngân hàng cử cán bộ tín dụng phối hợp với hội đoàn thể nhận ủy thác, tổ TK&VV tăng cƣờng công tác tuyên truyền vận động ý thức trách nhiệm của hộ vay vốn, thực hiện việc kiểm tra, giám sát thƣờng xuyên mục đích sử dụng vốn vay của hộ, nếu thấy sử dụng sai mục đích thì phải có biện pháp xử lý thích hợp hoặc thu hồi vốn, tránh để tình trạng để hộ vay sử dụng vốn sai mục đích không tạo ra thu nhập từ nguồn vốn vay dẫn đến không phát huy hiệu quả nguồn vốn, không có KNTN, làm tăng nợ quá hạn, ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng trên địa bàn.

Tham mƣu cho NHCSXH thực hiện phân bổ vốn kịp thời nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của hộ sát với tình hình tại địa phƣơng nhằm tránh đƣợc tình trạng hộ vay sử dụng vốn vay sai mục đích kém hiệu quả sử dụng vốn.

Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố tiếp tục tập trung tuyên truyền sâu rộng về Quyết định 1656 của Thủ tƣớng Chính phủ về nâng mức cho vay tối đa lên 2,5 triệu đồng/tháng/HSSV và tiếp tục phối hợp chính quyền địa phƣơng rà soát, tổng hợp nhu cầu của các hộ dân trên địa bàn thuộc đối tƣợng, bảo đảm các hộ dân có HSSV đúng đối tƣợng, có nhu cầu sẽ đƣợc vay vốn để có điều kiện tiếp tục theo học.

* Đối với hộ vay vốn chƣơng trình HSSV:

- Hộ vay vốn phải có kế hoạch sử dụng vốn vay đúng mục đích ngay khi có vốn, không chi tiêu cho những nhu cầu tiêu dùng của gia đình tránh để thâm hụt vốn đầu tƣ làm ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất cũng nhƣ không mang lại hiệu quả sử dụng vốn.

- Đối với ý thức chấp hành tích lũy: Do vay vốn từ Chƣơng trình học sinh sinh viên khác với các chƣơng trình vay vốn khác, không phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh để tạo ra lợi nhuận, từ đó bù đắp cho khoản lãi suất phải trả, mà đơn thuần là vay chỉ mục đích phục vụ học tập cho HSSV. Việc vay vốn chƣơng trình chỉ với mục đích phục vụ cho học tập của học sinh sinh viên. Ngoài ra do thời gian khoản vay kéo dài, khi chƣa đến hạn trả nợ hộ vay bị rủi ro do nguyên nhân khách quan có thể xin rút một phần tiền tiết kiệm tích lũy để trang trải chi phí; dẫn đến trong thời hạn còn lại của khoản vay việc tích lũy của hộ vay không đủ để thực hiện nghĩa vụ trả nợ với Ngân hàng. do vậy không giống với các khoản vay khác từ các tổ chức tín dụng nên ý thức chấp hành tích lũy tác động ngƣợc chiều đến khả năng trả nợ vay từ Chƣơng trình. Từ đó, cần tập trung công tác tuyên truyền để nâng cao ý thức chấp hành tích lũy cũng nhƣ tạo thói quen cho hộ vay vốn tích lũy một phần thu nhập. Việc tích lũy không chỉ dùng cho mục đích trả nợ mà còn có thể giúp bản thân hộ vay tự chủ động trong chi tiêu gia đình và xoay xở khi có rủi ro xảy ra.

- Dựa trên các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ của hộ mà tác giả đã phân tích và đánh giá mức độ tác động của các nhân tố này đến khả năng trả nợ của

hộ vay chƣơng trình HSSV trên địa bàn hoạt động của NHCSXH CN TP.HCM. Để xây dựng chính sách, biện pháp phù hợp với từng đối tƣợng vay từng hộ vay về các điều kiện và nâng cao hệ thống kiểm tra giám sát trƣớc, trong và sau khi cho vay … nhằm đảm bảo chất lƣợng, an toàn cho hoạt động cho vay. Mặt khác phân tích khả năng trả nợ phản ánh nhiều vấn đề liên quan đến nhân khẩu học, tình hình tài chính, học vấn của chủ hộ, ngành nghề kinh doanh và mục đích sử dụng vốn vay. Vì vậy, NHCSXH cần tiến hành xây dựng hệ thống thông tin quản lý, cung cấp đầy đủ thông tin về đối tƣợng vay vốn. Thông qua hệ thống thông tin có thể là cơ sở để tiến hành các hoạt động cho vay sau này.

Một phần của tài liệu 1498_000010 (Trang 76 - 79)