Tăng cường nâng cao hoạt động xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu 1282_234334 (Trang 106)

8. Cấu trúc của luận văn

3.1.4.1. Tăng cường nâng cao hoạt động xuất nhập khẩu

- Đối với hoạt động xuất khẩu: Hoạt động xuất khẩu có ý nghĩa lớn đối với nền kinh tế nước ta hiện nay, xuất khẩu nhiều không những khẳng định chất lượng mẫu mã hàng hoá của nước ta trên thế giới mà còn đem lại nguồn thu ngoại tệ về làm giảm thâm hụt cán cân thương mại. Trên địa bàn trú đóng của chi nhánh có nhiều khách hàng xuất khẩu với đủ loại hàng hoá. Muốn tăng doanh số xuất khẩu chi nhánh nên tập trung tư vấn tình hình tài chính cho các khách hàng này và đồng thời tháo gỡ khó khăn về vốn một cách hợp lý để họ có thể đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu, áp dụng các hình thức tài trợ xuất khẩu phù hợp với khách hàng.

- Đối với hoạt động nhập khẩu: Tuy nước ta vẫn từng bước cải thiện cán cân thương mại, tăng xuất khẩu, giảm nhập khẩu nhưng trong bối cảnh hiện nay, nền kinh tế nước ta vẫn đang có nhiều khó khăn, tụt hậu so với thế giới, chính vì thế, cần phải tận dụng, tranh thủ những thành tựu của các nước tiên tiến. Muốn thực hiện được việc này chi nhánh cần khuyến khích các khách hàng nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ cho ngành sản xuất tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt. Cụ thể: tài trợ cho các khách hàng này dưới hình thức cho vay để mua máy móc thiết bị, tài trợ dưới hình thức phát hành L/C…

Qua đó, này sẽ thu hút được thêm khách hàng TTQT, đồng thời các hoạt động này là biện pháp tốt trong việc cải thiện cán cân thương mại và giúp ngân hàng tháo gỡ được khó khăn, tăng lượng ngoại tệ phục vụ cho hoạt động TTQT.

3.1.4.2. Tăng cường tiếp thị sản phẩm dịch vụ TTQT

Để có đứng vững và mở rộng hoạt động TTQT trên địa bàn, cần phải tăng cường thực hiện tốt công tác tiếp thị quảng bá sản phẩm.

Xây dựng chính sách tiếp thị, quảng bá sản phẩm TTQT trên các phương tiện thông tin đại chúng như: báo đài, báo hình, mạng xã hội, các hoạt động tài trợ, an sinh xã hội... giới thiệu về ngân hàng và đưa các sản phẩm đến gần khách hàng một cách nhanh chóng nhằm thu hút khách hàng tham gia thanh toán, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.

Tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị khách hàng nhằm giới thiệu sản phẩm dịch vụ TTQT và những tiện ích khi sử dụng, chỉ ra điểm khác biệt trong dịch vụ TTQT của chi nhánh so với các ngân hàng khác. Đồng thời, cán bộ nhân viên nghiệp vụ xuống tận nơi các tổ chức, doanh nghiệp giới thiệu về sản phẩm.

Xây dựng biểu phí cho một gói sản phẩm phù hợp với thị trường và đảm bảo tính cạnh tranh.

Tăng cường tư vấn hỗ trợ khách hàng vì đa phần khách hàng XNK còn non trẻ thiếu kinh ngiệm thương lượng, ký kết hợp đồng ngoại thương nên thường dẫn đến phát sinh tranh chấp và kinh doanh kém hiệu quả. Vì vậy, việc tư vấn hỗ trợ khách hàng là rất quan trọng, không chỉ giúp cho khách hàng giảm rủi ro, tranh chấp và kinh doanh hiệu quả mà còn giúp ngân hàng tạo được niềm tin, gia tăng uy tín, từ đó sẽ thu hút được nhiều khách hàng.

3.2. Kết luận và kiến nghị3.2.1. Kết luận 3.2.1. Kết luận

Nghiên cứu đã tìm hiểu và tiếp cận những lý luận cơ bản về mở rộng hoạt động TTQT, nghiên cứu kinh nghiệm mở rộng phát triển hoạt động TTQT của các NHTM trong và ngoài nước, luận văn đi sâu phân tích thực trạng hoạt động TTQTcủa BIDV Chi Nhánh Vũng Tàu Côn Đảo.

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã kết hợp giữa lý luận và phân tích thực trạng trong giai đoạn 2017-2019 để rút ra những kết quả đạt được cũng như

những điểm hạn chế trong hoạt động TTQT. Kết quả phân tích cho thấy, trong hoạt động TTQT của ngân hàng thì phương thức L/C được khách hàng sử dụng nhiều nhất. Dựa trên kết quả phân tích kết hợp với định hướng phát triển của ngân hàng, luận văn đã đề xuất một số biện pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả mở rộng hoạt động TTQT. Khi giải pháp nêu trên được triển khai đồng bộ và theo một lộ trình hợp lý sẽ góp phần đưa hoạt động TTQT của BIDV chi Nhánh Vũng Tàu Côn Đảo ngày càng được mở rộng và phát triển, hoạt động kinh doanh của BIDV chi Nhánh Vũng Tàu Côn Đảo sẽ ngày càng phát triển bền vững trong nền kinh tế hội nhập.

3.2.2. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam

Phát huy hơn nữa vai trò của Hiệp hội ngân hàng trong việc tập hợp, liên kết các NHTM để tăng cường hợp tác, hỗ trợ nhau trong hoạt động kinh doanh, đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các NHTM.

Làm cầu nối giữa các NHTM hội viên và các cơ quan quản lý Nhà nước nhằm ổn định và phát triển lành mạnh, hiệu quả, an toàn và bền vững của hệ thống NHTM trong điều kiện hội nhập quốc tế, qua đó góp phần thực thi chính sách tiền tệ quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.

Tổ chức cho các tổ chức tín dụng quán triệt các văn bản pháp quy mới được ban hành để thực hiện đúng quy định. Tạo điều kiện cho các NHTM tiếp cận với kỹ năng phát triển nghiệp vụ của các ngân hàng trên thế giới. Tập hợp ý kiến phản ánh của các tổ chức tín dụng về những khó khăn vướng mắc trong hoạt động kinh doanh phát triển dịch vụ NHBB và NHBL để kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét tháo gỡ.

Thường xuyên mở các lớp đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ như; bồi dưỡng kiến thức về luật, nghiệp vụ tín dụng và nghiệp vụ TTQT cho Cán bộ nhân viên ngân hàng trên toàn hệ thống.

3.2.3. Kiến nghị với ngân hàng Nhà nƣớc

NHNN cần tạo ra và hoàn thiện khung pháp lý hoàn chỉnh bằng cách ban hành các văn bản quy phạm, các thể chế, hướng dẫn, quy định nhằm tạo ra một môi trường pháp lý ổn định, thuận lợi cho các dịch vụ tài chính tạo điều kiện cho chất lượng dịch vụ ngân hàng được nâng cao.

Cần rà soát và chỉnh sửa những bất cập, tồn tại trong các qui định hiện hành về quản lý ngoại hối đồng thời ổn định được tỉ giá, lãi suất, hạn chế lạm phát và có nguồn dự trữ ngoại tệ lớn để các NHTM thực hiện dịch vụ thanh toán XNK có thể mua chúng một cách dễ dàng, giải quyết kịp thời nhu cầu ngoại tệ dành cho thanh toán với nước ngoài.

Các biện pháp cải cách hành chính và thông tin công khai, minh bạch, rõ ràng sẽ tạo được những hình ảnh và uy tín đối với hệ thống ngân hàng quốc dân nói chung và hình ảnh của các ngân hàng nói riêng trong đó có BIDV Chi Nhánh Vũng Tàu Côn Đảo.

Công tác tuyên truyền và dự báo những thay đổi trong nền kinh tế thị trường của NHNN sẽ giúp ngân hàng và khách hàng thực hiện các hoạt động dịch vụ ngân hàng phù hợp, ổn định và chất lượng tốt.

Tăng cường công tác thanh tra giám sát hoạt động ngân hàng nhằm đảm bảo sự an toàn cho hoạt động ngân hàng. Mục tiêu của giám sát không chỉ để ngăn chặn khủng hoảng tài chính mà còn đảm bảo sự ổn định bền vững của nền tài chính do vậy giám sát ngân hàng cần phải xây dựng được những chỉ tiêu cốt lõi dựa trên cơ sở phân tích một cách sâu sắc các điểm yếu dễ bị tác động trong toàn bộ hoạt động của hệ thống ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Nghiên cứu hệ thống hóa cơ sở lý luận, lược khảo các nghiên cứu liên quan, tham khảo kinh nghiệm của một số ngân hàng nước ngoài và trong nước trong việc phát triển mở rộng dịch vụ và rút ra bài học kinh nghiệm cho nghiên cứu. Chương 2 thông qua các nội dung tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá về mở rộng hoạt động TTQT, tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng tại BIDV chi nhánh Vũng Tàu Côn Đảo và chỉ ra những thành công và những mặt còn hạn chế. Trên cơ sở đó, chương 3 tác giả đưa ra định hướng chiến lược mở rộng hoạt động TTQT và đề xuất một số các giải pháp, giúp cho các nhà quả trị ngân hàng tham khảo và làm cơ sở đưa ra các biện pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng. Bên cạnh đó, tác giả có một số kiến nghị với NHNN và ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Năm 2020, dự báo là một năm đầy khó khăn, do dịch COVID-19 có nguồn gốc từ Trung Quốc, lây lan không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới do đó, sự tăng trưởng của cán cân thương mại chịu ảnh hưởng là rất lớn, trong đó đối với ngành ngân hàng các hoạt động XNK,và các hoạt động khác có tính quốc tế bị trì trệ trong việc phát triển. Dù vậy, BIDV chi nhánh Vũng Tàu Côn Đảo hy vọng tiếp tục phát huy thế mạnh của mình, khắc phục những hạn chế để đạt được mục tiêu đề ra trong giai đoạn tới.

i

Tiếng Việt:

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đinh Xuân Trình (1996) Giáo trình thanh toán quốc tế trong ngoại thương, Nhà xuất bản Giáo dục, Đại học ngoại thương Hà Nội.

2. Hà Thị Minh Châu (2014), Mở rộng dịch vụ Thanh toán Quốc tế tại ngân

hàng Thương mại Cổ phần Á Châu, Luận Văn Thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng.

3. Lê Thị Minh Hà (2014), Phát triển dịch vụ Thanh toán quốc tế tại Ngân

hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam-chi nhánh Đà Nẵng. Luận Văn Thạc sĩ, Đại học Đà

Nẵng.

4. Lê Thị Bảo Thoa (2013), Mở rộng dịch vụ Thanh toán Quốc Tế tại ngân

hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam – Chi Nhánh Hải Châu,

Luận Văn Thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng.

5. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Vũng Tàu Côn Đảo (2020), Báo cáo hoạt động thường niên năm 2019, Thành phố Vũng Tàu.

6. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Vũng Tàu Côn Đảo (2019), Báo cáo hoạt động thường niên năm 2018, Thành phố Vũng Tàu.

7. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Vũng Tàu Côn Đảo (2018), Báo cáo hoạt động thường niên năm 2017, Thành phố Vũng Tàu.

8. Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam Chi Nhánh Chi nhánh Vũng Tàu Côn Đảo (2015), Quy trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại.

9. Nguyễn Văn Tiến và Nguyễn Thị Hồng Hải (2016), Giáo trình Thanh

toán quốc tế và tài trợ ngoại thương, Nhà xuất bản Lao động.

10. Nguyễn Thị Hồng Yến, Nguyễn Chí Dũng (2017), “Một số kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng”. Tạp chí Tài chính, số 3.

11. Nguyễn Như Ngọc (2012), Giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán quốc

tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ

Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

12. Philip Kotler (2000), Thấu hiểu tiếp thị từ A đến Z. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Lê Hoàng Anh (2011), Nhà xuất bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

13. Trầm Thị Xuân Hương (2010), Giáo trình Thanh toán quốc tế, Nhà xuất bản Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.

14. Trần Hoàng Ngân, Nguyễn Minh Kiều (2010), Giáo trình Thanh toán

quốc tế, Nhà xuất bản Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.

15. Trần Thị Anh (2015), Đánh giá hoạt động thanh toán quốc tế tại các

ngân hàng thương mại Việt Nam: trường hợp ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Truờng Đại học Kinh tế Hà Nội.

16. Trần Nguyễn Hợp Châu (2012), “Nâng cao năng lực thanh toán quốc tế của các Ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và đào tạo Ngân

hàng, số 122-7, trang 520.

Tiếng Anh:

17. Citi bank, Annual report 2008, Page 127.

18. Hong Kong and Shanghai Banking Corporation, Annual report 2008,

Page.

19. Incoterms 2010

20. Phòng thương mại quốc tế- ICC.

21. Incoterms 2000 (International Commercial Terms- Điều kiện TMQT) 22. ISBP 681 (International Standard Banking Practice No. 681)

No. 600)

24. URC 522 (The Uniform Rules for Collections No. 522)

Website:

25. www.cafef.vn 26. www.bidv.com.vn 27. www.vneconomy.vn

Một phần của tài liệu 1282_234334 (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w