8. Cấu trúc của luận văn
2.3.2. Đa dạng các sảnphẩm dịch vụ TTQT
2.3.2.1. Phương thức nhờ thu
Phương thức nhờ thu hối phiếu trơn hiện tại sử dụng phổ biến ở BIDV Chi nhánh Vũng Tàu Côn Đảo do tính rủi ro cao. Khách hàng xuất khẩu, nếu không sử dụng phương thức tín dụng chứng từ thì họ đều sử dụng phương thức nhờ thu kèm bộ chứng từ để đòi tiền từ các đối tác nhập khẩu của họ. Do tính an toàn thấp nên trong những giao dịch giữa người mua và người bán thực sự tin tưởng nhau, đã có lịch sử giao dịch trước đó thì họ mới sử dụng phương thức nhờ thu.
Chính vì thế, phương thức thờ thu ít được sử dụng nhất không chỉ ở BIDV Chi nhánh Vũng Tàu Côn Đảo và các NHTM khác.
Quy trình phƣơng thức nhờ thu:
Quy trình phương thức nhờ thu kèm chứng từ có 3 bước: Tiếp nhận và kiểm tra chứng từ; Thông báo và xử lý chứng từ; Thanh toán chấp nhận. Cụ thể:
Bƣớc 1: Tiếp nhận và kiểm tra chứng từ: Sau khi nhận được bộ chứng từ nhờ thu đến, BIDV Chi nhánh Vũng Tàu Côn Đảo có trách nhiệm:
- Kiểm tra lệnh nhờ thu của người gửi chứng từ, lệnh nhờ thu phải đảm bảo cung cấp các chỉ dẫn đầy đủ, chính xác toàn diện như: tên, địa chỉ của người thanh toán, người gửi chứng từ, chỉ dẫn và hướng dẫn thanh toán phải rõ ràng.
- BIDV Chi nhánh Vũng Tàu Côn Đảo chỉ được phép thực hiện theo đúng những hướng dẫn được đưa ra trong lệnh nhờ thu.
- Nếu chỉ dẫn không rõ ràng hoặc vì một lý do nào đó không thể thực hiện được các chỉ dẫn đưa ra trong lệnh nhờ thu thì BIDV Chi nhánh Vũng Tàu Côn Đảo phải tìm cách báo ngay cho bên gửi chứng từ nhờ thu.
- BIDV Chi nhánh Vũng Tàu Côn Đảo không có trách nhiệm kiểm tra nội dung của bất cứ chứng từ nào có liên quan đến bộ chứng từ nhờ thu, tuy nhiên trước khi thông báo hoặc gửi bộ chứng từ cho người trả tiền, thanh toán viên phải đối chiếu số lượng và loại chứng từ thực tế nhận được với bảng liệt kê chứng từ trên lệnh nhờ thu, nếu phát hiện sự khác biệt hoặc thiếu mất chứng từ so với liệt kê, chi nhánh phải lập tức báo ngay cho bên gửi chứng từ.
Bƣớc 2: Thông báo và xử lý chứng từ: Sau khi nhận và kiểm tra chứng từ như quy định trên, chi nhánh tiến hành lập thông báo nhờ thu gửi cho khách hàng, người có trách nhiệm thanh toán hay chấp nhận thanh toán như chỉ dẫn trong lệnh nhờ thu.
Chi nhánh chỉ giao chứng từ cho khách hàng khi nhận đủ số tiền phải thanh toán cho người thụ hưởng (đối với chứng từ nhờ thu thanh toán ngay
(D/P) hoặc nhận được sự chấp nhận thanh toán (đối với chứng từ nhờ thu chấp nhận (D/A) từ khách hàng.
Bƣớc 3: Thanh toán, chấp nhận: Khi nhận được tiền thanh toán, chi nhánh phải thanh toán ngay cho người hưởng theo đúng chỉ dẫn của lệnh nhờ thu.
Khi nhận được sự chấp nhận thanh toán của người trả tiền, chi nhánh phải thông báo cho người gửi chứng từ sự chấp nhận trả tiền thông qua thư điên tử, Telex hoặc thông qua mạng thanh hệ thống BIDV.
a/ Kết quả doanh số thanh toán phƣơng thức nhờ thu đến: Bảng 2.7. Doanh số thanh toán nhờ thu đến
(ĐVT: ngàn US Năm Số giao dịch Doanh số Nhờ thu đến Tăng giảm USD % Năm 2017 85 1,127 - 100 Năm 2018 98 1,252 125 11.1 Năm 2019 79 1,081 -171 -1.5
(Nguồn: Ph ng Quản lý nội bộ I V Chi nhánh V ng Tàu Côn Đảo, 2020
Nhìn vào bảng 2.7 cho thấy, phương thức nhờ thu đến số lượng giao dịch là 85 lượt với giá trị giao dịch là 1,127 ngàn, năm 2018 số lượng tăng 11.1%, kết quả gia tăng này là không lớn so với những phương thức khác nhưng đó là kết quả khích lệ trong việc đóng góp vào doanh thu hoạt động TTQT tại chi nhánh. Đến năm 2019 thì phương thức nhờ thu có xu hướng giảm ở mức 1.5% so với cùng kỳ nhưng nếu so với năm 2017 thì tăng đáng kể. Kết quả này cũng cho ta biết phần nào khách hàng XNK chọn sử phương thức giao dịch khác.
Biểu đồ trưởng doanh số nhờ thu Năm 20-119.5 1081 Năm 2018 11.1 1,252 Năm 2017 100 1,127 -200 0 200 400 600 8001,0001,2001,400 % tăng/giảmdoanh số
Hình 2.5: Biểu đồ doanh số thanh toán nhờ thu đến
(Nguồn: Ph ng Quản lý nội bộ I V Chi nhánh V ng Tàu Côn Đảo, 2020 2.3.2.2. Phương thức thanh toán chuyển tiền
Quy trình phƣơng thức thanh toán chuyển tiền:
Quy trình nghiệp vụ phương thức thanh toán chuyển tiền đi có 3 bước: Tiếp nhận hồ sơ; Hạch toán; Truyền điện đi nước ngoài. Cụ thể:
Bƣớc 1: Tiếp nhận hồ sơ: Khi khách hàng cung cấp cho ngân hàng xin làm thủ tục thanh toán chuyển tiền, cán bộ nghiệp vụ thực hiện yêu cầu khách hàng xuất trình hồ sơ pháp lý, ttrường hợp là lần đầu tiên khách hàng giao dịch:
Hồ sơ pháp lý gồm có:
- Giấy đăng ký kinh doanh - Giấy đăng ký mã số thuế
- Giấy đăng ký mã số kinh doanh XNK
- Quyết định bổ nhiệm giám đốc và kế toán trưởng
Biên bản họp Hội đồng thành viên, điều lệ hoạt động của doanh nghiệp. Nếu hồ sơ pháp lý là hợp pháp, cán bộ nghiệp vụ sẽ kiểm tra hồ sơ chuyển tiền.
Hồ sơ chuyển tiền gồm có:
-Lệnh chuyển tiền (theo mẫu của BIDV Chi nhánh Vũng Tàu Côn Đảo)
- Hợp đồng mua ngoại tệ (theo mẫu của BIDV Chi nhánh Vũng Tàu Côn Đảo- trường hợp khách hàng không có ngoại tệ trong tài khoản tiền gửi)
- Bộ chứng từ về hàng hoá và chứng từ vận tải (trường hợp thanh toán sau khi đã nhận hàng).
Căn cứ vào bộ hồ sơ xuất trình, cán bộ nghiệp vụ sẽ kiểm tra tính đầy đủ, xác thực và phù hợp của các chứng từ đồng thời kiểm tra và xác nhận số dư tài khoản của khách hàng.
Bƣớc 2: Hạch toán: Nếu hồ sơ phù hợp, cán bộ nghiệp vụ tiến hành lập điện MT103 trong hệ thống SWIFT nội bộ.
- Nợ: TK TGKH
- Có: TK 711002 (phí chuyển tiền) Có: TK 453101 (thuế VAT phải nộp) - Có: TK 519101 (TK điều chuyển vốn giữa chi nhánh với trụ sở chính).
Bƣớc 3: Truyền điện đi nƣớc ngoài
Cán bộ nhân viên nghiệp vụ trình lãnh đạo duyệt điện MT103. Sau khi được ban giám đốc phê duyệt, lãnh đạo Phòng truyền điện về Sở giao dịch BIDV và từ đây điện được chuyển tiếp ra nước ngoài cho người thụ hưởng. Sau đó, điện MT103 và các chứng từ liên quan được sao thành 02 bản, trong đó: 01 bản lưu hồ sơ chuyển tiền, 01 bản trả cho khách hàng.
Kết quả doanh số phƣơng thức chuyền tiền đi: Bảng 2.8. Doanh số phƣơng thức chuyền tiền đi
(ĐVT: ngàn US
Năm
Chuyển tiền đi
Doanh số Tăng giảm
USD %
Năm 2017 5,867 - 100
Năm 2018 6,306 439 7.5
Năm 2019 7,623 1,317 1.6
Biểu đồ doanh số tăng trưởng chuyền tiền đi Năm 2019 7,623 1.6 Năm 2018 6,306 7.5 Năm 2017 5,867 100 01,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000 8,000 9,000 Doanh số% tăng/giảm
Kết quả trong bảng 2.8 cho thấy, khách hàng giao dịch chủ yếu là chuyển tiền bằng điện qua hệ thống SWIFT, cho thấy doanh thu chuyển tiền đi năm 2018 tăng 7.5% và đến năm 2019 tăng 1.6% so với cùng kỳ, nhưng nếu so với 2017 thì tăng đáng kể việc tăng trưởng này xuất phát từ chủ trương thắt chặt tín dụng của BIDV và chi nhánh. Do đó, chuyển tiền là lựa chọn tối ưu cho các doanh nghiệp để không bị đọng vốn do tỷ lệ ký qũy cao nếu áp dụng phương pháp tín dụng chứng từ.
Hình 2.6: Biểu đồ doanh số tăng trƣởng chuyền tiền đi
(Nguồn: Ph ng Quản lý nội bộ I V Chi nhánh V ng Tàu Côn Đảo, 2020
Quy trình nghiệp vụ thanh toán chuyển tiền đến:
Bƣớc 1: Nhận điện: Cán bộ nghiệp vụ truy cập vào chương trình SWIFT nội bộ kiểm tra các bức điện được chuyển đến từ Sở giao dịch BIDV. Căn cứ vào các bức điện MT103 được chuyển tới, Cán bộ nghiệp vụ kiểm tra nội dung bức điện.
Bƣớc 2: Hạch toán: Nếu bức điện phù hợp, Cán bộ nghiệp vụ hạch toán ngoại tệ vào tài khoản chỉ định đồng thời báo bằng điện thoại, fax, rhư điện tử…, cho khách hàng biết.
Biểu đồ doanh số tăng trưởng chuyền tiền đin Năm 2019 9,869 5.5 Năm 2018 1 Năm 2017 0 0 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 Doanh số% tăng/giảm 10 6,468 23. 7,961
Bảng 2.9. Doanh số chuyển tiền đến BIDV Chi nhánh Vũng Tàu Côn Đảo
(ĐVT: ngàn US
Năm
Chuyển tiền đến
Doanh số Tăng giảm
USD %
Năm 2017 6,468 - 100
Năm 2018 7,961 1,493 23.1
Năm 2019 9,869 1,908 5.5
(Nguồn: Ph ng Quản lý nội bộ I V Chi nhánh V ng Tàu Côn Đảo, 2020
Kết quả từ bảng 2.9 cho thấy, phương thức chuyền tiền đến có biến động mạnh so với chuyển tiền đi, doanh số chuyển tiền đến tăng đều qua từng năm, năm 2018 tăng 23.1% tương ứng với 1.493 ngàn USD so với cùng kỳ và năm 2019 tăng ở mức 5.5% so với cùng kỳ năm trước và tăng cao nếu so với 2017. Điều này chứng tỏ rằng chính sách thu hút ngoại tệ của chi nhánh có hiệu quả. Với kết qủa trên cũng cho cho thấy, khách hàng sử dụng phổ biến nhất là phương thức chuyển tiền, do phương thức này đơn giản tiện lợi và chi phí thấp, đồng thời giúp cho khách hàng XNK có thêm thời gian để đàm phán, tìm hiểu đối tác từ đó sẽ giảm rủi ro như TDCT hoặc nhờ thu.
Hình 2.7: Biểu đồ doanh số tăng trƣởng chuyền tiền đi
3.3.2.3. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
Trong tất cả các phương thức TTQT hiện nay thì TDCT được xem là đảm bảo an toàn nhất cho cả bên mua và bán. Đối với người mua, TDCT đảm bảo cho họ là hàng hoá đã được giao mới phải thanh toán. Đối với người bán, TDCT đảm bảo họ sẽ được thanh toán đầy đủ tiền hàng miễn là họ xuất trình tới ngân hàng phát hành bộ chứng từ phù hợp với điều kiện và điều khoản của TDCT. Và ngay từ khi Phòng kinh doanh ngoại hối được thành lập tại BIDV Chi nhánh Vũng Tàu Côn Đảo thì TDCT được xem là dịch vụ tiên phong, khi giới thiệu cho khách hàng.
Quy trình nghiệp vụ phƣơng thức thanh toán thƣ tín dụng xuất khẩu:
Bƣớc 1: Tiếp nhận và kiểm tra thƣ tín dụng: Tất cả các L/C, sửa đổi L/C trước khi chuyển tới chi nhánh đều được Sở giao dịch BIDV kiểm tra, xác thực đúng mã, mẫu điện quy định (nếu bằng điện SWIFT) hoặc xác định được đúng mẫu chữ ký, đúng người có thẩm quyền ký (nếu bằng thư). Nếu bức điện bị chập hoặc bị lỗi thư bị mờ, rách, Sở giao dịch phải thông báo cho ngân hàng gửi để yêu cầu chuyển phát lại trước khi giao cho chi nhánh. Khi chi nhánh nhận được L/C (sửa đổi L/C) sẽ kiểm tra tên, địa chỉ của người thụ hưởng, các chỉ dẫn của ngân hàng phát hành loại L/C để lựa chọn hình thức thông báo phù hợp. Tiếp đến là lập số tham chiếu vào sổ, nhập dữ liệu vào máy tính để theo dõi thông báo L/C.
Bƣớc 2: Thông báo và thu phí thông báo L/C: Khi hoàn tất công tác kiểm tra, kiểm soát Cán bộ nghiệp vụ lập thông báo gửi tới khách hàng và đồng thời hạch toán thu phí thông báo L/C (sửa đổi L/C).
- Nợ: TK 1102 (TK tiền gửi của khách hàng) Có: TK 711 (thu phí dịch vụ)
Song song việc thông báo L/C (sửa đổi L/C) cho người thụ hưởng, BIDV Chi nhánh Vũng Tàu Côn Đảo còn tư vấn các điều khoản của thư tín dụng cho khách hàng nhằm năng cao uy tín và thu hút khách hàng.
Bƣớc 3: Tiếp nhận và kiểm tra bộ chứng từ xuất khẩu: Danh mục các chứng từ cần kiểm tra gồm có:
- Thư thông báo L/C, sửa đổi L/C (nếu có) - L/C gốc và sửa đổi L/C (nếu có)
- Bộ chứng từ kèm theo.
Cán bộ nghiệp vụ sẽ kiểm tra tính hợp lệ của nội dung, số lượng chứng từ so với các điều khoản qui định trong L/C và sửa đổi L/C, sự phù hợp giữa các chứng từ với nhau và ghi ý kiến của mình trên phiếu kiểm tra chứng từ. Trường hợp sai sót, thông báo ngay cho khách hàng để điều chỉnh hoặc lập văn bản bảo lưu lỗi.
Trường hợp, khách hàng yêu cầu chiết khấu bộ chứng từ ngân hàng xem xét các yếu tố liên quan như: L/C có được xác nhận hay không và bộ chứng từ có hợp lệ chưa cũng như uy tín của ngân hàng phát hành đòng thời xét uy tín của khách hàng và mặt hàng xuất khẩu trong L/C.
Bƣớc 4: Lập thƣ gửi chứng từ đòi tiền: Khi kiểm tra bộ chứng từ Cán bộ nghiệp vụ lập thư đòi tiền ngân hàng phát hành, ngân hàng trả hay bên thứ ba khác.
Bƣớc 5: Theo dõi tiền về, tra soát và thanh toán cho ngƣời thụ hƣởng: Khi nhận được báo có của ngân hàng phát hành, ngân hàng hoàn trả hay bên thứ ba khác, chi nhánh sẽ tiến hành chi trả tiền cho người bán và thu phí.
Biểu đồ doanh số thanh toán thư tín dụng xuất khẩu
Năm 2019 12.6
21,647 Năm 2018 13.8
19,231 % tăng/giảmDoanh thu Năm 2017 100
16,892 0 5,00010,00015,00020,00025,000
Bảng 2.10. Doanh số thanh toán xuất khẩu tín dụng chứng từ
(ĐVT: ngàn US Năm Doanh L C xuất khẩu Tăng giảm USD % Năm 2017 16,892 - 100 Năm 2018 19,231 2,339 13.8 Năm 2019 21,647 2,416 12.6
(Nguồn: Ph ng Quản lý nội bộ I V Chi nhánh V ng Tàu Côn Đảo, 2020
Qua bảng 2.10 cho thấy, doanh số L/C xuất khẩu tăng đáng kể qua từng năm, năm 2018 tăng 13.8% so với cùng kỳ và đến năm 2019 lại có xu hướng giảm nhẹ so với cùng kỳ nhưng vẫn tăng đáng kể so với năm 2017. Kết quả này đóng góp nhiều vào doanh thu của hoạt động TTQT.
Hình 2.8: Biểu đồ doanh số tăng trƣởng chuyền tiền đi
(Nguồn: Ph ng Quản lý nội bộ I V Chi nhánh V ng Tàu Côn Đảo, 2020
Quy trình nghiệp vụ phƣơng thức thanh toán thƣ tín dụng nhập khẩu:
Bƣớc 1: Phát hành thƣ tín dụng: Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ khi có yêu cầu của khách hàng mở L/C, thanh toán viên Cán bộ nghiệp vụ sẽ yêu cầu
khách hàng xuất trình hồ sơ pháp lý và hồ sơ mở thư tín dụng. Nếu hồ sơ pháp lý đảm bảo, Cán bộ nghiệp vụ sẽ kiểm tra hồ sơ mở L/C.
Hồ sơ mở L/C gồm có:
- Đơn yêu cầu mở L/C (theo mẫu của BIDV).
- Hợp đồng nhập khẩu (bản sao có dấu sao y bản chính của khách hàng) - Văn bản pháp lý cho phép nhập khẩu của Bộ công thương hoặc các cơ quan quản lý chuyên ngành. Cụ thể: Cán bộ nghiệp vụ kiểm tra các điều khoản trong L/C có rõ ràng hay có mâu thuẫn không, thẩm định các điều kiện của thư tín dụng như: loại L/C, điều kiện trả tiền, phương thức giao hàng, loại hàng hoá nhập khẩu...
Bƣớc 2: Ký quĩ mở L/C: Phòng kinh doanh ngoại hối và phòng tín dụng cùng phối hợp, đề nghị mức ký quĩ hợp lý căn cứ vào uy tín của khách hàng và loại hàng hoá nhập khẩu. Sau đó, dựa trên nội dung thẩm định và ý kiến đề xuất của Phòng kinh doanh ngoại hối, Phòng tín dụng và Giám đốc chi nhánh là người ký duyệt tờ trình mở L/C và các chứng từ kèm theo.
Bƣớc 3: Phát hành L/C: Khi hồ sơ xin mở L/C được duyệt và nhận tiền ký quĩ của khách hàng, chi nhánh hạch toán:
- Nợ: TK TGKH (hoặc TM)
- Có: TK 427201 (tiền ký qũy để mở L/C), hạch toán thu phí liên quan - Nợ: TK TGNT của KH
- Có: TK 711009 (thu phí dịch vụ) Có: TK 711036 (thu điện phí)
- Có: TK 453101 (thuế VAT phải nộp) Đồng thời, hạch toán ngoại bảng - Nợ: TK 925102
- Có: TK 925101
Sau đó, thanh toán viên sẽ thực hiện mở L/C theo mẫu điện SWIFT MT700/MT701 rồi chuyển thư tín dụng tới ngân hàng thông báo. Trong nội