Phân khúc khách hàng và quản trị tín dụng trên cơ sở phân khúc

Một phần của tài liệu 1494_235954 (Trang 39 - 43)

Nhân tố pháp lý: Chính sách của Nhà nước thay đổi có tác động trực tiếp đến

mọi mặt của nền kinh tế và đời sống xã hội, ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động của Ngân hàng. Nếu chính sách Nhà nước có thay đổi theo hướng tích cực, tăng cường hỗ trợ cho nhà đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp về các chính sách thuế, các quy định về hoạt động xuất nhập khẩu... sẽ giúp doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, nhà đầu tư có thêm lợi nhuận sẽ tác động gián tiếp tích cực lên hoạt động của ngân hàng, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng. Ngược lại, nếu chính sách Nhà nước thay đổi làm cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp gặp khó khăn thì sẽ làm hoạt động của ngân hàng gặp thêm rủi ro, làm giảm chất lượng tín dụng. Hành lang pháp lý được xây dựng rõ ràng, chặt chẽ sẽ tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh, bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế, từ đó mà việc sản xuất kinh doanh được diễn ra thuận lợi, đạt hiệu quả cao.

1.2.4. Phân khúc khách hàng và quản trị tín dụng trên cơ sở phân khúc kháchhàng hàng

1.2.4.1. Phân khúc khách hàng

Phân khúc khách hàng có thể được hiểu là việc phân nhóm khách hàng dựa trên một hoặc nhiều tiêu chí, có thể là quy mô của khách hàng, nhu cầu của khách hàng,... Phân khúc khách hàng là cách mà không chỉ các Ngân hàng mà còn là hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đang áp dụng để có thể chia thị trường ra làm các phân nhỏ, từ đó có thể đưa ra những sản phẩm, chính sách phù hợp với từng nhóm đối tượng khách hàng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

1.2.4.2. Quản trị tín dụng trên cơ sở phân khúc khách hàng

Với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường hiện nay, các Ngân hàng đều phải chủ động phân chia khách hàng theo những tiêu chí, dấu hiệu cụ thể nhất định, nhận biết rõ nhu cầu của những nhóm khách hàng khác nhau để Ngân hàng có thể tập trung phục vụ. Việc phân đoạn thị trường, phân nhóm tập khách hàng giúp Ngân hàng đạt hiệu quả trong việc lựa chọn chính xác đoạn thị trường mục tiêu. Sau khi đã phân khúc được tập khách hàng, Ngân hàng phải tiến hành xác định đâu là tập khách hàng mục tiêu để từ đó xây dựng các chiến lược kinh doanh, phát triển các sản phẩm phù hợp.

Đối với hoạt động tín dụng của Ngân hàng, việc phát triển các sản phẩm phù hợp với phân khúc khách hàng là rất quan trọng, vì nó phản ánh góc nhìn của Ngân hàng với đặc thù của khách hàng ở các phân khúc khác nhau.

- Đối với phân khúc khách hàng lớn, bán buôn: quy mô của khách hàng lớn, nhu cầu vốn lớn, có ảnh hưởng trong định hướng ngành của nền kinh tế, là nhóm đối tượng khách hàng có sức ảnh hưởng lớn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nên các Ngân hàng thường có những chính sách, quy trình chặt chẽ và yêu cầu khắt khe hơn so với mặt bằng chung, đòi hỏi sự tập trung nguồn lực tổng thể để có thể xây dựng được một quy trình đáp ứng được yêu cầu nói trên.

- Đối với phân khúc khách hàng vừa và nhỏ, bán lẻ: quy mô của từng khách hàng không lớn nhưng với quy mô thị trường lớn, số lượng giao dịch lớn, phổ khách hàng rộng và đa dạng hơn về ngành nghề, nhạy cảm với biến động của thị trường,... đây cũng là nhóm khách hàng các NHTM hiện nay quan tâm phát triển, đòi hỏi chính sách tín dụng phải bao quát, nắm bắt được các đặc điểm chung của thị trường để kiểm soát được dòng vốn vào thị trường phân khúc khách hàng này. Việc phát triển các chính sách tín dụng cho riêng từng phân khúc khách hàng có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, nâng cao chất lượng tín dụng của các Ngân hàng.

Quản trị thực hiện chính sách

chỉ có ý nghĩa khi việc thực hiện chính sách được diễn ra hiệu quả và chính xác. Để làm được điều này, công tác quản trị thực hiện chính sách tín dụng có vai trò đặc biệt quan trọng, đòi hỏi các Ngân hàng phải có sự quan tâm đúng mực. Quản trị thực hiện chính sách là công tác theo dõi, kiểm tra quá trình thực hiện công tác định hướng cấp tín dụng, thẩm định tín dụng, cấp tín dụng, kiểm soát và điều chỉnh danh mục khách hàng, ngành hàng... từ đó mới có thể phát huy tối đa hiệu quả của việc xây dựng được một chính sách tín dụng phù hợp với từng phân khúc khách hàng.

29

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chất lượng tín dụng có vai trò và ý nghĩa trọng yếu trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, và cũng là mảng hoạt động đóng góp nguồn thu nhập lớn nhất, chất lượng tín dụng thấp sẽ ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Với ý nghĩa là khung lý thuyết cho luận văn, chương 1 tập trung giải quyết các vấn đề sau:

- Thứ nhất, làm rõ các nội dung về hoạt động tín dụng ngân hàng và chất

lượng tín dụng doanh nghiệp, các chỉ tiêu cần thiết để đánh giá chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại các NHTM.

- Thứ hai, các nhóm yếu tố tác động đến chất lượng tín dụng doanh nghiệp để

từ đó có kết luận chính xác.

- Thứ ba, làm rõ các nội dung về phân khúc khách hàng và việc quản trị tín

dụng dựa trên cơ sở phân khúc khách hàng.

Từ nền tảng lý thuyết trên, tác giả sẽ đi vào tìm hiểu thực trạng chất lượng tín dụng doanh nghiệp phân khúc khách hàng bán buôn giai đoạn 2014 - 2019 theo từng hoạt động của công tác cấp tín dụng trong chương 2 và đề ra những giải pháp trong chương 3 của luận văn.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG PHÂN KHÚC KHÁCH HÀNG BÁN BUÔN TẠI NGÂN HÀNG

TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CN KỲ ĐỒNG

Trước khi di vào thực trạng chất lượng tín dụng phân khúc khách hàng bán buôn tại Vietcombank Kỳ Đồng, Tác giả sẽ đi qua đôi nét về qúa hình hình thành và phát triển cũng như kết quả kinh doanh của Vietcombank nói chung và tại Vietcombank Kỳ Đồng nói riêng trong giai đoạn 2014 – 2019. Qua đó xây dựng hình dung tổng quát về hoạt động chung của Ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng, xoáy sâu vào chất lượng tín dụng của phân khúc khách hàng bán buôn tại Vietcombank Kỳ Đồng. Từ đó nhìn ra những tồn tại hạn chế trong hoạt động làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại Chi nhánh và đề ra những giải pháp khắc phục và nâng cao hiệu quả hoạt động.

Một phần của tài liệu 1494_235954 (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w