8. Cấu trúc của luận văn
1.2.4. Hệ thống văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt độngTTQT
1.2.4.1. Văn bản pháp lý mang tính chất quốc tế
- Bộ tập quán quốc tế về L/C gồm:
+ ISBP 681 2007 ICC- Tập quán Ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế để kiểm tra chứng từ theo thư tín dụng- số 681, 2007 của ICC tuân thủ UCP 600 2007 ICC.
+ UCP 600 2007 ICC- Các quy tắc thực hành thống nhất về Tín dụng chứng từ.
+ UCP1.1- Bản phụ trương UCP 600 về việc xuất trình chứng từ điện tử- bản diễn giải số 1.1. năm 2007
+ URR 725 2007 ICC- Quy tắc thống nhất hoàn trả tiền theo thư tín dụng. - Điều kiện thương mại quốc tế năm 2000 (Incoterms 2000)
- Công ước Geneve 1931 quy định việc lưu thông Séc
- Công ước Liên hợp quốc về hối phiếu và lệnh phiếu quốc tế 1980- Luật thống nhất về hối phiếu theo Công ước Geneva năm 1930 (Uniform Law for bill of Exchange- ULB)
- Luật hối phiếu của Anh năm 1882 (Bill of Exchange Act 1882- BEA) - Quy tắc thống nhất bảo lãnh theo yêu cầu 458.1992.ICC
- Quy tắc thống nhất nhờ thu URC522.1995.ICC
1.2.4.2. Văn bản pháp lý của Việt Nam
Để bảo đảm sự phù hợp với thông lệ TTQT và các quy định mang tính pháp lý của Nhà nước, thống nhất các quy trình thực hiện cũng như để theo dõi
nghiệp vụ TTQT trong toàn hệ thống NHTM Việt Nam, Chính phủ đã ban hành một hệ thống các văn bản pháp lý để các NHTM thống nhất ấp dụng, đó là:
- Luật công cụ chuyển nhượng năm 2005
- Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN về việc ban hành quy chế bảo lãnh ngân hàng do Ngân hàng nhà nước ban hành 26/6/2006.
- Pháp lệnh ngoại hối năm 2006
- Nghị định số 160/2006/NĐ-CP về việc Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Ngoại hối do Chính phủ ban hành 28/12/2006.
- Quyết định số 50/2007/QĐ-NHNN về việc ban hành mức thu phí dịch vụ thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành 28/12/2007.
- Quyết định số 504/QĐ-NHNN về việc ban hành một số quy định liên quan đến giao dịch ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối, ban hành ngày 7/3/2008.
- Thông tư số 03/2008/TT-NHNN về hướng dẫn về hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối của tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành 11/4/2008.
1.3. Mở rộng hoạt động dịch vụ TTQT của NHTM 1.3.1. Quan điểm mở rộng dịch vụ TTQT
Mở rộng dịch vụ TTQT là việc các ngân hàng thương mại mở rộng quy mô cung ứng dịch vụ TTQT nhằm tăng trưởng doanh số và lợi nhuận từ dịch vụ TTQT, nâng cao chất lượng và kiểm soát rủi ro trên cơ sở phục vụ cho chiến lược kinh doanh của ngân hàng (Trần Hoàng Ngân và cộng sự, 2010).
1.3.2. Nội dung tiêu chí mở rộng hoạt động dịch vụ TTQT
- Mở rộng về quy mô TTQT: mở rộng quy mô cung ứng dịch vụ TTQT thể hiện qua việc tăng trưởng doanh số dịch vụ TTQT, doanh thu từ hoạt động TTQT mang lại, tăng trưởng số lượng khách hàng sử dụng TTQT.
- Đa dạng các sản phẩm dịch vụ TTQT: ngân hàng cung ứng thêm các phương thức thanh toán mới, loại dịch vụ mới, đồng thời các ngân hàng không ngừng hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ hiện có, nghiên cứu và đưa ra các sản phẩm dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu khách hàng và phù hợp với đặc điểm của ngân hàng. Số lượng sản phẩm dịch vụ TTQT của ngân hàng cung cấp sẽ phản ánh việc mở rộng hoạt động TTQT của ngân hàng đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ TTQT: chất lượng dịch vụ là vũ khí quan trọng mang tính cạnh tranh của các NHTM. Qua đó, các ngân hàng chú trọng, nâng cao chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp toàn diện, từ cung cách, thái độ phục, trình độ nghiệp vụ cán bộ nhân viên, công nghệ hiện đại, đảm bảo an toàn cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ thì uy tín thương hiệu sẽ được tin dùng.
- Gia tăng thu nhập từ dịch vụ TTQT: nguồn thu nhập này phản ánh từ nhân tố trực tiếp bằng việc tăng trưởng thu nhập và nhân tố gián tiếp ảnh hưởng đến thu nhập là mức phí dịch vụ TTQT.
- Kiểm soát rủi ro: hoạt động TTQT có khả năng rủi ro lớn hơn tất cả các loại hình kinh doanh dịch vụ khác nên việc mở rộng dịch vụ TTQT sẽ làm gia tăng nguy cơ rủi ro của hoạt động này. Vì vậy, các NHTM cần phải nâng cao năng lực kiểm soát rủi ro, tuân thủ nghiêm các quy trình, quy định và thông lệ quốc tế.
Như vậy, theo quan điểm và nội dung mở rộng hoạt động dịch vụ TTQT trên cho thấy tầm quan trọng về việc mở rộng hoạt động TTQT trong việc duy trì và phát triển nhằm tăng doanh thu từ dịch vụ cũng như định vị thương hiệu của NHTM. Đây cũng là một trong số các nội dung chính yếu không nằm ngoài định hướng chiến lược phát triển của BIDV Chi nhánh Vũng Tàu Côn Đảo.
1.3.3. Sự cần thiết của việc mở rộng hoạt động TTQT
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, việc mở rộng hoạt động TTQT là rất cần thiết nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của các NHTM đặc biệt là hoạt động TTQT hiện nay, bởi lẽ:
Thứ nhất, xuất phát từ yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; Đem lại cho các cá nhân, tổ chức, doanh nhiệp các tổ chức tài chính đặc biệt là các NHTM trong và ngoài nước nhiều cơ hội để phát triển nhưng cũng không ít những khó khăn thách thức. Các cơ hội trao đổi hợp tác quốc tế trong mọi lĩnh vực hoạt động tạo điều kiện cho các hoạt động giao dịch qua các ngân hàng ngày càng nhiều hơn. Điều này tạo điều kiện phát triển dịch vụ tại các NHTM.
Thứ hai, giúp tăng doanh thu từ thu phí dịch vụ; Các NHTM trong và ngoài nước đang hướng đến gia tăng tỷ trọng doanh thu từ dịch vụ cao hơn là từ hoạt động tín dụng. Xu hướng phát triển dịch vụ thanh toán và dịch vụ TTQT là một trong những biện pháp nâng cao tỷ trọng doanh thu từ thu phí dịch vụ nhanh chóng và hiệu quả của các NHTM hiện nay vì nhu cầu giao thương mua bán hàng hóa, dịch vụ xuyên quốc gia ngày càng đa dạng làm phát sinh nhu cầu sử dụng dịch vụ TTQT của các khách hàng càng tăng.
Thứ ba, nâng cao uy tín, thương hiệu của các NHTM; Khi các NHTM càng chú trọng đến mở rộng hoạt động TTQT thì các NHTM càng nỗ lực trong việc đầu tư công nghệ, nâng cao chất lượng dịch vụ, quảng bá sản phẩm, mở rộng mối quan hệ hợp tác đại lý với các ngân hàng trên thế giới và tăng cường công tác quản lý. Qua đó, chất lượng sản phẩm dịch vụ sẽ được nâng cao và sẽ thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ TTQT nhiều hơn, thông qua đó uy tín, thương hiệu của các NHTM sẽ được định vị ở tầm cao hơn. Và chính uy tín, thương hiệu là cơ sở thuận lợi cho các NHTM mở rộng hoạt động TTQT an toàn, bền vững, hạn chế rủi ro, lựa chọn được các đối tác uy tín năng lực cao, có chính sách giá phí ưu đãi, thời gian giao dịch nhanh, hỗ trợ ngược lại trong việc mở rộng hoạt động TTQT thu hút khách hàng giao dịch TTQT ngày càng tăng.
1.4. Chỉ tiêu đánh giá mở rộng hoạt động TTQT của NHTM
Để phát triển và mở hộng hoạt động kinh doanh các NHTM luôn phải tìm ra những biện pháp đổi mới và cải tiến các sản phẩm dịch vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ hoạt động TTQT để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Vì vây, ngân hàng phải thường xuyên đánh giá hoạt động TTQT thông qua các chỉ tiêu:
1) Chỉ tiêu đánh giá về qui mô hoạt độngTTQT
- Tốc độ tăng trưởng hàng năm về doanh số của hoạt động TTQT: phản ánh một phần hiệu quả hoạt động TTQT. Chỉ tiêu này được đánh giá bằng cách: (doanh thu TTQT năm sau) - (doanh thu TTQT năm trước)/ (doanh thu TTQT năm trước).
- Tốc độ tăng trưởng khách hàng: là số lượng khách hàng tăng trưởng qua các năm. Chỉ tiêu này được tính là: (số lượng khách hàng TTQT năm sau) - (số lượng khách hàng TTQT năm trước)/(số lượng khách hàng TTQT năm trước).
2) Chỉ tiêu đánh giá sự đa dạng sản phẩm TTQT
- Mức độ đa dạng sản phẩm hoạt động TTQT: các phương thức TTQT mà ngân hàng đang áp dụng, chỉ tiêu của từng phương thức TTQT này được tính tỷ trọng là: (doanh thu TTQT của từng phương thức)/(tổng doanh thu TTQT)
- Số loại dịch vụ TTQT mới; Mức hoàn thành của dịch vụ TTQT hiện có.
3) Chỉ tiêu nâng cao chất lƣợng dịch vụ TTQT của NHTM
- Chất lượng dịch vụ được đánh giá bằng sự hài lòng của khách hàng. Tính hiệu quả này thể hiện cụ thể ở thời gian thực hiện hoàn thành giao dịch, mức phí dịch vụ khách hàng phải trả cho ngân hàng và khả năng tư vấn, hỗ trợ của ngân hàng với khách hàng nhằm giảm thiểu rủi ro trong thanh toán.
4) Chỉ tiêu đánh giá tăng trƣởng thu nhập từ dịch vụ TTQT
- Doanh thu phí dịch vụ TTQT: tốc độ tăng trưởng phí dịch vụ TTQT được tính là: (phí dịch vụ TTQT năm sau) – (phí dịch vụ TTQT năm trước)/( phí dịch vụ TTQT năm trước).
5) Chỉ tiêu kiểm soát rủi ro
- Kiểm soát rủi ro tốt trong TTQT được đánh giá thông qua số lượng giao dịch thành công, không bị bất kỳ khúc mắc, chậm trễ nào trong các khâu của quá trình thanh toán như: đọng vốn trong thanh toán, kéo dài thời hạn thanh toán, thanh toán trả chậm, nợ quá hạn, uy tín bị giảm sút.
6) Chỉ tiêu trực tiếp
Bảng 1.1: Các chỉ tiêu trực tiếp
STT MÔ TẢ CÁC CHỈ TIÊU VIẾT TẮT
1 Nhóm chỉ tiêu tuyệt đối
Doanh thu từ hoạt động TTQT DTQT
Chi phí từ hoạt động TTQT CPQT
Lợi nhuận từ hoạt động TTQT, ta có: LNQT = DTQT – CPQT
LNQT
2 Nhóm chỉ tiêu tƣơng đối
Tỷ số (Lợi nhuận TTQT)/(Doanh thu TTQT) LNQT/DTQT Tỷ số (Chi phí TTQT)/(Doanh thu TTQT) CPQT/DTQT Tỷ số (Lợi nhuận TTQT)/(Tổng lợi nhuận ngân hàng) LNQT/TLN Tỷ số (Doanh thu TTQT)/(Tổng doanh thu dịch vụ). DTQT/DTDV
Tỷ số (Lợi nhuận TTQT)/(Vốn tự có) LNQT/VTC
Tỷ số (Lợi nhuận TTQT)/(Tổng tài sản) LNQT/TTS
Tỷ số (Doanh thu TTQT)/(Vốn tự có) DTQT/VTC
Tỷ số (Doanh thu TTQT)/(Tổng tài sản) DTQT/TTS
1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến mở rộng hoạt động TTQT của NHTM1.5.1. Yếu tố khách quan 1.5.1. Yếu tố khách quan
1.5.1.1. Chính sách vĩ mô của NHNN
Chính sách vĩ mô của NHNN là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và khách hàng của ngân hàng cũng như ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh của NHTM.
Chính sách quản lý ngoại hối: Quản lý ngoại hối là một trong những hoạt động quan trọng mà Nhà nước thực hiện thông qua việc đề ra các chính sách để kiểm soát luồng vận động ngoại hối ra vào và những qui định về trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng. Góp phần tích cực trong việc thực hiện các chính sách tiền tệ và giữ ổn định giá trị đối nội, đối ngoại của đồng tiền. Căn cứ theo tình hình cụ thể và sự biến động của thị trường mà Nhà nước áp dụng các chính sách quản lý ngoại hối tự do hay thắt chặt để hướng sự vận động của ngoại hối ổn định theo định hướng chủ trương của Nhà nước. Thông qua công cụ lãi suất, công cụ tỉ giá, hoạt động quản lý ngoại hối thu hút vốn đầu tư của nước ngoài, khuyến khích xuất khẩu và kiểm soát nhập khẩu, góp phần làm cho cán cân thanh toán quốc tế thăng bằng. Như vậy, hoạt động TTQT liên quan đến sự vận động luồng tiền tệ ra vào quốc gia, nên chịu sự quản lý ngoại hối của quốc gia.
Chính sách thuế: Phương diện quốc gia đánh thuế, thuế quan sẽ mang lại thu nhập thuế cho nước đánh thuế. Và nếu xét ở gióc độ toàn bộ nền kinh tế thì thuế quan lại làm giảm Phúc lợi chung vì nó làm giảm hiệu quả khai thác nguồn lực của nền kinh tế thế giới. Bên cạnh đó, còn làm thay đổi cán cân thương mại, điều tiết hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia. Thông qua việc áp dụng mức thuế cao hay thấp về một mặt hàng xuất nhập khẩu nào đó, Nhà nước sẽ điều tiết việc hạn chế hay khuyến khích phát triển mặt hàng đó. Do đó, các chính sách thuế của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt làhoạt động xuất nhập khẩu.
Chính sách kinh tế đối ngoại: Trong quá trình xây dựng xã hội ngày càng văn minh, con đường đi tất yếu của các quốc gia trên thế giới là phải công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và chính sách kinh tế đối ngoại đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình này. Việc đưa ra các định hướng mang tính chiến lược là bảo hộ mậu dịch hay tự do hoá mậu dịch có ảnh hưởng lớn đến hành vi của các doanh nghiệp, từ đó đẫn đến hoạt động TTQT có thể sôi động hoặc trầm lắng.
1.5.1.2. Những yếu tố thuộc về khách hàng
Hiện nay, các khách hàng là tổ chức, doanh nhiệp, cá nhân đang góp phần
tích cực vào một cuộc cách mạng của nền kinh tế. Các sản phẩm của họ làm ra, làm thay đổi cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, trong quá trình kinh doanh họ vẫn bị chi phối bởi tác động của môi trường bên ngoài. Nếu môi trường vĩ mô có những thay đổi thì hầu hết các khách hàng đều bị tác động và nếu các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có cùng trong một lĩnh vực kinh doanh thì những thay đổi của môi trường vi mô chỉ tác động đến một doanh nghiệp nhất định. Các nhà quản trị không thể đưa ra chiến lược thay đổi môi trường vĩ mô mà họ có thể đưa ra những chiến lược để thay đổi môi trường vi mô theo chiều hướng tích cực hơn. Do đó, môi trường vi mô ảnh hưởng lớn. Trong đó, nhân tố khách hàng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự thành công hay thất bại của các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp.
Đối với các tổ chức tài chính nói chung và NHTM nói riêng cũng vậy, khách hàng là yếu tố quyết định đến sự sống còn của ngân hàng trong đó có hoạt động TTQT. Vì vậy, ngân hàng có thể thu hút được khách hàng có hoạt động kinh doanh XNK thường xuyên thì sẽ là điều kiện tốt cho việc phát triển hoạt động TTQT.
1.5.2. Yếu tố chủ quan
1.5.2.1. Mô hình tổ chức quản lý của NHTM
Một hệ thống quản lý điều hành từ Trung ương đến chi nhánh theo một quy trình cụ thể, gọn nhẹ, giao quyền chủ động cho chi nhánh sẽ tiết kiệm được chi phí, thời gian thanh toán nhanh chóng và an toàn là tác nhân thu hút khách hàng đến với ngân hàng nhiều hơn vì quyền lợi của họ được đảm bảo (Nguyễn
chuyển đổi mô hình quản lý theo chiều ngang sang một mô hình quản lý theo chiều dọc, các nghiệp vụ chính được quản lý và phê duyệt tập trung tại hội sở chính.
1.5.2.2. Trình độ nghiệp vụ của cán bộ
Hoạt động TTQT là một hoạt động phức tạp, liên quan đến yếu tố quốc tế với nhiều quy định. Luật pháp mỗi nước khác nhau nên trong thương mại đã có những qui định thống nhất, những thông lệ quốc tế mà các bên tham gia, kể cả ngân hàng đều phải tuân thủ. Do đó, yêu cầu cán bộ TTQT phải có những tiêu chuẩn nhất định. Cán bộ ngân hàng làm công tác TTQT phải nắm rõ các phương tiện và phương thức TTQT, vì các phương tiện và phương thức này qui định rất chặt chẽ về mặt nội dung câu từ, ngữ nghĩa chi tiết và có hiệu lực quốc tế. Để thực hiện trôi chảy được công việc, tránh những hiểu lầm có thể gây thiệt hại đáng tiếc cho ngân hàng, đòi hỏi các bộ TTQT phải có chuyên môn cao và có trình độ ngoại ngữ nhất định.
1.5.2.3. Công nghệ ngân hàng
Công nghệ ngân hàng đối với các NHTM là yếu tố rất quan trọng trong hệ thống ngân hàng của mỗi quốc gia ảnh hưởng đến hoạt động TTQT. Hoạt động