2.2.1.1. Cơ cấu dư nợ tín dụng phân khúc khách hàng bán buôn tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Kỳ Đồng
Dư nợ phân theo nhóm nợ:
Thời điểm 31/12/2019, dư nợ tín dụng nhóm 1 là 12.319,44 tỷ đồng (cùng kỳ năm trước là 11.333,89 tỷ đồng), nhóm 2 là 5,43 tỷ đồng (cùng kỳ năm trước là 2,74 tỷ đồng) , nhóm 3 là 1,8 tỷ đồng (cùng kỳ năm trước là 0,37 tỷ đồng) , nhóm 4 là 0,12 tỷ đồng (cùng kỳ năm trước là 0,04 tỷ đồng) , nhóm 5 là 58,53 tỷ đồng ( giữ nguyên so với cùng kỳ năm trước). Dư nợ xấu là 58,53 tỷ đồng tương đương 0,47% tổng dư nợ 2019, đây là các khách hàng đã nhảy nhóm 5 từ năm 2018, đang chờ để chuyển trích lập dự phòng và xử lý tài sản bảo đảm.
Bảng 2.2: Chi tiết dư nợ theo nhóm nợ, ĐVT: tỷ đồng
Năm Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Tổng cộng 2014 1.662,65 1,81 0,00 0,02 0,57 1.665,06 2015 3.141,93 4,95 0,02 0,03 0,17 3.147,09 2016 5.403,89 8,05 0,16 0,08 0,05 5.412,23 2017 7.885,73 49,82 0,63 0,08 3,66 7.939,92 2018 11.333,89 2,74 0,37 0,04 58,53 11.395,57 2019 12.319,44 5,43 1,80 0,12 58,53 12.385,32
Nguồn: Báo cáo KQKD của Vietcombank Kỳ Đồng
Dư nợ phân theo quy mô khách hàng:
Phân khúc khách hàng được phân theo quy mô với các tiêu chí như sau:
Chỉ tiêu Phân khúc khách hàng bán buôn
Phân khúc khách hàng bán lẻ Doanh thu của Khách hàng năm gần
nhất ≥ 100 tỷ đồng < 100 tỷ đồng
Vốn chủ sở hữu của Khách hàng
năm gần nhất ≥ 30 tỷ đồng < 30 tỷ đồng
Doanh số tài trợ thương mại của Khách hàng tại Ngân hàng năm gần nhất
≥ 3 triệu USD < 3 triệu USD
- Dư nợ phân khúc khách hàng bán buôn (Khách hàng doanh nghiệp bán buôn): Thời điểm 31/12/2019, dư nợ tín dụng phân khúc khách hàng bán buôn
là 7.895 tỷ đồng tương đương 63,74% tổng dư nợ, tăng 621 tương đương 8,54% so với đầu năm.
- Dư nợ phân khúc khách hàng bán lẻ (khách hàng Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và khách hàng thể nhân): Thời điểm 31/12/2019, dư nợ tín dụng
phân khúc khách hàng bán lẻ là 4.490 tỷ đồng tương đương 36,26% tổng dư nợ.
Dư nợ phân theo kỳ hạn:
Tại thời điểm 31/12/2019, Dư nợ ngắn hạn là 5.376 tỷ đồng, dư nợ cho vay trung dài hạn là 7.009 tỷ đồng (chiếm 43,4%-56,6% tổng dư nợ).
Bảng 2.4: Chi tiết dư nợ nợ theo kỳ hạn vay đối với phân khúc khách hàng doanh nghiệp quy mô bán buôn qua các năm, ĐVT: tỷ đồng, %
Năm Chỉ tiêu Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn Tổng
Năm 2014 Dư nợ 1.129 23 318 1.470 Tỷ trọng 76,80% 1,56% 21,63% 100% Năm 2015 Dư nợ 1.636 252 688 2.576 Tỷ trọng 63,51% 9,78% 26,71% 100% Năm 2016 Dư nợ 2.179 352 1.217 3.748 Tỷ trọng 58,14% 9,39% 32,47% 100% Năm 2017 Dư nợ 2.949 591 1.49 5.031 Tỷ trọng 58,63% 11,75% 29,62% 100% Năm 2018 Dư nợ 4.076 568 2.631 7.274
9.000 8.000 7.000 6.000 5.000 4.000 3.000 2.000 1.000 - 2.631 2.792 568 567 1.217 1.490 591 318688352 23 1.129 252 1.636 4.0764.536 2.179 2.949 20142015 Ngắn hạn 2016Trung hạn 2017Dài hạn2018 2019 Năm Chỉ tiêu Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn Tổng
Tỷ trọng 56,03% 7,80% 36,17% 100%
Năm 2019 Dư nợTỷ trọng 57.45%4.536 7.18%567 35.37%2.792 100%7.895
Nguồn: Báo cáo KQKD của Vietcombank Kỳ Đồng
Hình 2.4: Chi tiết tăng trưởng dư nợ theo kỳ hạn qua các năm, ĐVT: tỷ đồng
Nguồn: tổng hợp từ Báo cáo KQKD của Vietcombank Kỳ Đồng
Trong giai đoạn 2014 – 2019, có thể thấy cơ nấu nợ theo kỳ hạn của phân khúc khách hàng bán buôn tại Vietcombank Kỳ Đồng được duy trì ổn định và có cơ cấu phù hợp với định hướng của Vietcombank nói riêng và toànn ngành ngân hàng nói chung, theo hướng tăng tỷ trọng nợ ngắn hạn, giảm tỷ trọng nợ trung dài hạn. Dư nợ theo thành phần kinh tế, loại hình doanh nghiệp:
Vietcombank Kỳ Đồng có định hướng tập trung phát triển tín dụng đối với nhóm khách hàng là các doanh nghiệp sở hữu tư nhân trong nước và các doanh nghiệp có yếu tố đầu tư từ nước ngoài là chính. Đối với các Doanh nghiệp có yếu tố đầu tư của nhà nước, Vietcombank Kỳ Đồng chỉ tập trung khai thác ở mảng dịch vụ, như huy
động vốn, thanh toán, chi lương, cam kết ngoại bảng, chưa phát sinh tín dụng nhiều với nhóm khách hàng này.
Dư nợ theo tính chất bảo đảm:
Tỷ lệ dư nợ có bảo đảm tại Vietcombank Kỳ Đồng qua các năm có sự gia tăng. Tỷ lệ này năm 2014 chưa tới 50% dư nợ, chỉ đạt 40,71%. Đến cuối năm 2019 đã tăng lên tới trên 70%. Điều này có được là nhờ sự phát triển ổn định trong hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, từng bước kiểm soát chặt chẽ hơn quá trình cấp tín dụng, ưu tiên các khách hàng có bảo đảm bằng tài sản. Từ đó tạo ra tiền đề hoạt động đảm bảo an toàn để phát triển bền vững. Vì thế tỷ lệ dư nợ được bảo đảm tại chi nhánh ngày càng tăng lên, tỷ lệ dư nợ không có tài sản bảo đảm giảm dần.
Bảng 2.5: Dư nợ theo tính chất đảm bảo của khách hàng phân khúc bán buôn qua các năm, ĐVT: tỷ đồng, %
Năm Chỉ tiêu Có bảo đảm Không có bảo đảm Tổng
Năm 2014 Dư nợ 598 872 1.470 Tỷ trọng 40,71% 59,29% 100% Năm 2015 Dư nợ 1.099 1.477 2.576 Tỷ trọng 42,66% 57,34% 100% Năm 2016 Dư nợ 2.449 1.299 3.748 Tỷ trọng 65,34% 34,66% 100% Năm 2017 Dư nợ 3.932 1.099 5.031 Tỷ trọng 78,16% 21,84% 100% Năm 2018 Dư nợ 5.472 1.802 7.274 Tỷ trọng 75,23% 24,77% 100% Năm 2019 Dư nợ 5.747 2.148 7.895 Tỷ trọng 72,79% 27,21% 100%
Nguồn: Báo cáo KQKD của Vietcombank Kỳ Đồng
Về cơ cấu tài sản bảo đảm, tỷ lệ tài sản bảo đảm là bất động sản vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn cả, hơn 65% tổng giá trị tài sản, bên cạnh đó là các động sản (như máy móc thiết bị, nhà xưởng, phương tiện vận tải, các quyền phát sinh từ tài sản, khoản phải thu, hàng tồn kho...) chiếm tỷ trọng giá trị không cao nhưng với số lượng tài sản rất lớn và ngày càng có xu hướng gia tăng.
2.2.1.2. Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu
Khi đánh giá chất lượng tín dụng, chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn luôn là một trong những yếu tố được quan tâm hàng đầu, ngân hàng phải đánh giá đưuọc hcaast lượng của các khoản cấp tín dụng, đặc biệt là khi phát sinh nợ quá hạn thì phải tìm ra được nguyên nhân phát sinh, khả năng thu hồi nợ, phương án xử lý nợ, tài sản bảo đảm...
Bảng 2.6: Phân loại chi tiết tỷ trọng nhóm nợ qua các năm, ĐVT: %
Năm Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 2014 99,86% 0,11% 0,00% 0,00% 0,03% 2015 99,84% 0,16% 0,00% 0,00% 0,01% 2016 99,85% 0,15% 0,00% 0,00% 0,00% 2017 99,32% 0,63% 0,01% 0,00% 0,05% 2018 99,46% 0,02% 0,00% 0,00% 0,51% 2019 99,47% 0,04% 0,01% 0,00% 0,47%
Nguồn: Báo cáo KQKD của Vietcombank Kỳ Đồng
Số liệu có được như trên tại Vietcombank Kỳ Đồng cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn duy trì ở mức bình quân 0,19% trong giai đoạn 2014-2019. Thời điểm cuối năm 2018 và 2019 tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn lần lượt là 0,51% và 0,47%. Nguyên nhân của khoản nợ có khả năng mất vốn này là do 02 khách hàng bán buôn có dư nợ trên 58 tỷ đồng phát sinh nợ quán hạn vào thời điểm cuối năm 2017 đã chuyển sang nhóm nợ có khả năng mất vốn vào năm 2018 và đến hết năm 2019 vẫn chưa thu hồi được nợ, làm cho tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn có tỷ lệ cao trong tổng nợ quá hạn.
Bảng 2.7: Chi tiết tỷ trọng nợ quá hạn và nợ xấu trong dư nợ khách hàng phân khúc bán buôn qua các năm, ĐVT: %
Năm Dư nợ quá hạnvà nợ xấu phân khúc bán buônDư nợ khách hàng Tỷ trọng
2014 2,40 1470 0,16%
0,70% 0,60% 0,50% 0,40% 0,30% 0,20% 0,10% 0,00%
Năm Dư nợ quá hạnvà nợ xấu phân khúc bán buônDư nợ khách hàng Tỷ trọng
2016 8,34 3748 0,22%
2017 54,19 5031 1,08%
2018 61,68 7274 0,85%
2019 65,88 7895 0,83%
Hình 2.5: Diễn biến tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu qua các năm 2014 – 2019
2014 2015 2016 2017 2018 2019 Nhóm 2 0,11% 0,16% 0,15% 0,63% 0,02% 0,04% Nhóm 3 0,00% 0,00% 0,00% 0,01% 0,00% 0,01% Nhóm 4 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% Nhóm 5 0,03% 0,01% 0,00% 0,05% 0,51% 0,47%
Nguồn: tổng hợp từ Báo cáo KQKD của Vietcombank Kỳ Đồng
Trong giai đoạn 2014-2019, những năm đầu khi chi nhánh mới thành lập, tỷ lệ nợ xấu được duy trì ổn định ở mức thấp, tuy nhiên đến năm 2017, mức nợ quá hạn có xu hướng tăng mạnh do 02 khách hàng doanh nghiệp bán buôn phát sinh nợ quá hạn như đã nhắc đến ở trên, kéo theo tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn tăng mạnh theo ở năm tiếp theo là 2018. Nguyên nhân được chỉ ra là do khách hàng chuyển hướng đầu tư sang các lĩnh vực trái ngành, không am hiểu và ít kinh nghiệm, gặp các rủi ro về pháp lý... dẫn đến việc mất khả năng thanh khoản, mất cân đối tài chính khi có biến động của thị trường. Vietcombank Kỳ Đồng cũng đã có những đánh giá về sự kiện bất thường này trong quá trình kinh doanh tại chi nhánh, lên phương án khắc phục, xử lý khoản vay quá hạn, xử lý tài sản bảo đảm. Thông quá đó cũng cho thấy mức độ
quan trọng của chất lượng tín dụng đối với phân khúc khách hàng bán buôn là rất quan trọng, vì phân khúc khách hàng này có dư nợ trên mỗi doanh nghiệp là rất lớn, khi có vấn đề xảy ra thì gây hậu quả rất lớn, ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Nhìn chung, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của Vietcombank Kỳ Đồng đều ở mức thấp hơn bình quân toàn ngành, tuy nhiên chi nhánh cũng đang ra sức nỗ lực để giảm tỷ lệ này xuống mức thấp nhất.
Bên cạnh đó cũng thắt chặt hơn trong quá trình cấp tín dụng, kiểm soát sử dụng vốn đúng mục đích, nhanh chóng đưa ra những giải pháp, tư vấn kịp thời đối với những khách hàng có dấu hiệu sử dụng vốn chưa hiệu quả, sử dụng vốn sai mục đích, đầu tư trái ngành... nhằm giúp đỡ doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn của thị trường.
2.2.1.3. Thu nhập từ hoạt động tín dụng
Đối với các ngân hàng, nguồn thu từ hoạt động tín dụng vẫn là nguồn thu chính, chiếm tỷ trọng cao nhất trong doanh thu. Chính vì vậy, việc đảm bảo chất lượng tín dụng chính là yếu tố then chốt để đảm bảo được nguồn thu nhập của ngân hàng.`
Bảng 2.8: Thu nhập từ hoạt động tín dụng qua các năm, ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm2014 Năm2015 Năm2016 Năm2017 Năm2018 Năm2019
Tổng thu nhập từ hoạt động tín dụng doanh nghiệp phân khúc bán buôn 53 68 109 167 206 239 Tổng thu nhập của Chi nhánh 109 124 190 325 427 514 Tỷ lệ 48,62% 54,84% 57,37% 51,38% 48,24% 46,49%
Nguồn: Báo cáo KQKD của Vietcombank Kỳ Đồng
600 500 400 300 200 100 0 56 5368 81 109 167 206 239
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Thu nhập từ các hoạt động khác của Chi nhánh
Thu nhập từ hoạt động tín dụng doanh nghiệp phân khúc bán buôn 56
158 221
275
Qua số liệu trên có thể thấy trong giai đoạn 2014-2019, tỷ trọng thu nhập đến từ hoạt động tín dụng, đặc biệt là đối với khách hàng thuộc phân khúc bán buôn đóng góp một phần rất lớn vào tổng thu nhập của chi nhánh, mức trung bình là 51,16%, cho thấy tầm quan trọng của phân khúc khách hàng này trong hoạt động của ngân hàng. Tốc độ tăng thu nhập từ hoạt động tín dụng tăng cho thấy chất lượng tín dụng qua các năm tương đối ổn định. Thu nhập trong năm 2018 và 2019 có trích lập dự phòng cho các khách hàng có nợ xấu nên tốc độ tăng thu nhập có giảm nhẹ.
Giai đoạn gần đây, cùng với định hướng chung của toàn ngành, tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng có xu hướng giảm xuống trong bối cảnh tổng thu nhập vẫn có xu hướng tăng ổn định qua các năm, chứng tỏ Vietcombank Kỳ Đồng đang thực hiện đúng mục tiêu giảm phụ thuộc vào nguồn thu từ tín dụng, tập trung nguồn thu lợi nhuận từ các kênh dịch vụ ngân hàng khác.
Từ thực tế nguồn thu nhập của chi nhánh cho thấy, chất lượng tín dụng là yếu tố then chốt mà bắt buộc chi nhánh phải đảm bảo luôn ở mức cao và ổn định, đặc biệt là đối với phân khúc khách hàng bán buôn.
Hiện nay, tình hình thị trường tài chính cả nước nói chung và trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh nói riêng đang có nhiều diễn biến phức tạp. Việc cạnh tranh gay gắt, đặc
biệt là trong phân khúc khách hàng bán buôn, các khách hàng quy mô lớn và rất lớn có nhiều diễn biến đáng chú ý. Ở phân khúc khách hàng này, việc cạnh tranh đến từ nhiều yếu tố của các sản phẩm ngân hàng, như lãi suất cho vay, lãi suất tiền gửi huy động, các dịch vụ tài khoản riêng cho các cán bộ nhân viên đang làm việc cho khách hàng... tác động nhiều đến tỷ lệ lợi nhuận mang lại trên mỗi đồng vốn mà ngân hàng cho vay. Có nhiều khách hàng có tỷ lệ biên lợi nhuận rất thấp, tuy nhiên do có quy mô lớn nên vẫn mang lại nguồn thu đáng kể về con số tuyệt đối, Ngân hàng vẫn tiếp tục đáp ứng nhu cầu vốn của phân khúc khách hàng này thường xuyên và liên tục. Nhìn chung, trong giai đoạn 2014-2019, thu nhập của Vietcombank Kỳ Đồng vẫn ở mức khá, tăng trưởng ổn định
2.2.1.4. Thu nhập lãi ròng tín dụng doanh nghiệp
Để có thể đánh giá được hoạt động tín dụng có đạt hiệu quả chất lượng hay không thì một trong những chỉ tiêu quan trọng chính là khả năng sinh lời của từng đồng vốn tín dụng.
Lợi nhuận ròng của Vietcombank Kỳ Đồng năm 2018 là 128 tỷ đồng, trên tổng dư nợ bình quân 6.844 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 1,87% đã có thay đổi tích cực trong năm 2019 khi các chỉ số này thay đổi ở mức lợi nhuận ròng là 213 tỷ đồng, trên tổng dư nợ bình quân 7.895 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 2,70%.
Đối với tình hình thị trường tín dụng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra sự cạnh tranh rất khốc liệt, đặc biệt là trong phân khúc khách hàng bán buôn, vốn là thị trường tiềm năng với quy mô rất lớn. Ở phân khúc này, các tổ chức tín dụng thường có những ưu đãi về lãi suất, dịch vụ rất đặc biệt. Chính vì lẽ đó, biên lợi nhuận trên từng đồng vốn ở phân khúc này tương đối thấp, tuy nhiên với quy mô của phân khúc là rất lớn nên đóng góp phần chính yếu vào thu nhập của các tổ chức tín dụng.
Đối với Phân khúc khách hàng bán lẻ và cá nhân, mỗi đồng vốn mang lại biên lợi nhuận cao hơn, quy mô thị trường lớn nhưng tổng nguồn vốn không quá nhiều nên tỷ trọng lợi nhuận mang về chỉ ở mức khá. Tuy nhiên với xu hướng chuyển dịch
cơ cấu dư nợ sang khối bán lẻ và cá nhân, tỷ trọng này được dự báo là sẽ còn tiếp tục tăng và sẽ chiến tỷ lệ quan trọng trong cơ cấu thu nhập của các Ngân hàng.
Bên cạnh đó, việc tăng thu phí dịch vụ và các hoạt động phi tín dụng cũng đã và đang góp phần quan trọng vào nguồn thu nhập và lợi nhuận của chi nhánh.